Các bạn chọn cá, tôm hay chọn gang, thép?
Cập nhật lúc 16:31
Có lẽ lúc ấy,
người dân cũng chỉ biết khóc mỗi khi nhìn ra biển, mỗi khi nhìn thấy một
Formosa sừng sững.
Trả lời kênh truyền hình VTC 14 sáng nay,
25/4, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH gang thép Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho rằng: “Được cái nọ thì phải mất cái kia”.
Ông giám đốc đối ngoại cũng không ngần ngại, nói thẳng toẹt ra rằng: “Nhiều khi không được cả hai thì phải lựa chọn. Muốn bắt cá tôm hay muốn xây một nhà máy thép hiện đại?”. Ý kiến của ông Phàm là bài toán hay chính là một lời thách thức bởi: “Người dân ở đây cũng như nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường”. Và ông còn khẳng định chắc chắn: “Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”.
Vậy là đã rõ, dù Formosa chưa
có lời thú nhận rằng việc súc xả đường ống bằng hóa chất độc hại là nguyên
nhân gây tôm cá đồng loạt ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Dù các cơ quan chức năng đang cố tìm nguyên nhân độc tố gây tình trạng cá, tôm chết trắng bãi biển. Thậm chí, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: “Trong trường hợp cần thiết thì có thể phải thuê chuyên gia nước ngoài tìm nguyên nhân cá tôm đồng loạt chết”.
Như vậy, lời phát biểu của Giám đốc Chu
Xuân Phàm được hiểu như lời “tự thú” gián tiếp rằng, nguyên nhân cá chết là
do Formosa.
Rõ ràng, Formosa đã đặt người dân ven biển Bắc Trung Bộ lâm vào cảnh phải chấp nhận thiệt thòi, phải hy sinh cuộc sống bám biển để hi sinh, để đổi lấy một nhà máy gang thép hiện đại. Mỗi khi Formosa súc xả đường ống…thì cứ việc ngồi chờ đến khi hóa chất độc hại loãng dần vào đại dương thì mới giong buồm ra khơi mà đánh bắt. Khi lập dự án xây dựng nhà máy gang thép, Formosa có đặt ra điều kiện này với Bộ Tài nguyên- Môi trường, với tỉnh Hà Tĩnh?
Để giờ đây, khi nhà máy
đã xây dựng xong thì Formosa mới lật ngửa bài “đánh đổi” giữa sự tồn tại của
nhà máy gang thép và cuộc sống của người dân các tỉnh miền Trung, ngành du
lịch của các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do Formosa xả thải.
Nhiều người băn khoăn rằng: Vì sao đợt súc
xả đường ống lần này thì vùng biển từ Vũng Áng tới Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên- Huế bị ảnh hưởng mà không phải là các địa phương từ Vũng Áng đổ
ra phía Bắc?
Thật dễ hiểu bởi vì phù hợp với dòng chảy hải lưu theo bản đồ của Viện Khoa học thủy lợi rằng: Một năm có hai mùa để dòng chảy hải lưu thay đổi. Vào tháng 2 thì dòng hải lưu chảy theo hướng Bắc- Nam và đến tháng 8 thì dòng hải lưu đổi chiều theo hướng Nam- Bắc. Như vậy có nghĩa là, nếu Formosa súc xả đường ống vào cuối năm thì các địa phương như Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình…lãnh đủ chuyện “đừng có mà mơ ra khơi”. Người dân ven biển dọc miền Trung ngồi ngắm nhìn một Formosa hoành tráng, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 28 tỷ đô la Mỹ. Dự án có tổng quỹ đất và mặt nước lên tới 3.300 ha, được cấp phép hoạt động tới 70 năm. Hà Tĩnh đang tự hào vì khu kinh tế Vũng Áng sẽ đem lại tiềm năng kinh tế, ngành gang thép hiện đại.
Với lời cam kết ban đầu là sẽ áp dụng ngặt
nghèo về xả thải, nên Bộ Tài nguyên- Môi trường mới cấp phép cho đường ống xả thải nằm
tít dưới lòng biển, sâu 17 m so với mặt nước biển.
Họ hứa, họ cam kết là chuyện của hứa với cam kết. Quan trọng là họ có làm theo lời đã hứa, đã cam kết? Ngay chính Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Võ Tuấn Nhân cũng trăn trở: “Họ xả cái gì, xả như thế nào”?. Nếu Formosa đồng loạt hoạt động thì biển vùng Bắc Trung Bộ có còn như ngày xưa? Có lẽ lúc ấy, người dân cũng chỉ biết khóc mỗi khi nhìn ra biển, mỗi khi nhìn thấy một Formosa sừng sững.
(Theo
Giáo dục VN) Việt
Hoài
Hà
Tĩnh đã quá ưu ái nên đến nay ông giám đốc mới ngông nghênh phát biểu như thế
này. Đây là cái nhục quốc thể. Ông này làm như sang đây bố thí thép cho VN
chứ không phải đi kinh doanh như các DN khác! Cơ quan chức năng nên xem xét đóng cửa nhà máy thép nếu muốn giữ biển.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét