Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Formosa, bài học Vedan hãy còn nóng hổi!
Cập nhật lúc 16:11                 
Phía sau con cá, con tôm là số phận của biết bao con người. Nói như lời của người đại diện Formosa nghĩa là đã chọn nhà máy rồi thì phải chấp nhận đánh đổi hi sinh số phận của con người.
Qua tìm hiểu được biết, Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng - Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư. Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).
Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, tuy nhiên cách đây chỉ 3 hôm, 23/4 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ những tham vọng của con người đã gây ra từ sự phát triển công nghiệp.
Thế mà trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 25/4 để giải trình việc Formosa xả thải ra môi trường khiến các chết hàng loạt dạt vào dọc bờ biển các tỉnh miền Trung, ông Chu Xuân Phàm – đại diện Formosa đã có những phát biểu gây sốc:
"Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”, ông Chu Xuân Phàm nói.
Phía sau con cá, con tôm là số phận của biết bao con người. Nói như lời của người đại diện Formosa nghĩa là đã chọn nhà máy rồi thì phải chấp nhận đánh đổi hi sinh số phận của con người.
Đây là một kiểu trả lời vô trách nhiệm của kẻ xã hội đen, chứ không phải của một tập đoàn kinh tế làm ăn có trách nhiệm. Nhà đầu tư công nghiệp luôn trốn trách nhiệm môi trường, vì xử lý môi trường rất tốn kém.
formosa bai hoc vedan hay con nong hoi 
Ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Formosa, Hà Tĩnh và phát ngôn gây sốc
Một điều đáng phải nói nữa đó là việc, khi môi trường đã biến đổi vĩnh viễn tại vùng biển miền Trung thì cũng có nghĩa là Việt Nam phải chấp nhận sự mất mát trong cuộc sống của nhiều thế hệ nữa.
Formosa nên nhớ là chúng ta đang ở thể kỷ XXI, sinh mệnh của con người không thể được cân đong đo đếm bằng đồng tiền như thời Trung cổ.
Hơn thế nữa trên thế giới này, có biết bao doanh nghiệp làm ăn một cách đường hoàng chân chính, họ sẽ biết cách kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đấy chính là những doanh nghiệp mà chúng ta sẽ lựa chọn.
Chẳng ở đâu có cái kiểu lựa chọn quái dị hoặc nhận tiền, hoặc chết như ông Phàm nói.
Dường như Formasa đặt ra vấn đề “hoặc chọn nhà máy thép” hoặc “chọn đánh bắt cá tôm”, là biểu hiện của sự thách thức, thách đố chính quyền và người dân Việt Nam vậy. Điều này còn chứng tỏ một điều rằng doanh nghiệp không xem trọng môi trường, môi sinh, cũng như không trọng thị pháp luật tại Việt Nam – nơiFormasa lựa chọn đầu tư.
Về luật, ngay cả một phòng khám tư nhân cũng phải thành lập hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn quốc gia, sau khi đã nộp dự án thiết kế xây dựng và được sở y tế, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cho phép thực hiện, nhằm nước sinh hoạt, và nước thải y tế phải được xử lý sạch trước khi hòa vào hệ thống cống xả nước chung của đô thị.
Đường ống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung phải nổi lên trên mặt đất, mặt sông, mặt biển để kiểm tra, không được đặt chìm dưới đất, mặt sông, mặt biển.
Không lý do gì, một khu công nghiệp lớn như Formosa mà không có hệ thống xử lý chất thải trước khi xả rác, nước bẩn ra môi trường.
Hơn 5 năm trước nhà máy bột ngọt Vedan đã từng làm chết sông Thị Vải ở Đồng Nai, nhưng mức độ nghiêm trọng không thể so sánh với tập đoàn Formosa hiện nay.
Sau 12.000 lá đơn khiếu kiện bồi thường của dân, Vedan đã quy hàng bồi thường thiệt hại 220 tỷ đồng cho nông dân.
Vậy còn Formosa thì sao?
Hồ sơ đen của Formosa:
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
(Theo Năng lượng Mới)

 Tú Cẩm

Lãnh đạo Formosa đang nhầm lẫn rất nghiêm trọng. Họ là người sang VN "kiếm ăn" chứ đâu phải sang làm từ thiện cho người VN. Họ đã ngang nhiên đặt lên bàn cân cho người VN lựa chon: Nhà máy thép – cỗ máy làm tiền của họ, hay môi trường sống của người dân Việt. Thiết nghĩ sự lựa chọn của hơn 90 triệu dân VN đã rõ, còn cơ quan chức năng, họ chọn gì?
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét