Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Xác định danh tính cô gái trẻ gây tai nạn thảm khốc tại Ái Mộ

Cập nhật lúc 18:08

Theo nguồn tin riêng của Đại Đoàn Kết, đến thời điểm 16h ngày 29/2, cơ quan Công an đã xác định danh tính cô gái trẻ (25 tuổi) là người gây ra tai nạn kinh hoàng khiến 3 người thiệt mạng và đang vận động người này ra trình diện.

Hiện trường vụ tai nạn.
Vào khoảng 7h30 sáng nay (29/2), tại khu vực phường Bồ Đề, quận Long Biên đã xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn đặc biệt nghiêm trọng đã khiến 2 người tử vong tại chỗ và một bé gái tử vong trên đường đi cấp cứu. Theo đó, chiếc xe ô tô Camry mang BKS 29A - 86623 phóng với tốc độ nhanh và đâm vào liên tiếp 3 xe máy đang lưu thông ngược chiều. Sau đó, chiếc xe đâm thẳng vào trước cửa số nhà 35 phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Công an quận Long Biên đã có kết quả xác minh danh tính nạn nhân vụ tai nạn thảm khốc trên, là bà Nguyễn Thị Trúc (47 tuổi, trú tại 58 phố Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội), ông Trần Việt Tiến (64 tuổi, trú ổ 7 phường Bồ Đề) và cháu Trần Gia Hân (6 tuổi, cháu ông Tiến). Chủ xe Camry xác định tên là Sơn nhưng phía Công an quận Long Biên chưa công bố cụ thể.
Tuy nhiên, theo nhân chứng có mặt tại hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra, người điều khiển phương tiện là một phụ nữ. Khi xảy ra tai nạn, trong xe có 2 người đi ra, phụ nữ bên ghế điều khiển và người đàn ông bên ghế phụ. Chiếc xe Camry cắm đầu vào cổng nhà số 35 Ái Mộ, hư hỏng nặng phần đầu. Ba chiếc xe máy nát vụn, nằm ngổn ngang trên vỉa hè từ nhà số 29 đến nhà số 33.
Trước đó, một số báo chí dẫn nguồn từ cơ quan Công an quận Long Biên cho hay, tài xế xe Camry gây tai nạn khiến 3 người thiệt mạng sáng 29/2 ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội được xác định là nam giới, 39 tuổi, làm nghề bảo vệ và rửa xe ô tô. Anh này đã đến cơ quan điều tra đầu thú vào 13h40 cùng ngày.

Người tự nhận là tài xế.
Người được cho là tài xế khai: "Khi tôi đi đến đoạn cua rẽ phải để lên đường Ái Mộ thì tôi mở cua rộng quá sang bên trái đường. Lúc đó, tôi mất bình tĩnh và không xử lý được nên đã đâm vào bên trái đường và gây ra tai nạn”.
Danh tính người này được làm rõ là: Nguyễn Quang Vinh (39 tuổi, HKTT tại tổ 15, phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội), hiện đang ở số 62 phố Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên.
Theo hồ sơ ban đầu, anh Vinh khai làm nghề rửa xe ô tô, xe máy.
Theo khai nhận của anh Vinh, hơn 7h ngày 29/2, có khách đến cửa hàng của gia đình anh rửa xe Camry 29A - 866.23. Khách để lại chìa khóa cắm ở ổ. “Tôi lên xe cùng một đứa cháu và mở đĩa nghe nhạc. Sau đó, tôi thấy trên đồng hồ có tín hiệu đèn đỏ nhấp nháy, tôi nổ máy lái xe chạy đến gara ô tô gần nhà để xem lý do. Khi tôi đi đến đoạn cua rẽ phải để lên đường Ái Mộ thì tôi mở cua rộng quá sang bên trái đường. Lúc đó, tôi mất bình tĩnh và không xử lý được nên đã đâm vào bên trái đường và gây ra tai nạn” – người này khai.
“Sau đó vì tinh thần hoảng loạn và lo sợ, tôi đã mở cửa xe và bỏ chạy. Sau đó, tôi đã đến Công an quận Long Biên để đầu thú và trình bày sự việc với cơ quan công an. Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật” – người đàn ông tự nhận là lái xe này khai.
Tuy nhiên, những thông tin về "anh rửa xe" này đã bị cộng đồng mạng bóc mẽ. Theo đó, nhiều FBer đưa ảnh người đàn ông (rất giống người tự xưng rửa xe và lái xe gây tai nạn) được Chủ tịch UBND quận Ba Đình tặng Giấy khen với tư cách cán bộ Chi cục Thuế quận Ba Đình.
"Anh rửa xe" này cũng có quan hệ khá thân thiết với một nam diễn viên.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng tiếp tục đặt câu hỏi, liệu "anh rửa xe" này có thực sự là người lái xe gây tai nạn thảm khốc kể trên? Tại sao với tư cách là người rửa xe, anh này lại sốt sắng đi sửa xe khi "khách hàng" chưa có ý kiến?.
Và cho đến cuối giờ chiều, thân phận đóng thế của anh cán bộ Thuế đã "lộ sáng". Cô gái bí ẩn là ai? Tại sao anh "cán bộ thuế" lại đóng thế cô gái kia? Ai đã mớm lời cho "người đóng thế" này?
(Theo Đại đoàn kết) Tuấn Việt - PV

Tài xế xe Camry tông chết 3 người là nam hay nữ?

Cập nhật lúc 17:24  


 Khai nhận ban đầu tại cơ quan công an, tài xế điều khiển chiếc xe Toyota Camry gây tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người tử vong sáng 29/2 cho biết, do anh đạp nhầm chân ga nên chiếc xe lao vọt lên, gây ra vụ tai nạn khủng khiếp.
 

Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 8h sáng nay, 29/2, chiếc ô tô Camry BKS 29A-866.23 lưu thông trên phố Ái Mộ (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đã bị mất lái, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người tử vong. Danh tính 3 nạn nhân được xác định gồm: bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, ở số nhà 58 phố Ái Mộ), ông Trần Việt Tiến (SN 1952, ở tổ 7 phường Bồ Đề) và cháu Trần Gia Hân (6 tuổi, học trường Tiểu học Ngọc Lâm). Ông Tiến đang chở cháu Hân đi học thì gặp nạn, còn bà Trúc đang đi bộ dọc đường.
 Hình ảnh nam thanh niên ngồi tại ghế lái chiếc xe gây tai nạn. (Ảnh cắt từ clip)
Hình ảnh nam thanh niên ngồi tại ghế lái chiếc xe gây tai nạn. (Ảnh cắt từ clip)
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, có nhiều thông tin khác nhau về người cầm lái chiếc xe Camry. Nhiều người dân cho rằng, chiếc xe trên do một cô gái trẻ điều khiển. Một số clip được phát tán trên mạng lại cho thấy hình ảnh một thanh niên ngồi tại ghế lái chiếc xe gây tai nạn, hai túi khí bung ra.
Chiều 29/2, trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Nguyễn Viết Chức - Phó trưởng Công an quận Long Biên - cho biết, tài xế điều khiển chiếc xe Toyota Camry BKS 29A-866.23 đã đến cơ quan công an trình diện.

Hình ảnh cắt từ camera an ninh của ngôi nhà bên đường cho thấy chiếc xe Camry đã vượt ẩu với tốc độ cao trước khi gây tai nạn kinh hoàng.
 
Hình ảnh cắt từ camera an ninh của ngôi nhà bên đường cho thấy chiếc xe Camry đã vượt ẩu với tốc độ cao trước khi gây tai nạn kinh hoàng.
Theo thông tin từ Phó trưởng Công an quận Long Biên, danh tính tài xế trên được xác định là Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, trú tại số 43, tổ 15, phường Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội). Bước đầu, tài xế Vinh khai nhận, do anh đạp nhầm chân ga, chiếc xe Camry đã vọt lên, gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng trên.
 Người được cho là bước ra từ ghế lái chiếc xe gây tai nạn. (Ảnh cắt từ clip)
Người được cho là bước ra từ ghế lái chiếc xe gây tai nạn. (Ảnh cắt từ clip)
Về thông tin cô gái trẻ tuổi là người cầm lái chiếc xe gây tai nạn, Thượng tá Chức cho hay, sau khi vụ tai nạn xảy ra, cảnh sát đã khám nghiệm hiện trường, thu thập lời khai các nhân chứng để làm rõ. Ngoài ra, cơ quan công an cũng thu giữ các đoạn băng ghi lại thời điểm xảy ra tai nạn từ các camera giám sát của các nhà dân xung quanh. Qua đó, cơ quan công an đã làm rõ và vận động người điều khiển đến cơ quan công an trình diện.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
(Theo Dân trí) Tiến Nguyên

Thông tin chính thức vụ ô tô tông chết 3 người ở Long Biên - Hà Nội

Cập nhật lúc 17:12
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên, Hà Nội đã thông tin ban đầu về vụ ô tô tông chết 3 người ở phố Ái Mộ, phường Bồ Đề.
Chiều 29/2, Trung tá Ngô Quốc Chiến – Đội trưởng Đội Tổng hợp, Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết thông tin chính thức vụ tai nạn ở  phường Bồ Đề, quận Long Biên Hà Nội.
Theo đó, khoảng 7h30’ ngày 29/2, Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, trú tại tổ 15, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) mở cửa vào ô tô Camry BKS 29A – 866xx của khách khi chiếc xe được đưa đến cửa hàng của gia đình để rửa. Cùng vào xe với Vinh có cháu Phường Anh (SN 1991, trú cùng địa chỉ, cháu Phương Anh ngồi sau).
 thong tin chinh thuc vu o to tong chet 3 nguoi o long bien - ha noi hinh 0
Lấy lời khai của Vinh
Khi vào xe, Vinh thấy đèn báo của xe nhấp nha, tưởng xe có vấn đề hư hỏng nên quyết định lái xe đến một gara ô tô trên phố Ái Mộ để nhờ xem có hư hỏng gì không, dù lúc đó Vinh đã uống rượu và không có bằng lái xe.
Khi Vinh lái xe rẽ vào phố Ái Mộ, do lấy tay lái vào cua rộng nên xe lấn sang làn đường bên trái. Lúc đó do không biết lái xe và bị cuống, Vinh đã đạp nhầm phanh sang chân ga dẫn đến làm xe tăng tốc phóng nhanh, không kiểm soát được.
Ô tô do Vinh lái đã gây tại nạn cho ông Trần Viết Tiến (SN 1952, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên) điều khiển xe máy chở theo cháu ruột là Trần Gia Hân (2009) xe ô tô tiếp tục đâm vào bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, trú tại phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên) khi bà Trúc đang đi bộ ngược chiều. Sau đó ô tô đâm vào gốc cây trước số nhà 25, phường Ái Mộ, đuôi xe văng ra đường va chạm với xe ô tô BKS 30A-687xx do anh Đ.M.H (SN 1978, quê Phú Thọ) điều khiển.
Ngoài ra, ô tô trên còn đâm vào 2 chiếc xe máy do người dân để trên vỉa hè. Sau đó, Vinh xuống xe bỏ đi.
Hậu quả vụ tai nạn khiến ông Tiến và bà Trúc tử vong tại chỗ, cháu Trần Gia Hân tử vong trên đường đi cấp cứu. Xe ô tô 29A-866xx và 2 xe máy bị hư hỏng nặng, xe ô tô 30A- 687xx bị hư hỏng nhẹ.
Đến trưa cùng ngày, Vinh đã đến cơ quan điều tra trình diện. 
Về người phụ nữ được một số trang mạng cho rằng là tài xế gây tai nạn, Trung tá Chiến cho biết, người này không liên quan.
Hiện cơ quan điều tra Công an quận Long Biên đã phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân quận Long Biên, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm phương tiện và củng cố tài liệu để xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Việt Đức/VOV.VN

Lãi suất huy động VND 8%/năm không còn cá biệt

Cập nhật lúc 15:57
  
Một số ngân hàng đã cùng áp lãi suất huy động VND lên cao nhất 8%/năm, thậm chí cao hơn...
Lãi suất huy động VND 8%/năm không còn cá biệt 
Tại ngân hàng Phương Đông, mức lãi suất huy động VND cao nhất đã áp 8,1%/năm với tiết kiệm trực tuyến.

Như đề cập ở bản tin trước, lần đầu tiên trong hơn hai năm qua thị trường mới chứng kiến sự trở lại của lãi suất huy động VND với mức cao nhất lên đến 8%/năm.

Mức 8%/năm có tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), theo chương trình huy động kích thích nguồn tiền gửi dài hạn.

Cụ thể, với những khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, ở kỳ hạn 36 tháng, Eximbank áp tới 8%/năm.

Đó là chính sách huy động riêng, khoanh vùng khá hẹp về đối tượng tại Eximbank. Nhưng mức lãi suất huy động VND lên tới 8%/năm nói trên đã không còn là cá biệt trên thị trường.

Tại ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), biểu lãi suất huy động VND vừa niêm yết mới cũng đã xuất hiện mức 8%/năm. Để được hưởng mức lãi cao nhất này, khách gửi phải đáp ứng các điều kiện ngân hàng đưa ra.

Còn tại ngân hàng Phương Đông (OCB), mức lãi suất cao cũng đã áp phổ biến ở các kỳ hạn dài: kỳ hạn 13 và 21 tháng 7,7%/năm, kỳ hạn 24 tháng 7,8% và kỳ hạn 36 tháng lên tới 8%/năm.

Với riêng tại OCB, khách gửi tiền còn có thể nhận được mức cao nhất tới 8,1%/năm, theo chính sách ưu đãi cho sản phẩm gửi tiết kiệm trực tuyến.

Qua những diễn biến mới trên, lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài đã cao hơn nhiều so với các kỳ hạn ngắn, chênh lệch đã lên tới khoảng 2%/năm. Đây là yếu tố kích thích dịch chuyển cơ cấu tiền gửi, từ ngắn hạn sang dài hạn.

Nếu có sự dịch chuyển trên, các ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để chuẩn bị trước khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36, trong đó dự kiến giảm giới hạn các ngân hàng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống còn 40%.

Mặt khác, diễn biến lãi suất trên cũng có thể xem xét ở hướng chủ động của các nhà băng trong việc đón trước khả năng lạm phát sẽ tăng lên trong trung và dài hạn.

Trong các điều kiện để được hưởng những mức lãi suất trên, các ngân hàng quy định rất chặt về việc rút trước hạn.
(Theo VnEconomy) NHẬT NAM

 Bộ Công thương nói gì về vụ Liên Kết Việt lừa đảo hàng vạn người

Cập nhật lúc 15:30  
              
Liên quan đến việc Liên Kết Việt "lừa" 6 vạn người, Bộ Công Thương mới phát đi thông tin trả lời báo chí của ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh. Đây cũng được xem là lần đầu tiên lãnh đạo Bộ này lên tiếng về lùm xùm liên quan đến Liên Kết Việt.
Xử phạt hàng trăm triệu đồng đối với công ty Liên Kết Việt
Chiều 28/2, Bộ Công Thương mới phát đi thông tin trả lời báo chí của ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh - người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Đây cũng được xem là lần đầu tiên lãnh đạo Bộ này lên tiếng về lùm xùm liên quan đến Liên Kết Việt.
Về quá trình đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Liên Kết Việt, ông Mừng cho biết, công ty Liên Kết Việt được Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy chứng nhận thực hiện bán hàng đa cấp vào ngày 10/2/2014. Từ ngày 1/7/2014, việc đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được chuyển từ các Sở Công Thương về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho Công ty Liên Kết Việt ngày 22/12/2014.
 Bộ Công thương lên tiếng về vụ Liên Kết Việt lừa đảo hàng vạn người
Lê Xuân Giang (mặc quân phục giả mạo) - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt 
"Nghị định số 42 đã nâng cao các điều kiện đăng ký hoạt động so với trước đây để thanh lọc các doanh nghiệp yếu kèm. Tuy nhiên, Nghị định không giới hạn số lượng doanh nghiệp được đăng ký hoạt động, đồng thời cũng quy định rất rõ ràng, minh bạch các điều kiện để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký. Theo đó, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ các điều kiện đều được đăng ký hoạt động", ông Bạch Văn Mừng lý giải.
Theo ông Mừng, sau khi Công ty Liên Kết Việt được cấp đăng ký hoạt động, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành hậu kiểm hoạt động bán hàng đa cấp của công ty vào ngày 15/7/2015. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh đối với Công ty Liên Kết Việt. Căn cứ kết quả điều tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định xử phạt với số tiền 570 triệu đồng về các hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Cục Quản lý cạnh tranh đã chủ động thực hiện hậu kiểm Công ty Liên Kết Việt 7 tháng sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho công ty này và đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của công ty, với số tiền phạt rất lớn.
Đánh giá về công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc phát hiện, xử lý các sai phạm tại Công ty Liên kết Việt, ông Mừng cho biết, đầu tháng 11/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với C46 - Bộ Công an và Công an Quận Cầu Giấy kiểm tra hoạt động của Công ty Liên Kết Việt tại trụ sở Công ty và đã có nhiều buổi làm việc với đại diện Công ty tại trụ sở Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương và Bộ Công an để làm rõ các nội dung liên quan. Sau đó, Cục Quản lý cạnh tranh đã bàn giao hồ sơ kiểm tra Công ty Liên Kết Việt cho C46. Trong quá trình Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an điều tra vụ việc Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp cung cấp các tài liệu và phối hợp xác minh thêm thông tin liên quan đến Công ty Liên Kết Việt.
Trách nhiệm của Cục Quản lý Cạnh tranh ?
Căn cứ kết quả điều tra, xác minh ban đầu, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can đối với một số thành viên của Ban lãnh đạo Công ty Liên Kết Việt. Tháng 2/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số thành viên ban lãnh đạo Công ty Liên Kết Việt.
Ngày 19/2, Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố và tạm giam một số lãnh đạo và nhân viên Công ty Đa cấp Liên kết Việt để điều tra về những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong đó có ông Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế Bộ Quốc phòng, Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt).
 
Mô hình trả thưởng siêu lợi nhuận mà công ty Liên Kết Việt vẽ ra
Đặc biệt, từ tháng 6-/2014 đến tháng 7/2015, ban lãnh đạo Liên kết Việt đã phát triển hệ thống đa cấp với hơn 60.000 người tham gia, tổng số tiền thu trên 1.900 tỉ đồng.
Dư luận đặt câu hỏi suốt một thời gian dài như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) ở đâu khi để xảy ra hàng loạt sai phạm như trên.
PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, Cục Quản lý Cạnh tranh và Bộ Công Thương không thể chối bỏ những trách nhiệm liên đới trong quản lý nhà nước về những sai phạm xảy ra tại Cty Liên kết Việt. “Với các đơn vị bán hàng đa cấp, cơ quan quản lý phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Trong trường hợp này, cần làm rõ trách nhiệm của Cục Quản lý Cạnh tranh. Không thể nói, cơ quan quản lý không có trách nhiệm ở đây”, ông Long nói.
(Theo Pháp luật VN) Ngọc Bảo

Họa sĩ Lê Việt Hồng đạo tranh của họa sĩ Dương Bích Liên

Cập nhật lúc 15:06

Hơn một năm sau khi tác phẩm nổi tiếng của danh họa Dương Bích Liên được đăng trang bìa tạp chí Văn Nghệ Cà Mau với tên tác giả khác, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau tiến hành họp làm rõ vụ việc.

 Họa sĩ Lê Việt Hồng đạo tranh của họa sĩ Dương Bích Liên
Bức tranh Tuyết Mai của danh họa Dương Bích Liên (trái) và bức tranh trên trang bìa tạp chí Văn Nghệ Cà Mau
Theo một thành viên ban biên tập tạp chí Văn Nghệ Cà Mau, để tìm tác phẩm tranh, ảnh có chất lượng làm trang bìa cho số xuân Ất Mùi (2015), ban biên tập thông báo tuyển chọn tranh và cuối cùng chọn tác phẩm được gửi đi từ họa sĩ Lê Việt Hồng.
Gần một năm sau, sự việc vỡ lở khi một số họa sĩ phát hiện tác phẩm trên giống một cách đáng kinh ngạc bức tranh nổi tiếng Tuyết Mai của danh họa Dương Bích Liên.
Những người có trách nhiệm tại tạp chí Văn Nghệ Cà Mau cho biết sau khi tác phẩm được chọn, ban biên tập tạp chí liên lạc với họa sĩ Lê Việt Hồng để ông chỉnh sửa một số chi tiết theo đề nghị của ban tuyển chọn, ông Hồng đã sửa và gửi lại.
Ông cũng ký nhận nhuận bút (5 triệu đồng) cho tác phẩm được đăng.
Khi sự việc được phát hiện, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau mời ông Hồng đến để làm rõ vấn đề, nhưng ông Hồng không đến.
Ngày 24-2, lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tiếp tục mời ông Hồng đến làm việc nhưng ông Hồng cũng không đến.
Tiếp xúc với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Lê Việt Hồng thừa nhận ông có lấy tác phẩm trên từ một trang web của Tiền Giang nhưng... “không biết tác phẩm đó của ai”.
Khi được thông báo gửi tác phẩm để in bìa số xuân cho tạp chí Văn Nghệ Cà Mau, ông có kêu con ông tổng hợp gửi đi và con ông đã “gửi lầm” tác phẩm trên.
Tuy nhiên, khi đặt vấn đề lúc biết tác phẩm gửi đi được chọn, chính ông cũng chỉnh sửa và khi tác phẩm được đăng với tên ông là tác giả, vì sao ông không thú nhận tác phẩm đó không phải của mình?
Ông Hồng cho rằng vì đã nhờ người xin phép cháu của danh họa Dương Bích Liên nên nghĩ “chuyện chẳng có gì”.
“Với lại tôi gửi thì gửi, còn trách nhiệm của những người tuyển chọn nữa” - ông Hồng nói.
Trả lời Tuổi Trẻ, họa sĩ Lý Cao Tấn - phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau, chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau - cho biết sẽ sớm họp để 
giải quyết vụ việc.
(Theo Tuổi trẻ) TIẾN TRÌNH

Trung Quốc không dễ nuốt trôi Biển Đông

 Cập nhật lúc 15:00                

 Liên quan đến việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành các chuyến bay thử nghiệm ra các đảo họ tự bồi đắp; xây dựng hệ thống radar tại quần đảo Trường Sa... Việt Nam càng cần phải củng cố chứng cớ, kiên định trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Khi nói đến Biển Đông, mọi người Việt Nam đều không thể quên hai sự kiện lớn đó là năm 1974, được Mỹ bật đèn xanh Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm các đảo phía Tây quần  đảo Hoàng Sa hồi đó thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam cộng hòa; Đến năm 1988 lại cưỡng chiếm 6 bãi đá chìm và rặng san hô đang nằm dưới sự quản lý nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi người chúng ta đều biết, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ là liên quan đến lòng yêu nước của mỗi một dân tộc và nếu không giải quyết một cách công bằng thì sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại khác không đo đếm được.
Việt Nam với đầy đủ chứng cứ pháp lý đã nhiều lần  tuyên bố chính thức qua con đường ngoại giao với các nước và vùng lãnh thổ tại Liên Hiệp Quốc về chủ quyền đối với toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 Biển Đông, Trung Quốc, Bá quyền, leo thang quân sự, an ninh hàng hải
Tháng 5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hợp pháp của Việt Nam. Thực chất hành động này là nhằm che đậy kế hoạch bồi lấp các bãi chìm và rặng san hô của Việt Nam để xây dựng các căn cứ quân sự và sân bay cho các máy bay chiến đấu phản lực cất hạ cánh, tạo thành một căn cứ quân sự nhằm khống chế toàn bộ vùng biển và vùng trời tại khu vực Biển Đông. Chuyện gì đến đã đến, Trung Quốc vừa liên tiếp tiến hành các chuyến bay thử nghiệm ra các đảo mà họ đã bồi đáp nói trên.
Hôm 2/1 Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã có Công hàm chính thức lên án và phản đối Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Công hàm đã nêu rõ hành vi này vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân Việt Nam với chính quyền Bắc Kinh.
Vừa mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 25/2 của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của báo giới về những cáo buộc của truyền thông Mỹ quanh việc TQ đưa tên lửa và chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa; xây dựng hệ thống radar tại quần đảo Trường Sa của VN, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: Chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Bất chấp sự phản đối và quan ngại của VN cũng như cộng đồng quốc tế, TQ vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông, mà còn đe dọa đến hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh, an toàn tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.
Bạn bè hỏi tôi: “Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của ta mà các nước lại không có phản ứng dữ dội như sự kiện Crimer. Tại sao Mỹ, và nhiều nước Châu Âu chỉ tuyên bố bảo đảm quyền tự do đi lại trên biển Đông mà không đứng về bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông?” Câu hỏi này cần suy ngẫm.
Gần 50% tỷ trọng hàng hóa thương mại quốc tế ước tính khoảng trên 5000 tỷ USD đi qua Biển Đông. Con đường này có ý nghĩa sống còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tự do đi lại trên biển Đông là lợi ích chung của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Với nhận thức như vậy Việt Nam phải cùng cộng đồng ASEAN cần kêu gọi các nước, các  tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp quốc vào cuộc thể hiện trách nhiệm của mình  trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Kể từ khi mở cửa, Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất hàng hóa của thế giới. Và họ không nguôi nuôi tham vọng vượt qua Mỹ để trở thành một cường quốc vĩ đại trong cuối thập niên 21. Biển Đông có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng, là cửa ngõ vươn ra Thái Bình Dương và các đại dương khác. Nắm được vị trí này sẽ giúp Trung Quốc sớm thực hiện được tham vọng của mình.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta luôn mong muốn xây dựng một nền biên giới hòa bình với Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Hòa bình với Trung Quốc nhưng phải kiên định bảo vệ chủ quyền. Ttrách nhiệm đòi lại các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt là khát khao cháy bỏng của mọi thế hệ Việt Nam.
Từ những gì đang diễn ra, càng đòi hỏi phía Việt Nam chúng ta phải tiếp tục củng cố cơ sở pháp lý để kiên định trách nhiệm giành lại chủ quyền trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tăng cường nội lực, giảm sự phụ thuộc về kinh tế đặc biệt là giảm sự thâm hụt trong cán cân thương mại từ Trung Quốc; Nhanh chóng đổi mới thể chế để đưa đất nước cường thịnh, tự lực.
Có như vậy chúng ta mới có đủ sức mạnh, đủ uy tín quốc tế trong để kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Đừng bao giờ quên rằng, một tấc đất mà tiên đã để lại, một mét vuông vùng biển mà cha ông đã để lại, chúng ta quyết không bao giờ để mất.
(Theo TuanVietNam)
Trần Sơn Lâmnguyên chuyên viên cao cấp, Hàm Vụ trưởng Vụ Khoa học – Giáo dục-Văn Hóa –Xã hội  Văn phòng Chính phủ.

Biến tướng thu hồi vốn nhà nước trong đề án thành lập hãng hàng không mới

 Cập nhật lúc 14:47  

 Nhận định trước đề xuất tách VASCO thành công ty riêng, PGS.TS Phạm Quý Thọ cho rằng, đây là biến tướng của việc thu hồi vốn nhà nước.

Đề xuất lạ
Mới đây, Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) có tờ trình Bộ Giao thông vận tải xin phê duyệt việc góp vốn, thành lập hãng hàng không mới theo mô hình công ty cổ phần trên cơ sở sắp xếp lại Công ty VASCO - một đơn vị của Vietnam Airlines hiện nay.
VASCO có tên đầy đủ là Công ty dịch vụ bay hàng không, hiện đã là đơn vị khai thác dịch vụ hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ khai thác tàu bay (AOC). 
Trong báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải, Vietnam Airlines cho biết, tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất, Vietnam Airlines đã thông qua chủ trương thành lập Công ty TNHH Một thành viên Bay dịch vụ hàng không.
 
Đại hội cổ đông lần thứ nhất của Vietnam Airlines - Ảnh nguồn Báo Giao thông vận tải.

Nói cách khác, Đại hội cổ đông của Vietnam Airlines đưa ra chủ trương thành lập một hãng hàng không mới dưới dạng Công ty TNHH một thành viên, tách biệt độc lập với Vietnam Airlines. 
Cũng theo Vietnam Airlines, khi hoàn thiện đề án thành lập công ty TNHH một thành viên, Vietnam Airlines nhận được đề nghị của một ngân hàng tham gia góp vốn để trở thành cổ đông của VASCO. 
Vietnam Airlines đã tiếp nhận đề nghị này để định hướng thành lập một công ty mới theo mô hình công ty cổ phần thay cho kế hoạch chuyển đổi thành Công ty TNHH trước đó, dự kiến có tên gọi là Công ty cổ phần hàng không VASCO.
Theo đó, việc tổ chức thành công ty cổ phần sẽ giúp VASCO có khả năng huy động vốn cao hơn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường và cách thức quản trị một doanh nghiệp theo mô hình công ty cổ phần sẽ chặt chẽ, hiệu quả hơn. 
Sẽ không có gì đáng nói nếu như, hãng hàng không mới được thành lập dưới dạng công ty cổ phần mà thương hiệu, tài sản của doanh nghiệp cổ phần được định giá và bán công khai minh bạch. 
Tuy nhiên, thực tế phương án cho ra đời một hàng hàng không mới dưới hình thức công ty cổ phần dường như đã được lên kế hoạch từ trước.
Bởi lẽ, trong tờ trình Bộ Giao thông vận tải, Vietnam Airlines cho biết, quy mô vốn điều lệ của Công ty cổ phần này tối thiểu sẽ là 300 tỉ đồng. Trong đó, Vietnam Airlines góp 51%. Công ty TNHH một thành viên quản lý quỹ kỹ thương (Techcom Capital) góp 48% và Công ty cổ phần dự án Techcomdeveloper góp 1%.
Vietnam Airlines góp vốn bằng các tài sản hiện có do VASCO đang quản lý (tính ra giá trị khoảng 153 tỉ đồng) gồm 5 máy bay ATR 72 hiện đang khai thác các đường bay đi Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Kiên Giang,... kho phụ tùng vật tư, động cơ dự phòng.
Hai cổ đông còn lại góp vốn bằng tiền (tương ứng 147 tỷ đồng).
Nếu phương án đề xuất được chấp thuận, Công ty cổ phần hàng không VASCO sẽ đi vào hoạt động từ quý 2/2016 với phương án kinh doanh dựa trên 5 tàu bay sẵn có, với số giờ bay trung bình cho cả 5 tàu bay đến 4 điểm bay nói trên cỡ khoảng 187 giờ bay/tàu/tháng.
Nói phương án tách VASCO thành hãng hàng không mới là “kịch bản có sẵn” bởi ngay trong tờ trình Vietnam Airlines đã đưa ra phương thức góp vốn, trong đó Vietnam Airlines nắm giữ 51% cổ phần, hai đối tác còn lại nắm giữ 49%.
Biến tướng của việc thu hồi vốn nhà nước
Cho dù theo đề án trình Bộ Giao thông vận tải, Vietnam Airlines ghi là thành lập “hãng hàng không mới” nhưng điều này, theo các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, dẫu với mô hình mới, đội bay mới thì VASCO cơ bản, vẫn cứ là… VASCO, chỉ thêm cổ đông góp vốn và đây bản chất là cổ phần hóa Công ty TNHH. 
PGS.TS Phạm Quý Thọ - chuyên gia chính sách công đánh giá: Đề xuất trên của Vietnam Airlines thể hiện cổ phần có tính chất nhà nước.
“Thực ra nó là một cái biến tướng của độc quyền về sở hữu”, PGS.TS Phạm Quý Thọ thẳng thắn.
Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, lịch sử hình thành của VASCO là những doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ hàng không nằm trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
“Với quá trình phát triển cùng những yêu cầu và đòi hỏi về đổi mới, cải cách thể chế trong đó có cổ phần hóa, doanh nghiệp bắt đầu tìm cách lách luật. Chủ trương tách ra cổ phần hóa là tốt nhưng cách làm thì dường như doanh nghiệp đang tìm mọi kẽ hở để lách luật và vụ lợi”, PGS.TS Phạm Quý Thọ cho biết.
Theo vị chuyên gia này, nguyên tắc cổ phần hóa công ty, doanh nghiệp vốn nhà nước thường phải công khai minh bạch chào bán cổ phần. Việc minh bạch sẽ không ảnh hưởng đến thất thoát tài sản của nhà nước. 
 
VASCO có thể mạnh vận chuyển hành khách và hàng hóa các đường bay ngắn (ảnh nguồn VASCO)

“Về hình thức, doanh nghiệp vẫn làm đúng luật, giả sử họ lách luật nhưng pháp luật không quy định hoặc thiếu chặt chẽ rất khó để “bắt lỗi”. Việc tách ra thành lập hãng hàng không mới chỉ là hình thức, trên danh nghĩa là chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Vietnam Airlines không dại gì cho thành lập một hãng hàng không mới cạnh tranh với chính nó”, PGS.TS Phạm Quý Thọ kết luận. 
Thị trường hàng không Việt Nam trong nhiều năm qua đã ghi nhận có sự tham gia thị trường của nhiều nhà đầu tư với những hàng hàng không mới như Indochina Airlines (đã phá sản), Trãi Thiên (phá sản), Air Mekong (cũng đã ngừng bay), Blue Sky Air (ngừng hoạt động)…
Sự phá sản, đình bay của các hãng này cho thấy, kinh doanh trên thị trường hàng không nội địa ở Việt Nam không hề dễ dàng.
Để tồn tại và phát triển trong thị trường hàng không tuy có rất ít hãng nhưng mức độ cạnh tranh khá gay gắt như hiện nay, chỉ có nguồn lực tài chính  là không đủ.
Với những nội dung như đề án của Vietnam Airlines thể hiện, sẽ rất khó có một hãng hàng không mới thực sự được hình thành, thực sự cạnh tranh nổi với 2 hãng lớn như Vietnam Airlines và Vietjet, để tạo lên thế “chân vạc”, cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá vé để người dân hưởng lợi.
(Theo Giáo dục VN) Mai Anh
Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989

 Cập nhật lúc 14:31

Đội quân tiên phong bị giải thể trong Chương trình Cải cách Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Quân đoàn 27, sự kiện gây chú ý vì đây là đội quân chính gây ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989 
Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989. (Ảnh: Internet)

Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông gần đây đã đăng bài viết tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết.
Trong cuộc thảm sát này, Quân đoàn 27 là thủ phạm chính. Sau vụ thảm sát, ông Giang Trạch Dân được ông Đặng Tiểu Bình tín nhiệm và cho thay thế ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì đã thẳng tay trừng phạt “Báo Kinh tế Thế giới” và biết nghe lời lãnh đạo ra tay đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.
Trong “Nhật ký Lý Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.

tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989 
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)

Khác biệt về số lượng thương vong trong tài liệu mật
Có nhiều số liệu khác nhau liên quan đến số người thương vong trong sự kiện Thiên An Môn. Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, số người chết từ 2.600 ~ 3.000 người.
Vào ngày 16/6 năm đó, Tổng Lãnh sự quán Mỹ trú tại Hồng Kông đã chia sẻ một thông tin có được từ tài liệu nội bộ của chính quyền ĐCSTQ, theo số liệu này thì từ ngày 3 – 4/6, tại Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người bị giết; từ ngày 3 – 9/6, vùng ngoại vi Thiên An Môn thuộc nội thành Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.
Như vậy, tổng số người chết là 10.454 người, còn số người bị thương thì lên đến 28.796 người. Người Mỹ khẳng định, thông tin tình báo của họ đáng tin cậy, cho dù hiện không có cách nào kiểm chứng được thông tin trong tài liệu gốc này.
Theo truyền thông Hồng Kông, tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn và những chi tiết liên quan đến Quân đoàn 27 gây tội ác thảm sát mà người Mỹ thu thập được là chưa từng được biết đến.
Theo Next Magazine, tin tình báo của Mỹ có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết.
Chứng cứ này trái ngược hoàn toàn với công bố công khai của chính quyền ĐCSTQ với cộng đồng quốc tế rằng “không có người chết trong Sự kiện Thiên An Môn 1989.”
Quân đoàn 27 gây ra vụ thảm sát là đội quân mù chữ
Tối ngày 9/2 năm nay, chương trình “Tin tức Quân sự” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, Quân đoàn 27 đã từ Thạch Gia Trang chuyển tới Sơn Tây.
Vào tháng 12 năm ngoái, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin, Quân đoàn 27 thuộc Quân khu Bắc Kinh bị giải thể, vào tối ngày 29/12 đã chuyển một bộ phận quân đến doanh trại xe tăng tại quận Giao, thuộc Thái Nguyên – Sơn Tây, đổi tên Sư Lục Quân đoàn 27, Tổng bộ trú tại Thạch Gia Trang – Hà Bắc được chuyển đến Ban Lục quân Chiến khu Trung bộ.
Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.
Vào sáng sớm ngày 4/6, đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện cuộc thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác, vì thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội Trung Quốc.
Theo lời của gián điệp Mỹ, Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khi đó là con của tướng Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng Chính.
Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Quốc.
Theo thông tin, Quân đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ.
Doanh trại Quân đoàn 27 ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.
Vào ngày 20/5, sau khi Bắc Kinh thực thi lệnh giới nghiêm, họ mới biết “có lực lượng làm loạn.” Khi đó tiến vào Bắc Kinh còn có đội quân của Thẩm Dương và Thành Đô, nhưng chỉ có Quân đoàn 27 mang theo vũ khí chiến đấu, bao gồm: xe tăng, xe thiết giáp, sung ống đạn dược…
 tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)


tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989 
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)


tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989 
Vụ thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)
Hồ sơ nhắc đến vụ thảm sát diễn ra vào sáng ngày 4/6, vụ thảm sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở phía tây Trung Nam Hải. Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng cũng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.
Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót.” Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.
Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.
Gián điệp của Mỹ nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.
Nhưng hồ sơ của Nhà Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Quốc khi đó, ví dụ như một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về quê nhà lấy vũ khí rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.
Quân đội ở Tân Cương, Giang Tây, Sơn Đông cũng đến Bắc Kinh đối đầu với Quân đoàn 27.
Giang Trạch Dân được chọn vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường Thiên An Môn
Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.
Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.
Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.
 tai lieu tuyet mat cua cia ve vu tham sat thien an mon 1989
Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực nhờ tắm máu người dân Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Internet)

Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.
Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”
Tháng 1/2011, nhà đấu tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu vong ở ngoài Trung Quốc Đại Lục đã có bài viết tiết lộ, nhiều người không biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát. Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát này là rõ như ban ngày
Cùng với việc ông Giang lên nắm quyền, ông Triệu Tử Dương vì phản đối đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 nên đã bị mất chức, sau đó bị giam lỏng tại số 6 Hồ Đồng, Phú Cường, Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời ở tuổi 85.
Vào năm 2002, khi ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn.”
Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất.




Tinh Vệ (biên dịch theo Secretchina)