Trung Quốc đã bịt chặt 2 tai tại đối
thoại Shangri-La
Cập nhật lúc
08:22
(Quan hệ quốc tế)
- Có cử tọa mỉa mai rằng vị Đô đốc Trung Quốc có tài dự đoán tương lai khi
ông này đã trả lời các câu hỏi ngay trong bài phát biểu!
Đối thoại Shangri-La được đánh
gia là một diễn đàn thường niên có uy tín để các bên trao đổi quan điểm về những
vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc định hình bối cảnh an ninh
và quân sự của khu vực. Như thường lệ, đối thoại năm nay thu hút sự tham dự
các bộ trưởng quốc phòng, nhiều quan chức cấp cao và giới chuyên gia an ninh.
Sự có mặt liên tiếp của Trung
Quốc tại sự kiện thường niên này cũng được giới phân tích đánh giá rất cao,
được coi là cơ hội để Trung Quốc hóa giải những nghi ngại của cộng đồng quốc
tế, và ngược lại, giúp Trung Quốc hiểu rõ quan điểm của các nước trong hàng
loạt vấn đề.
Tuy nhiên, có một điều mà bất kỳ
đại biểu nào tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay, cũng như những lần đối
thoại trước đó, đều cảm thấy là sự thất vọng trước thái độ của Trung Quốc.
Đại diện của Trung Quốc đến dự đối thoại dường như chỉ với mục đích chính là
đọc bài phát biểu được soạn thảo sẵn mà không thèm quan tâm các cử tọa muốn
nghe điều gì.
Hôm 31/5, trong ngày làm việc
cuối cùng của Đối thoại Shangri-La 14, đại diện của Trung Quốc là Đô đốc Tôn
Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)
đã có bài phát biểu rất được quan tâm. Ông Tôn Kiến Quốc chủ yếu sử dụng các
mỹ từ kiểu như Trung Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi và xây
dựng một mô hình quan hệ quốc tế kiểu mới, phù hợp với nhu cầu an ninh và
phát triển của tất cả các quốc gia.
Quan
chức quân sự Trung Quốc nói một cách hoa mỹ rằng: "Đối đầu cần phải nhường
chỗ cho hợp tác và lợi ích song phương sẽ thế chân mâu thuẫn nếu các mục tiêu
và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc được thực thi đầy đủ. Đây cũng
chính là cách để chúng ta phát triển một cách hòa bình".
Đặc biệt, ông Tôn Kiến Quốc đã
nhắc tới nguyên tắc “cùng thắng” và hợp tác trên Biển Đông. Thế nhưng trong
phiên thảo luận sau đó, khi các cử tọa đặt câu hỏi đề nghị làm rõ hơn thế nào
là “cùng thắng” thì vị Đô đốc này không thể trả lời. Tương tự, trong hơn chục
câu hỏi đặt ra, hàng loạt chất vấn về hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái
phép của Trung Quốc trên Biển Đông cũng bị ông này phớt lờ.
Nực cười nhất là việc Đô đốc Tôn
Kiến Quốc nói rằng ông đã trả lời cho những câu hỏi đó trong phát biểu của
mình! Một cử tọa tham dự phiên đối thoại đã mỉa mai rằng vị đô đốc người
Trung Quốc này rất giỏi, đặc biệt là có tài…đoán trước tương lai.
Giới chuyên gia cho rằng với
phát biểu của Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội trấn an những
quan ngại trong khu vực về chương trình xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các
đảo này trên Biển Đông.
Có lẽ không có ai hi vọng Trung
Quốc sẽ thay đổi chính sách, hay ít nhất là cách hành xử, sau Đối thoại
Shangri-La 2015. Thậm chí, qua những tuyên bố sặc mùi bao biện của ông Tôn
Kiến Quốc với luận điệu cố hữu là hoạt động xây đảo nhân tạo là “chính đáng”
và mang tính chất “hòa bình”, thế giới có thể sẽ chứng kiến thêm nhiều hành
động phi pháp và ngang ngược hơn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Sau khi Đối thoại Shangri-La kết
thúc, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết sự kiện
này đã tạo điều kiện để chính phủ các nước và giới học giả trao đổi quan
điểm, và cùng với đó, giới chức quân sự cũng như các đại biểu có thể nhân cơ
hội lần này tiến hành thảo luận nhằm tăng cường lòng tin song phương.
Thế nhưng thái độ của Trung Quốc
giống như một người bịt chặt hai tai đến dự đối thoại liệu có khiến cộng đồng
quốc tế “tăng cường lòng tin” được hay không?
(Theo
Đất Việt) Duy
|
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét