Chuyên gia Nhật dạy ngư dân Việt câu
cá ngừ đại dương
Cập nhật lúc
07:48
(Tin tức thời sự)
- Nhật Bản đồng ý chuyển giao 25 bộ máy móc, thiết bị đánh bắt cá ngừ đại
dương, máy sonar dò cá cho ngư dân Bình Định trong tháng 9/2015.
Đồng thời, các chuyên gia Nhật
Bản sẽ sang VN để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về khai thác, xử lý, bảo quản,
đánh giá chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương cho cán bộ và ngư dân Bình Định
tham gia dự án.
Dự kiến đến 1/2016, các bên tham
gia dự án sẽ tiến hành xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật Bản.
Đó là nội dung, buổi làm việc giữa UBND
tỉnh Bình Định với đoàn công tác Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại TP.Sakai về
việc thực hiện dự án khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương do Cơ
quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, ngày 26/6.
Trước đó, dư luận đã lên tiếng
về việc cán bộ chuyên môn của Sở NN&PTNT Bình Định được cử sang Nhật học
câu cá ngừ, nhưng về không xuống tập huấn cho bà con. Việc này phần nào ảnh
hưởng đến chất lượng cá ngừ xuất khẩu.
Cụ thể, theo ngư dân La Tình -
chủ 4 tàu cá tham gia chương trình thí điểm đánh bắt theo công nghệ NB cho
biết, công nghệ câu cá ngừ kiểu Nhật do mới áp dụng nên khó, nhất là khâu xử
lý cá.
Theo ông Tình, chuyên gia Nhật
hướng dẫn cá sau khi câu phải hạ nhiệt xuống 180 C, đến - 50 C rồi -30 mới
cho xuống hầm bảo quản. Tuy nhiên, trước đó, ông Tình được cán bộ đi học về
hướng dẫn hạ nhiệt xuống 180 rồi cho hầm bảo quản, nên cá bị “cháy”.
Chính vì thế, mà 3 tháng đầu thử
nghiệm đánh bắt cá ngừ theo công nghệ Nhật, 5 chiếc tàu đi thì chỉ có duy
nhất một tàu của ngư dân không lỗ, còn lại 4 tàu đã bị lỗ hơn 500 triệu.
Điều đáng nói, đầu tháng
10/2014, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp đến Bình Định để tìm hiểu,
trao đổi, rút kinh nghiệm về việc áp dụng công nghệ câu cá ngừ kiểu Nhật.
Các chuyên gia cũng đã chỉ rõ,
quá trình câu, xử lý cá của ngư dân còn mắc một số lỗi, nhất là khâu hạ nhiệt
cá chưa đúng, khiến cá bị “cháy”, thịt bị nhão. Mặt khác, ngư dân cũng áp
dụng chưa đúng hoặc chưa thành thạo thiết bị mới như máy tạo xung, máy thu
thả tự động.
Nói rõ về việc cán bộ chưa làm
đúng trách nhiệm, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho rằng,
việc chất lượng cá ngừ còn thấp, ngư dân làm chưa đúng kỹ thuật, một phần do
cán bộ hướng dẫn chưa cặn kẽ.
Theo ông Lĩnh, chuyện cán bộ của
Bình Định được cử sang Nhật học về kỹ thuật câu cá ngừ, liệu họ “đi học có
chuyên cần hay không. Có thể tam sao thất bản. Tốt nhất là để ngư dân đi
học”.
Ông Lĩnh cho rằng, trong truyền
đạt kỹ thuật câu cá ngừ, có hai khâu là công nghệ và bí quyết.
“Có khi bí quyết nhỏ lại quyết
định hiệu quả. Chuyên gia họ giỏi công nghệ, nhưng chưa chắc biết bí quyết.
Nên chăng, sau khi học chuyên gia rồi, cần đến khu vực ngư dân của Nhật để
học hỏi thêm”, ông Lĩnh nói.
Bên cạnh đó, trao đổi với Đất Việt, ông
Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng, cán bộ
thủy sản qua Nhật học công nghệ khai thác cá ngừ chỉ "cưỡi ngựa xem
hoa", "du lịch" là chính. Hiện tượng này không phải là hiếm mà
đã kéo dài nhiều năm qua.
Ông dẫn chứng bằng chính những
chuyến công tác nước ngoài ông từng đi theo đoàn của Bộ Nông nghiệp, trước là
Bộ Thủy sản. Theo đó, ngoài dự mấy buổi hội thảo, các cán bộ chủ yếu đi du
lịch và có chút công tác phí.
"Cách đi học, trao đổi kinh
nghiệm là thế, đi hơn chục ngày để rồi khi về mạnh ai nấy làm, mà làm cũng
không được", ông Đáp nói.
(Theo
Đất Việt) Thái Linh tổng hợp
|
Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét