Chiêu “chặn cửa” lao động Việt
|
Lao động Trung Quốc làm việc tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Ảnh: Tuổi trẻ |
Theo quy định hiện
nay, trong thời hạn tối đa hai tháng kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ
500 lao động trở lên mà phía Việt Nam không giới thiệu hoặc cung ứng lao động
cho nhà thầu thì chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu
được tuyển người lao động nước ngoài.
Đáng
lưu ý, vào tháng 7/2014, báo VOV cho hay, số lượng lao động Trung
Quốc đổ về xã Vĩnh Tân những nam qua rất đông, biến nơi này thành
"làng" Trung Quốc. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở đây cũng xuất hiện
nhiều chữ Hoa trên bảng hiệu. Theo tờ báo này, phần lớn lao động Trung Quốc
đều gắn mác là chuyên gia, kỹ sư, nhưng thực chất chỉ là lao động phổ thông.
Trả lời VOV, ông
Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bình Thuận cho hay, việc quản lý
người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc ở Bình Thuận rất
khó khăn bởi thiếu nhiều chế tài.
Chính quyền huyện
Tuy Phong chỉ quản lý về cư trú, an ninh trật tự, Sở LĐ-TB&XH chỉ kiểm
tra về giấy phép lao động chứ không xử lý được các lao động Trung Quốc gắn
mác kỹ sư.
Công ty Guangdong
Electric Power Design Institute (nhà thầu GEDI) ở TP Thượng Hải (Trung Quốc)
được Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp giấy phép nhận thầu thực hiện công việc tổng
thầu EPC xây dựng Nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 vào ngày
2/7/2014. Dự án này được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư vào
tháng 10/2013.
Trái ngược mục đích
thu hút FDI
Từng bày tỏ sự lo
ngại với báo chí về tình trạng tràn lan lao động Trung Quốc trái phép tại các
dự án ở nhiều địa phương, GS- TSKH Nguyễn Mại -nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cho rằng: "Không chỉ lao động Trung Quốc mà tất cả lao động
khi vào FDI tại Việt Nam cũng đều trái luật. Vì FDI là thu hút lao động địa
phương, chuyển giao công nghệ cao… chúng ta không dại đi tuyển lao động phổ
thông từ nước ngoài".
Ông cho biết thêm,
theo nguyên tắc, bất kể lao động nước ngoài nào khi vào Việt Nam cũng phải
đăng ký, tuy nhiên vẫn xuất hiện những trường hợp lao động Trung Quốc đăng ký
kỹ sư nhưng lại làm việc chân tay thì đó là trách nhiệm của Sở LĐ&TBXH
các tỉnh đã quản lý quá lỏng léo, không có biện pháp kiểm tra, giám sát.
"Cũng phải
khẳng định việc lao động Trung Quốc tồn tại như vậy là hoàn toàn trái ngược với
mục đích chính sách thu hút FDI của Việt Nam", GS Nguyễn Mại nói.
Trong khi đó, chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại sự im lặng, làm ngơ, tiếp tay của cơ quan
chức năng sẽ làm mất tính độc lập, chủ động của nền kinh tế Việt Nam...
"Để lao động
Trung Quốc tràn lan mà không xử lý được thì phải xem xét lại chức năng nhiệm
vụ của các cơ quan này. Có chuyện bao che, làm ngơ hay không?
Nếu chỉ cần nhìn vào
mức độ nhập siêu của Việt Nam cũng có thể thấy mức độ kinh tế phụ thuộc vào
Trung Quốc là rất nặng.
Nhưng điều tôi lo sợ
nhất là sự im lặng, làm ngơ hoặc tiếp tay cho hiện tượng này. Điều này sẽ làm
mất tính độc lập, chủ động của nền kinh tế Việt Nam trong quan hệ với Trung
Quốc", bà Lan nói.
Về phía luật
sư Trần Hữu Huỳnh – Nguyên Phó Tổng thư ký VCCI thì cho rằng, chính sách
của Việt Nam thể hiện rất rõ là không khuyến khích thu hút lao động nước
ngoài làm công việc lao động phổ thông, đơn giản. Nhưng nếu một số dự án
FDI Trung Quốc lại mang cả lao động nấu ăn, bốc vác là không tuân thủ đúng
quy định pháp luật.
"Đây là việc
thực hiện pháp luật tại các dự án FDI không nghiêm, thiếu sâu sát, có khi e
ngại sợ ảnh hưởng thu hút đầu tư, sợ ảnh hưởng tới thành tích, hoặc vướng
phân định được thẩm quyền… Như vậy, vấn đề chính ở đây vẫn là chất lượng quản
lý", ông nhấn mạnh.
(Theo
Đất Việt) An Nhiên tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét