“Chiêu bẩn” ngoại giao: Ép ngư dân
Việt ký công nhận chủ quyền?
Cập nhật lúc
09:26
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ
đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm rõ thông tin các ngư dân trên một
tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt và ép ký vào văn bản công nhận chủ
quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Tàu cá Việt Nam rẽ sóng
vươn khơi. Ảnh: Hồng Vĩnh
Người Phát ngôn Bộ
Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết như trên trong cuộc họp báo thường kỳ chiều
25/6. Trả lời câu hỏi của báo giới về vụ việc một tàu cá của Việt Nam bị
Trung Quốc bắt, ông Lê Hải Bình cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
cho biết ngày 19/6, Cục Hải cảnh Trung Quốc có thông báo đã bắt giữ 17 ngư
dân cùng 2 tàu cá QB93694TS và QB93480TS.
Sau khi có thông tin
này, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thăm lãnh
sự đối với các ngư dân bị bắt giữ, đồng thời làm việc chặt chẽ với các cơ
quan sở tại, yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng thả các tàu cá cùng các ngư dân
Việt Nam.
Theo thông tin mới
nhất từ cơ quan chức năng, 17 ngư dân cùng tàu cá QB93480TS đã về Việt Nam an
toàn. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vẫn tiếp tục yêu cầu phía
Trung Quốc trả vô điều kiện tàu cá QB93694TS.
“Về việc các ngư dân
Việt Nam có bị phía Trung Quốc ép ký vào văn bản như phóng viên vừa nêu hay
không, Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm
rõ thông tin này với phía Trung Quốc để có các phản ứng phù hợp”, ông Lê Hải
Bình nói.
Bình luận về phát
biểu mới đây của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các hoạt
động bồi đắp đảo của Trung Quốc ở biển Đông là nằm “trong phạm vi chủ quyền Trung
Quốc, hợp pháp, hợp tình, hợp lý”, đồng thời Trung Quốc cũng tuyên bố sắp
hoàn thành công trình bồi đắp đảo và tiếp tục xây dựng các công trình để đáp
ứng các công năng liên quan, ông Lê Hải Bình tuyên bố: “Lập trường của Việt
Nam về vấn đề này đã được chúng tôi nhiều lần nêu rõ. Những hoạt động xây
dựng và mở rộng đảo, đá quy mô lớn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là bất
hợp pháp và cũng không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp
lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo
Trường Sa”.
Vì vậy, “Việt Nam
yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, tôn trọng chủ quyền của
Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời nghiêm túc tuân
thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm
1982 cũng như tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, không
có những hành động làm phức tạp tình hình cũng như có các hành động làm thay
đổi nguyên trạng ở biển Đông”, ông Lê Hải Bình tuyên bố.
Về việc tờ Nhân
dân Nhật báo của Trung Quốc mới đây tuyên bố, khi có chiến tranh trên
biển, Trung Quốc sẵn sàng huy động tất cả các tàu dân sự và thương mại phục
vụ mục đích quân sự, ông Lê Hải Bình nói: “Chúng tôi hy vọng rằng là một nước
ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như là một nước có
vai trò quan trọng trong khu vực, Trung Quốc sẽ có những đóng góp mang tính
trách nhiệm, xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như
trên thế giới”.
Giới khoa học tiếp
tục lên tiếng
Cộng đồng các nhà
khoa học lại vừa lên tiếng lo ngại việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và
các công trình ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đe dọa các hệ sinh thái bãi
san hô quan trọng nhất ở Đông Nam Á.
Việc Trung Quốc sử
dụng cát và san hô để xây các đảo nhân tạo trên 7 bãi đá cũng đe dọa những hệ
bãi san hô bên ngoài các tiền đồn, nghĩa là khu vực bị ảnh hưởng có thể rộng
hơn đánh giá ban đầu, Reuters dẫn lời nhiều nhà khoa học nghiên cứu
hình ảnh vệ tinh chụp quần đảo Trường Sa. Những lo ngại này trái ngược với
lời lẽ của Trung Quốc rằng nước này cam kết bảo vệ các bãi san hô và môi
trường biển ở biển Đông để thực hiện các nghĩa vụ theo công ước của Liên Hợp
Quốc.
Ông John McManus,
nhà sinh thái biển công tác tại Đại học Miami (Mỹ), đang cộng tác với các nhà
khoa học Philippines để nghiên cứu trên biển Đông, khẳng định, hoạt động cải
tạo của Trung Quốc “làm mất vùng rạn san hô với tốc độ nhanh nhất trong lịch
sử loài người”. Ông McManus thúc giục các bên liên quan gác tranh chấp và xây
dựng một “công viên hòa bình trên biển” để bảo tồn những thứ còn sót lại.
“Tôi không thể không sử dụng cụm từ lạm dụng…”, ông McManus nói về hành động
của Trung Quốc.
Đầu tuần này,
Philippines nói rằng, hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Trường Sa gây thiệt
hại 281 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia ven biển ở khu vực, Philstar
đưa tin.
|
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét