Lãi suất không có cửa dâng cao
Cập nhật lúc 21:10
Lạm phát 6 tháng vẫn ở mức thấp, thanh khoản vẫn dư thừa khiến
làn sóng tăng lãi suất huy động dự báo sẽ không xảy ra.
Tăng lãi suất không phải do thanh
khoản
Ngày 24/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai
nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 và diễn biến của lãi suất là một trong những
nội dung được nhiều ngân hàng và doanh nghiệp quan tâm.
Từ cuối tháng 5 đến nay, hàng loạt ngân
hàng như ACB, Eximbank, BIDV, VietinBank… đã đồng loạt tăng lãi suất huy
động, cả kỳ hạn ngắn lẫn kỳ hạn dài. Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất này
đang dần hạ nhiệt. Phát biểu với báo giới, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc
NHNN nhận định, việc một số ngân hàng tăng lãi suất là diễn biến mới, nhưng
không phải là xu hướng phổ biến.
Còn phát biểu tại Hội nghị sơ kết,
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng, mặt bằng lãi suất hiện đang ở
mức hợp lý, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được duy
trì tốt; lãi suất huy động giảm 0,2 - 0,5%/năm, chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên
6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay trung và dài
hạn. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng giảm 0,2 - 0,3%/năm, trong đó
lãi suất cho vay trung và dài hạn đã giảm 0,3%/năm.
Dù một số ngân hàng tăng lãi suất, song
theo NHNN, điều này không có nghĩa là thanh khoản đang gặp vấn đề.
Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính
sách tiền tệ (NHNN) nhận xét, hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định
và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.
Tuy tín dụng 6 tháng đầu năm đã tăng
khá mạnh (tính đến ngày 18/6, tín dụng tăng hơn 6%) và cao hơn tốc độ tăng
trưởng huy động vốn (4,74%), song hệ số sử dụng vốn của các ngân hàng chưa
đến 90%, thấp hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó, lạm phát thấp cũng là lý
do khiến lãi suất huy động khó tăng trở lại. Báo cáo 6 tháng đầu năm của Tổng
cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2015 tăng
0,35% so với tháng trước, tăng 0,55% so với tháng 12/2014, cách rất xa mục
tiêu 5% mà Quốc hội đề ra cho năm nay.
Đại diện Tổng cục Thống kê nhận định,
khi CPI giữ được ở mức ổn định, NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ,
các doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, mở rộng
sản xuất, giảm giá thành, kích thích nhu cầu tiêu dùng.
NHNN cam kết giữ ổn định lãi suất 6
tháng cuối năm
Việc một số ngân hàng điều chỉnh lãi
suất huy động trong vòng một tháng gần đây khiến nhiều doanh nghiêp lo ngại
lãi suất cho vay sẽ tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, Thống đốc NHNN khẳng định,
trong 6 tháng cuối năm, ngành ngân hàng phấn đấu ổn định lãi suất huy động,
giảm các mức lãi suất cho vay, đặc biệt phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung
và dài hạn thêm từ 1,0 đến 1,5%/năm.
Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết
thêm, dù lãi suất của các tổ chức tín dụng phụ thuộc vào cung cầu thị trường,
song NHNN sẽ điều hành bơm hút tiền kịp thời, sẵn sàng thông qua tái cấp vốn
để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.
Tuyên bố của bà Hồng cũng cho thấy,
NHNN điều hành không để lãi suất dâng cao trong điều kiện lạm phát dự báo ở
mức thấp. Nếu tổ chức tín dụng nào có dấu hiệu thiếu thanh khoản, NHNN sẽ hỗ
trợ thông qua tái cấp vốn.
Trên thực tế, hiện nay, dù tín dụng
tăng nóng trở lại, song các ngân hàng đều đang “khát” khách hàng tốt. Tình
trạng tranh cướp khách hàng của nhau giữa các ngân hàng đang xảy ra tại nhiều
địa phương. Trong bối cảnh này, các ngân hàng cũng không muốn và không thể
dâng lãi suất lên cao.
Chưa kể, dù tín dụng có dấu hiệu ấm
lên, song các ngân hàng cũng bị kiểm soát khá chặt. Ngay từ đầu năm 2015,
NHNN đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13 - 15%. “Khác các năm
trước, năm 2015, việc đặt ra con số trên là nhằm hạn chế tín dụng. Trong
trường hợp cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN chỉ nới chỉ tiêu này
lên tối đa 17%”, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định.
Liên quan đến động thái bơm, hút tiền
thời gian gần đây, lãnh đạo NHNN cho biết, xét trong tương quan để điều
hành tiền tệ, tỷ giá, NHNN đã thực hiện việc bơm, hút tiền một cách linh
hoạt, làm sao đưa mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức hợp
lý, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, tỷ giá.
(Theo Đầu tư) Thùy Liên
|
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét