Vụ kiện
Biển Đông: Trận chiến pháp lý sẽ đi về đâu?
Cập nhật lúc 09:35
Trong tháng 7 tới, Tòa trọng tài Thường trực quốc tế La Haye được
thành lập trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982,
sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên về đơn kiện do Philippines khởi xướng năm
2013 về giá trị pháp lý của cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc thường
lấy làm cơ sở để yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên,
cho đến nay, Hội đồng Trọng tài vẫn không nhận được phản hồi nào từ phía
Trung Quốc về các tài liệu kiện tụng mà phía Philippines đã cung cấp cho tòa
án, bất chấp đã quá thời hạn cuối mà tòa cho phép là ngày 16-6-2015. Vậy điều
gì có thể xảy ra? Thẩm quyền của Tòa trọng tài Thường trực quốc tế trong vụ
này là như thế nào?
Vụ kiện của
Để trả lời câu hỏi ở trên, trước hết
cần nhìn lại quá trình kiện tụng của
Cuộc khủng hoảng năm 2012 tại bãi cạn
Biếm họa về việc Bắc
Kinh tìm cách gây áp lực lên
Trung Quốc đã kịch liệt phản đối việc
làm của
Tuy nhiên, Philippines vẫn quyết tâm
theo đuổi vụ kiện đến cùng và theo yêu cầu của Manila, Tòa trọng tài gồm 5
thành viên, do thẩm phán người Ghana Thomas A.Mensah đứng đầu đã được thành
lập. Quá trình xét xử thực tế đã bắt đầu và tiếp tục trong sự vắng mặt các
đại diện của Trung Quốc.
Tháng 12-2014, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ
công bố báo cáo cho thấy “đường chữ U” là hoàn toàn trái với luật pháp quốc
tế và không thể phục vụ làm cơ sở cho ranh giới biển của Trung Quốc trên Biển
Đông, bản thân Bắc Kinh cũng không chứng minh được “quyền lịch sử” của họ,
thậm chí theo cả những chuẩn mực luật pháp thông thường trước khi có UNCLOS
năm 1982, Trung Quốc đã lập tức có câu trả lời.
Trong bản tuyên cáo lập trường được
công bố hôm 8-12-2014, Trung Quốc đã giải thích chi tiết trên 36 trang những
lý do mà theo đó Tòa trọng tài quốc tế không có quyền tài phán xem xét đơn
kiện của
Bắc Kinh cũng nhắc lại tất cả sự phản
đối trước đó đối với việc xem xét tranh chấp vì 3 lý do: Thứ nhất, UNCLOS năm
1982 không cho tòa án quyền tài phán để xem xét vấn đề chủ quyền, được đặt ra
trong đơn kiện của
Đáng chú ý là Trung Quốc thậm chí còn
không cố gắng để bảo vệ “đường chữ U” của mình. Thay vào đó, Trung Quốc chỉ
chứng minh Tòa trọng tài không có thẩm quyền xét xử.
Theo Tiến sĩ Lịch sử Grigory M.Lokshin,
chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Hàn lâm
khoa học Nga, tại hội thảo về Biển Đông tổ chức mới đây ở Moskva, trong 3
luận chứng của Trung Quốc thì hai luận chứng đầu của họ là không đáng tin,
bởi ngay cả Philippines cũng không yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lãnh
thổ hoặc sửa đổi biên giới. Còn trong luận chứng thứ 3 của Trung Quốc, thì
Tiến sĩ M.Lokshin cũng cho rằng, về vấn
đề chủ quyền, đúng là tòa án thực sự không có quyền tài phán, nhưng tòa án
hoàn toàn có thể nêu quan điểm của mình về tính chất bất hợp pháp của “đường
chữ U”.
Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện được
chủ quyền liên tục và không thể tranh cãi tại khu vực Biển Đông. Trong khi
đó, vùng biển này là huyết mạch chính của thương mại toàn cầu, kết nối Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương - đó không phải là vịnh, vũng hoặc một dạng khác của
các vùng nước ven biển, mà trên đó có thể phổ biến cái gọi là “quyền lịch sử”
mà Trung Quốc sáng tác. Nói tóm lại, các yêu cầu của Trung Quốc vượt quá giới
hạn, hay nói cách khác là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế hiện nay, đặc
biệt là UNCLOS năm 1982.
Mặt khác, UNCLOS năm 1982 được Trung
Quốc ký kết và phê chuẩn chỉ cho phép áp dụng giới hạn của “sự kiện lịch sử”
và các quyền phát sinh từ đó chỉ trong việc phân định lãnh hải của các quốc
gia ven biển (tức là trong vòng bán kính 12 hải lý), nhưng trong đó hoàn toàn
không nói gì về sự “biện minh lịch sử” yêu sách chủ quyền hay bất kỳ quyền
đặc biệt nào với một khoảng cách xa đáng kể so với đường bờ biển, như trong
trường hợp này.
Thêm vào đó, để biện minh cho tham vọng
của họ, Trung Quốc lại áp đặt giải thích riêng của mình về lịch sử mà hoàn
toàn không được hỗ trợ bởi bất kỳ bằng chứng nào trong thế kỷ XX.
Những phương án có thể xảy ra
Dù vắng mặt Trung Quốc, nhưng Tòa trọng
tài Thường trực quốc tế La Haye vẫn quyết định tiến hành cuộc điều trần về
vấn đề này, cũng là gián tiếp giải quyết vấn đề về thẩm quyền còn tranh cãi
của mình.
Tiến sĩ Lokshin dự đoán rằng, Hội đồng
Trọng tài có thể: Hoặc bỏ qua đơn kiện của Philippines hoặc đưa ra kết luận
rằng, họ không có thẩm quyền để xem xét nó; Hoặc chấp nhận các yêu sách của
Philippines và đưa ra quyết định có lợi cho Philipines về tất cả các vấn đề
pháp lý mà nước này nêu ra. Cuối cùng, Hội đồng Trọng tài có thể chấp nhận
các yêu sách của Philippines, nhưng đưa ra quyết định về một số vấn đề có lợi
cho Trung Quốc, một số vấn đề khác có lợi cho Philippines.
Đương nhiên, đối với Philippines và các
nước ASEAN, phương án thứ 2 sẽ là lựa chọn tốt hơn cả, còn phương án đầu tiên
là tệ nhất, vì phương án này sẽ làm suy yếu giá trị của UNCLOS 1982 và nhìn
chung, làm giảm vai trò của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh
chấp không chỉ bó hẹp ở phạm vi Biển Đông.
Bất luận phán quyết của tòa án là như
thế nào thì Trung Quốc cũng cho thấy rõ, không chỉ một lần rằng, họ sẽ không
thay đổi quan điểm của mình tại Biển Đông.
Trong khi số phận cuối cùng về vụ kiện
chưa được định đoạt và tòa án vẫn còn đưa ra quyết định về thẩm quyền của
mình,
Một là,
Và thứ 2 là
Ngày 11-12-2014, Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Lê Hải Bình khi trả lời câu hỏi của báo chí đã lưu ý vấn đề sau:
“Việt Nam tái khẳng định có tất cả các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để
khẳng định chủ quyền của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng
như quyền và lợi ích khác trên Biển Đông. Đó là quan điểm cứng rắn của Việt
Nam và hoàn toàn bác bỏ yêu sách của Trung Quốc sở hữu những hòn đảo này và
vùng biển xung quanh, cũng như bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về “quyền lịch
sử” nào đó đối với vùng biển, đáy biển và các nguồn tài nguyên ở dưới nó, trong
phạm vi ranh giới của “đường 9 đoạn” do Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ
quyền”.
Cần phải lưu ý rằng, dù quyết định cuối
cùng của Hội đồng Trọng tài là như thế nào thì cũng không nên phóng đại tác
động của nó đối với diễn biến của các sự kiện tại Biển Đông. Bởi, UNCLOS 1982
không tạo ra bất kỳ cơ chế cho việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với chính phủ
không thực hiện các quyết định của trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp tòa án ra
phán quyết tiêu cực đối với Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn có thể chịu thiệt hại
đáng kể về hình ảnh của mình và chính sách “quyền lực mềm” của họ sẽ bị suy
yếu nghiêm trọng.
Mặc dù Trung Quốc có vẻ như chưa thể
sẵn sàng coi Tòa án trọng tài quốc tế là giải pháp chấp nhận được để giải
quyết các tranh chấp trên biển, nhưng việc “mang tiếng” là kẻ phá vỡ trật tự
khu vực, không công nhận chuẩn mực của luật pháp quốc tế, cắm đầu đi ngược
chiều văn minh nhân loại đối với họ cũng là điều không mong muốn.
(Theo Năng lượng Mới) Ngân Chi
|
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét