Ngăn chặn
nạn
“lót tay”
Cập nhật lúc 14:41
Ở đâu có quyền lực, ở đó có thể có tham nhũng, hối lộ. Cách hiểu
về tham nhũng, hối lộ, quy mô, tính chất và hậu quả của tham nhũng cũng rất
khác nhau, tùy mỗi nước.
Tình trạng cán bộ các ban quản lý dự án
tham nhũng, đặc biệt là các dự án lớn sử dụng vốn ODA như vụ các quan chức
đường sắt Việt
Các nước phát triển rất quan tâm xử lý
cạnh tranh không lành mạnh giữa chính các công ty của mình ở thị trường nước
ngoài, nơi họ có thể dễ dàng hối lộ để nhận được hợp đồng. Vì thế, luật cạnh
tranh của họ cấm ngặt vi phạm pháp luật để thu được lợi thế cạnh tranh, trong
đó có việc hối lộ để nhận được hợp đồng.
Trong khi đó, Luật cạnh tranh của ta
không có quy định này. Nếu có, chúng ta đã có thể xử lý ngay chính các công
ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Ngoài hàng loạt quy định khác, để ngăn
ngừa quan chức, người được giao nhiệm vụ lợi dụng vị trí của mình nhằm kiếm
chác lợi ích kinh tế cho cá nhân, nhiều nước phát triển (trong đó có Nhật)
đều có điều luật quy định quan trọng: người đang hoạt động trong lĩnh vực do
một quan hệ lao động quy định hoặc theo một nhiệm vụ được giao không được
phép nhận, trực tiếp hay gián tiếp, bất kỳ một lợi ích vật chất, tinh thần
nào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đó.
Như vậy, một giám đốc thay mặt công ty
đàm phán và ký hợp đồng với đối tác không được phép nhận tiền hoa hồng do ký
hợp đồng thành công (mặc dù chi và nhận hoa hồng là hoàn toàn hợp pháp!); một
cán bộ của ban quản lý dự án không được phép nhận hoa hồng, quà cáp hay một
chuyến tham quan chẳng hạn từ nhà thầu Nhật. Nhưng chúng ta cũng chưa có quy định,
luật định nào như vậy.
Nhận hối lộ, nói chung tương đối khó
phát hiện do thường chỉ có người đưa và người nhận biết với nhau. Nhưng rất
may là ở các ban quản lý dự án lớn lại khác.
Thực tế cho thấy do đặc thù về tổ chức,
quy chế hoạt động của ban quản lý dự án, phải có sự tham gia của khá nhiều
người vào quá trình nhận hối lộ. Nghĩa là khả năng bị phát hiện cao hơn, đồng
thời có thể khẳng định được rằng trưởng ban chắc chắn phải biết về những
khoản hối lộ.
Vì vậy, nên có quy định, luật định buộc
trưởng ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi hành vi nhận
hối lộ của nhân viên của mình. Ngoài ra, cũng cần có quy định miễn truy tố
cho người tham gia nhận hối lộ nhưng chủ động khai báo.
Chắc chắn chống tham nhũng, hối lộ là
một việc hết sức khó khăn, trong một thời gian rất dài và cần phối hợp hàng
loạt biện pháp với sự quyết tâm cao của Chính phủ, sự ủng hộ của toàn xã hội.
Nhưng như đã nói ở trên, có những điều không quá khó để có thể làm ngay, lại
có tác dụng tức thì góp phần hạn chế đáng kể tệ nạn nhận hối lộ, trước hết là
trong các ban quản lý dự án. Hi vọng đó sẽ là thành công đầu tiên kích thích phản
ứng dây chuyền toàn dân phòng chống tham nhũng, hối lộ.
(Theo Tuổi trẻ) LS NGUYỄN VÂN
|
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét