Trẻ ở
ngôi nhà Hạnh Phúc sẽ thất học?
Cập nhật lúc 09:00
Đã hơn 10 ngày trôi qua kể từ khi quyết định buộc tạm
ngưng hoạt động cơ sở không có giấy phép do không đủ diện tích, cơ sở vật
chất... có hiệu lực nhưng chị Ngô Thị Kim Vân, chủ ngôi nhà Hạnh Phúc, vẫn
rối bời.
Nơi đây đang cưu mang 32 trẻ bị bỏ rơi,
gia cảnh khó khăn ở một con hẻm nhỏ nằm kề khu đô thị Hạnh Phúc, đại lộ
Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh. Khi biết tin phải xa lìa mái ấm đã gắn bó
lâu nay, hầu hết lũ trẻ đều lo lắng bật khóc vì sợ phải chuyển đến một môi
trường xa lạ.
Theo đó, chủ cơ sở phải trả toàn bộ
số trẻ về gia đình chăm sóc, những trẻ không có người thân sẽ đưa vào Trung tâm
Bảo trợ xã hội đủ điều kiện của TP.
Vào năm2006,vợ chồng chị Vân cùng hai
đứa con nhỏ từ trung tâm TP về huyện Bình Chánh để lập nghiệp bằng nghề đan
giỏ, may vá. Hằng ngày chứng kiến cảnhnhững đứa trẻ bị cha mẹ bỏ lăn lóc nên
vợ chồng anh chị thương cảm đem về nuôi. Tiếng lành đồn xa, đến nay vợ chồng
chị Vân đã nhận nuôi 32 em, em lớn nhất 18 tuổi và nhỏ nhất bốn tuổi.
Nghe tin mái ấm sắp giải tán, ông Paul Blizard, một người Mỹ hiện
đang sinh sống ở Việt
Chị Vân cho biết đã mời người thân của các
bé đến giao trả con cháu nhưng tất cả đều từ chối vì không có điều kiện chăm
sóc. Chị lo lắng: “Điều tôi lo nhất là khi được đưa vào trung tâm bảo trợ,
các em sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, hụt hẫng rồi học tập sa sút. Đó là chưa kể
được trả về gia đình thì bọn trẻ có được học hành nữa không. Hiện vợ chồng
tôi đã tìm một vài khu đất rộng rãi hơn. Trong thời gian tới, vợ chồng tôi sẽ
bán đi khu đất đang ở hiện tại rồi gom góp xây cơ sở đủ điều kiện ở chỗ mới.
Tôi mong chính quyền cho chúng tôi thêm một năm để thực hiện tâm nguyện này”.
Trao đổi với PV, bà Phan Thị Tuyết Mai,
Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Bình Chánh, cho biết thực hiện chỉ đạo
của Sở, các quận/huyện trong TP phải rà soát tất cả cơ sở nuôi dạy trẻ và
buộc tạm ngưng các cơ sở chưa đủ điều kiện hoạt động. “Tuần sau chúng tôi sẽ
kiểm tra lại mái ấm Hạnh Phúc. Theo báo cáo, mái ấm này không đủ điều kiện để
hoạt động vì chưa đủ diện tích, chưa có chủ quyền nhà, chưa có nguồn kinh phí
đảm bảo để lo cho các cháu. Vợ chồng chị Vân cũng đã lên huyện cho biết đang
tìm miếng đất khác đủ diện tích thành lập cơ sở nuôi trẻ. Tôi đã hướng dẫn
trong khi chờ đợi, anh chị hãy giúp chúng tôi gửi trẻ vào trung tâm bảo trợ ở
gần đây thôi. Các em sẽ được đảm bảo điều kiện tốt nhất để tiếp tục đi học.
Anh chị có thể đến thăm các em bất cứ lúc nào. Khi nào anh chị thành lập được
cơ sở nuôi trẻ, chúng tôi sẽ tạo điều kiện để anh chị đón cháu về ngay. Có
người nói giải tán thì các cháu lại thất học, bơ vơ. Tôi khẳng định ngay là
không có chuyện đó. Ngoài việc chăm sóc, các trung tâm bảo trợ sẽ định hướng nghề
nghiệp để các cháu tự lập sau này. Chúng tôi làm như vậy là muốn đảm bảo an
toàn và tốt cho tương lai của các em sau này” - bà Mai nói.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Giám đốc Sở
LĐ-TB&XH TP.HCM, cho hay Sở rất khuyến khích cá nhân, tổ chức cùng tham
gia công tác xã hội. “Sở sẽ cho kiểm tra và xem xét lại các điều kiện hoạt
động của cơ sở này. Nếu cơ sở còn thiếu những điều kiện cơ bản, có nguy cơ
ảnh hưởng tới trẻ thì chúng tôi không thể cho phép tồn tại. Còn nếu cơ sở chỉ
thiếu một vài điều kiện có thể bổ sung thì Sở sẽ hướng dẫn họ bổ sung cho đủ
và tạo điều kiện cho chủ cơ sở”.
(Theo
Pháp luật TP HCM) HỒNG MINH - HOÀNG LAN
Vấn đề nhân đạo cần được xử lý,
giải quyết một cách nhân văn. Chính quyền phường giải quyết vô tình thì cấp
quận phải định hướng, chấn chỉnh. Nếu cấp quận cũng vẫn như vậy thì thành phố
phải vào cuộc. Hãy thu xếp ổn định nơi sinh sống, học tập cho từng cháu, xong
xuôi đâu đấy thì hãy đóng cửa cơ sở. Cách giải quyết vừa qua của phường như
thể không làm nhanh thì cơ sở này sẽ gây nguy hiểm cho xã hội vậy! Hay là có
đại gia nào đó đang “thích” miếng đất vàng này?! Chuyện ông Paul Blizard đến thăm các cháu khi nghe tin dữ khiến mọi người cảm
động làm sao, và càng hổ thẹn thay cho chính quyền nơi đây.
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét