Chuyên viên Văn phòng Chính phủ to
hơn bộ trưởng?
Cập nhật lúc 09:02
Một chuyên viên Văn phòng Chính phủ
(VPCP) to hơn cả đồng chí thứ trưởng, thậm chí còn có vị trí cao hơn cả một
đồng chí ủy viên TƯ là bộ trưởng... - ĐB
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) phát biểu tại
phiên họp của QH sáng nay về dự thảo luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi. Ông đề
nghị làm rõ địa vị pháp lý của VPCP bởi trong điều 39, cơ quan ngang bộ không
quy định về VPCP.
Tham chiếu quy định điều 31 - thứ
trưởng các bộ và phó thủ trưởng các cơ quan ngang bộ là 5, ĐB đặt câu VPCP có
bao nhiêu cấp phó bởi nếu không quy định thì số lượng có thể lên tới 7, 8
người hoặc 8, 9 người cũng được. Ông đồng thời đề nghị rõ địa vị pháp lý của
VPCP là cơ quan, không phải là bộ, nhưng có phải là cơ quan ngang bộ hay
không, điều này cần thiết kế trong luật cụ thể.
"Có thể chuyển điều này thành một
khoản liên quan đến VPCP và phó chủ nhiệm VPCP cũng quy định theo khung chung
có 5 người để tránh tình trạng VPCP tuy không phải bộ nhưng là siêu bộ"
- ông Hà nói.
Nhấn mạnh đòi hỏi cải cách hành chính,
rút ngắn các quy trình thủ tục ở các cơ quan địa phương, ĐB Chu Sơn Hà cho
rằng, ngay trong nội bộ Chính phủ, VPCP cũng phải cải cách hành chính.
"Một chuyên viên VPCP còn to hơn
cả đồng chí thứ trưởng, thậm chí có vị trí cao hơn cả một đồng chí ủy viên TƯ
là bộ trưởng. Bởi các dự án, báo cáo, được trình Chính phủ hay không là do
đồng chí chuyên viên đó rình. Chúng tôi đề nghị ngay bản thân VPCP cũng phải cải
cách hành chính để phục vụ các địa phương, các bộ cho tốt hơn. Nếu như chúng
ta cải cách hành chính ở địa phương mà không cải cách ngay ở trong VPCP
thì bộ máy của chúng ta vẫn ì ạch,không hiệu quả" - ĐB Hà Nội phát
biểu.
Quy định 4 nhưng có đến 9 thứ trưởng
không chết ai
Góp ý về quy định cấp phó, ĐB Nguyễn Bá
Thuyền cho rằng quy định cứng số lượng là cần thiết, đồng tình với dự thảo
quy định các bộ, ngành không quá 5 thứ trưởng, riêng Bộ Quốc phòng, Công an,
Ngoại giao không quá 6 thứ trưởng. Tuy nhiên ông cho rằng việc dự luật
"thòng" thêm một câu "trường hợp đặc biệt" do sáp nhập
các cơ quan có nhu cầu thì trình Chính phủ để trình UBTVQH quyết định thêm
cấp phó là không hợp lý.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng
cho rằng việc dự luật thòng thêm đuôi “đặc biệt” để bổ sung thêm cấp phó thì
những bộ muốn thêm thứ trưởng sẽ "nhảy" hết vào trường hợp đặc biệt
này.
ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) đề nghị muốn
giảm cấp phó phải bớt cơ chế tập thể, liên ngành bởi hiện nay cái gì cũng xin
ý kiến làm sao không họp được. Ngoài ra cơ chế cũng biến cấp phó thành mấy
cấp hành chính, ông phó phụ trách mấy vụ thì coi như cấp trên các vụ. ĐB cho
rằng, bỏ hai điều này thì mới giảm cấp phó được.
ĐB
Lê Đình Khanh (Hải Dương) cũng lưu ý thực trạng TƯ quy định 4 thứ trưởng nhưng
thực tế có đến 9 thứ trưởng nhưng "có chết ai đâu?". "Tôi báo
cáo QH đây là chuyện thật 100%”, ông quả quyết.
Đề nghị cần hạn chế số lượng cấp phó
tối đa, ĐB Khanh đưa ra hàng loạt dẫn chứng từ các nước, Bộ Ngoại giao không
có thứ trưởng mà chỉ có trợ lí, có những nước dân số đông nhưng chỉ có tổng
thống và 1 phó tổng thống…
“Tôi nghĩ ở VN nếu giảm 1/3 cấp phó so
với quy định trong dự thảo luật thì chắc chắn bộ máy vận hành tốt hơn, năng
lực trình độ của người đứng đầu có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy cao
hơn” - ĐB nói.
Thủ tướng trách nhiệm phải lớn
Theo ĐB Bá Thuyền, quy định Thủ tướng
chỉ báo cáo với QH, UBTVQH, báo cáo với Chủ tịch nước, vắng mặt được ủy quyền
thì trách nhiệm quá nhỏ, trong khi quyền hạn rất lớn.
“Tôi đề nghị bổ sung trách nhiệm của
Thủ tướng là hoàn thành nhiệm vụ được giao; thứ hai là đấu tranh, ngăn chặn,
đẩy lùi tham nhũng lãng phí; thứ ba là trả lời chất vấn trước QH”, ĐB Bá
Thuyền nói.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Đức
Kiên cho rằng quy định như trong dự luật về quyền hạn và trách nhiệm của
Chính phủ, Thủ tướng và các bộ trưởng không tương xứng nhau.
ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) cũng nhận
thấy cả chương 2 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ mà thiếu quy định
về trách nhiệm. Ông kiến nghị luật cần quy định trách nhiệm, nhất là trách
nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng
phí.
“Vừa qua tham nhũng, lãng phí tại các
địa phương xảy ra nhiều nhưng trách nhiệm Chính phủ chưa rõ ràng. Trách nhiệm
của Thủ tướng là thực hiện tốt đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí”,
ông nhấn mạnh.
(Theo VietNamnet) Thu Hằng-
Ảnh: Minh Thăng
|
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét