Xà
xẻo tiền trợ giá, phớt lờ trách nhiệm!
Cập
nhật lúc
10:37
Ngoài việc
chuyển cơ quan điều tra 2 hồ sơ có dấu hiệu vi phạm hình sự, còn lại nhiều
hợp tác xã dù kê khống số lượng chuyên chở đều không bị quy trách nhiệm và
không phải trả lại số tiền trợ giá đã hưởng lợi bất chính
Thanh tra Sở
Giao thông Vận tải (GTVT)
TP HCM vừa có kết
luận thanh trađợt 2 (từ ngày 22-9 đến 21-12-2014) tại 15 doanh
nghiệp (DN) vận tải có xe đưa rước học sinh (HS) ở 237 trường học trên
địa bàn TP. Với hành vi khai khống tiền trợ giá và nâng khống số lượng chuyên chở đã
gây lãng phí, thất thoát lớn cho ngân
sách nhà nước nhưng
qua 2 đợt thanh tra, nhiều đơn vị sai phạm, kể cả cán bộ quản lý nhà nước,
đều không bị quy trách nhiệm gì.
Thi nhau… kê khống
Theo kết luận thanh tra, Hợp tác xã (HTX) Vận tải thủy bộ và Du lịch
Thành Long (quận 5) đứng đầu danh sách có xe đưa rước với 72 trường. Qua xác
minh 11 HS có tên trong danh sách đi xe đưa rước, họ đều xác nhận không sử
dụng dịch vụ xe đưa rước tại trường.
Trước đó, kết
luận thanh tra ngày 5-12-2013 của thanh tra sở này đối với HTX Thành Long cho
thấy rất nhiều vi phạm liên quan đến xe đưa rước HS. Cụ thể, HTX tự chấm công
việc đi xe đưa rước của từng HS; thậm chí nhiều trường hợp giả chữ ký tài xế
để tự chấm công; HTX tự lập hồ sơ thanh toán tiền trợ giá cho từng xe mà
không căn cứ số liệu thực tế thực hiện...
Xe đưa rước học sinh tại Trường THCS Thị Trấn,
huyện Củ Chi (TP HCM)
Kế đến là HTX Thanh Sơn đảm nhận đưa rước cho
41 trường. Qua kiểm tra xác minh hồ sơ thanh toán tiền ngân sách trợ giá tại 23 trường, làm việc với
7 tài xế và xác minh 9 HS cho thấy HS không đi xe buýt nhưng vẫn có tên trong
hồ sơ thanh toán. Xác minh tại Trường THCS Long Hòa do HTX này đảm nhận cũng
có 19 HS không học chiều thứ sáu nhưng vẫn được thanh toán tiền trợ giá đi xe
buýt chiều thứ sáu với số tiền hơn 3 triệu đồng.
Nghiêm trọng hơn, có 2 hồ sơ của một liên danh
là Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Dịch vụ Châu Cường và HTX Thương mại
Vận chuyển Phương Lâm bị làm giả con dấu nhà trường, chữ ký hiệu trưởng để hợp thức hóa hồ sơ thanh quyết toán tiền trợ giá
tại Trường Tiểu học Bàu Sen (quận 5) và Trường THCS Độc Lập (quận Phú Nhuận)
với tổng số tiền hưởng lợi gần 300 triệu đồng. Hiện
Sở GTVT đã chuyển cơ quan điều tralàm
rõ hành vi phạm pháp và đã thu hồi số tiền trên.
Ai được hưởng lợi?
Thực tế, một hợp đồng xe đưa rước HS đều được
ký bởi 3 bên: Nhà trường cung cấp danh sách HS có nhu cầu; HTX, DN vận tải
đưa xe vào phục vụ; Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận
tải Hành khách Công
cộng (gọi tắt là Trung tâm) chịu trách nhiệm “gác cổng” bằng cách hậu kiểm và
giám sát hợp đồng để ký duyệt và chi trợ giá. Vậy nếu kê khống, ai là người
hưởng lợi nhiều nhất: xã viên, HTX, nhà trường hay đối tượng nào khác?
Khi tiếp xúc
với phóng viên, hầu hết xã viên đều thừa nhận: “Hằng tháng, tụi tôi chỉ biết
ký tên, nhận tiền còn chuyện bao nhiêu lượt HS được đưa rước, số chuyến như
thế nào thì HTX… lo hết”. Do đó, một xã viên khẳng định: “Chạy xe chở HS rất
có “ăn”!
Ông N.V.T
(từng là xã viên của HTX Th.L và Th.S) cho biết mỗi xã viên khi nhận tiền trợ
giá hằng tháng đều ký 2 bản. Một bản có đóng dấu của đơn vị, nhà trường với
số tiền trợ giá được nhận là 2.830 đồng/lượt/HS và một bản lĩnh tiền thực với
số tiền trợ giá thấp hơn là 2.400 đồng/lượt/HS (chênh lệch 430 đồng).
Để yên bề “làm ăn”, xã viên đã phải đóng “hụi
chết” từ 1-2 triệu đồng/đầu xe và số tiền này gọi là phí bến bãi cho người
đứng ra quản lý tại các cụm trường. Chẳng hạn ở huyện Hóc Môn có nhóm Vịnh “què”, ông Ba Ký; ở
quận 12, huyện Củ Chi có ông Sang, ông Nguyễn Ngọc Long và bà Bùi Thị Nhiện…
Ngoài các khoản đó, mỗi xã viên phải chi tiền “mua tài, chuyến” từ 50-100
triệu đồng nếu muốn vào HTX.
Theo một cán
bộ của Sở GTVT, số tiền trợ giá bị các HTX cắt lại của xã viên tuy chỉ 430
đồng/lượt/HS nhưng nhân lên với số lượt HS hằng tháng thì tiền bỏ túi rất
lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng. Đơn cử, xã viên A có 2 xe đưa rước vận
chuyển 616 HS với 30.800 lượt đi học/tháng. Nếu nhân 30.800 lượt với 430 đồng
tiền bị cắt trừ sẽ thành 14,5 triệu đồng. Nếu HTX quản lý 50 xe thì con số
trên phải hơn 500 triệu đồng/tháng!
Riêng nhà trường được hưởng lợi gì? Qua kết
luận thanh tra cho thấy nhiều trường được HTX “lại quả” 125 đồng/lượt/HS từ
tiền trợ giá để bỏ vào quỹ của trường. Một số trường khác còn nhận những
khoản hỗ trợ từ các HTX như ủng hộ quỹ Công đoàn, quà trung thu, xe đưa
rước HS đi tham quan miễn phí
khi có lễ lạt...
Tiền tỉ thất
thoát: Ai chịu?
Trong văn bản kết luận thanh tra ngày 5-2, giám đốc Sở
GTVT cho rằng trước đây vào tháng 1-2014, vấn đề gian dối trong trợ giá xe
buýt đã được tổ chức kiểm điểm nên không cần thiết xử lý sau khi có kết quả
thanh tra đợt mới đây! Cần thấy rằng trước đó, TP cũng đã kỷ luật 5 cán bộ
chủ chốt của Trung tâm và Sở GTVT vì để xảy ra sai phạm trong trợ giá xe buýt
nhiều năm liền với hình thức cảnh cáo và khiển trách. Trong đó, lãnh đạo
Trung tâm chỉ bị xem là “thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý”!
Vậy sự nghiêm minh ở đâu khi hàng tỉ đồng tiền trợ giá
cho xe buýt lấy từ ngân sách TP bị “xà xẻo” nhưng cán bộ cơ quan quản lý nhà
nước chỉ bị khiển trách?
(Theo Người LĐ) THU HỒNG
|
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét