VNA
xin mua nhà ga T1: Đừng để độc quyền!
Cập nhật lúc 10:02
(Doanh
nghiệp) - Bộ GTVT nên xem xét đề nghị của từng hãng bay, từ đó có
kế hoạch tổ chức đấu thầu nhượng quyền khai thác nhà ga hành khách T1.
Không
để độc quyền khai thác
Trong
một diễn biến mới nhất, ngày 2/3, Tổng công ty Hàng không Việt Nam
(Vietnam Airlines) vừa có đề xuất gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng xin mua
nhà ga hành khách T1-Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài để quản lý điều hành và
sử dụng phục vụ cho hành khách, chuyến bay đi/đến (quốc nội) sân bay Nội Bài.
Trước đó, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet cũng có đề xuất tương
tự và Bộ trưởng Thăng đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam (ACV) thí điểm bán dứt điểm quyền khai thác sảnh E sân bay quốc tế Nội
Bài cho hãng hàng không Vietjet Air.
Về vấn đề này,
ông Lê Trọng Sành - Nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, cho biết: "Bộ GTVT phải có những chỉ đạo quyết liệt ngay từ ban
đầu, thông báo toàn bộ thông tin, thống nhất ý kiến giữa các hãng
bay, để tránh việc tranh giành, cùng nhau đưa ra đề xuất".
Ông Sành không
đồng tình nếu cho phép VNA khai thác độc quyền nhà ga T1. Bởi
lẽ, "từ đó, VNA không phát triển hệ thống ngành hàng không, cứ tự
tin một mình một chợ, không có sự cạnh tranh giá vé, dần dần thị trường hàng
không chất lượng sẽ giảm".
Cùng
quan điểm, chuyên gia Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn
Kỹ thuật Hàng không, trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết: "Hiện nay, ở
các nước cũng có việc cạnh tranh quyền khai thác các nhà ga hành
khách, nhưng các hãng cạnh tranh công bằng. Vì thế, nêu hầu hết tất cả các
nhà ga đều được nhượng lại cho các hãng bay nhỏ, khai thác 1 phần".
Bởi
theo ông Tống thì nếu như 1 hãng mua toàn bộ, thì sẽ biến thành độc quyền,
lúc đó thị trường giá vé sẽ bị thao túng.
VNA
không dùng hết nhà ga T1
Bàn
về phương án xử lý, ông Tống nhận định: "Nếu như nhà ga có sảnh
A,B,C,D,E thì chỉ nên nhượng lại cho Vietjet Air sảnh E, VNA đông khách hơn
thì nhượng lại 2 sảnh, còn 2 sảnh thì sẽ do nhà nước quản lý, hoặc là cho 1
hãng hàng không khác khai thác. Nếu để VNA độc quyền, một mình một
chợ, sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, một hãng máy bay nắm toàn
bộ độc quyền của nhà ga hành khách".
Nhận
định dựa trên cơ sở số lượng hành khách, ông Tổng cho rằng, cả VNA và Vietjet
Air đều không sử dụng hết các sảnh nhà ga T1. Các hãng hàng cũng chỉ nên
sử dụng nhà ga hành khách vừa đủ cho mình, không nên có sự lấn lướt nhau.
Về
góc độ quản lý, đưa ra quyết định của Bộ GTVT, ông Tống nhận định: "Vấn
đề bán hay nhượng quyền sử dụng để thu hồi vốn, phải dựa trên cơ sở, lấy vốn
đó đầu tư cái có lợi hơn thì mới nên làm.
Lấy ví
dụ đơn giản, đang đầu tư khách sạn, thấy có lời nhưng có dự án làm khách
sạn khác lời hơn, dĩ nhiên lúc đó thì nên đồng ý bán, khác hẳn với việc
mang tiền đầu tư vào khách sạn không có ai đến, thì đó là việc làm sai về mặt
tài chính, chính sách".
Chính
vì vậy, theo ông Tống, Bộ GTVT nên tổ chức đấu thầu để cho các hãng hàng
không tham gia, lựa chọn sảnh nhà ga để hoạt động theo nhu cầu.
Trước đó,
trong văn bản của VNA trình lên Bộ GTVT, có nêu rõ, cách thức này sẽ tạo
điều kiện cho hãng hàng không trực tiếp được giao quản lý sử dụng tìm biện
pháp giảm chi phí trong vận tải hàng không, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
Linh hoạt và chủ động trong sắp xếp khai thác tại nhà ga, phòng chờ, các quầy
và mặt bằng trong nhà ga để nâng cao chất lượng dịch vụ, thuận tiện trong
khai thác.
Vietnam
Airlines cho biết sẽ quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp đảm bảo nâng cao
chất lượng dịch vụ, thuận lợi cho hành khách.
Trao
đổi với báo chí, Cục trưởng cục hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho rằng
đây là vấn đề còn mới, vừa làm vừa nghiên cứu, các bước phải thực hiện sắp
tới sẽ được đẩy nhanh để trong vòng “một hai tuần nữa bộ sẽ công bố tiêu chí
để nhà đầu tư quan tâm kinh doanh tại các cảng hàng không, sân bay biết”.
(Theo Đất Việt) Tuyết Mai
|
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét