Không thần thánh nào cổ súy cho lễ hội chém giết
Cập nhật lúc 08:55
Lễ hội cướp phết Hiền Quan 2015 tại xã Hiền Quan
(Tam Nông, Phú Thọ) diễn ra ngày 3.3.Ảnh: T.L
Có
thể nói, lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) là khởi nguồn cho làn
sóng mà dư luận đang đòi phải hủy bỏ hủ tục nhiều tính dã man, thiếu tính
giáo dục này thì lễ hội dùng vồ đập đầu trâu cho đến chết đẩy dư luận lên đến
cao trào của sự phẫn nộ.
Báo Lao Động ra ngày 26.2.2015 mở diễn đàn “Hủ tục - giữ
hay bỏ” đã nhận được ý kiến của bạn đọc có chung một quan điểm, lễ hội mang
tính cộng đồng thì không nên có yếu tố bạo lực, chém giết động vật.
Nhiều hủ tục đã được xoá bỏ
Dư luận từng lên án gay gắt tập tục con chào đời phải chết
theo khi mẹ qua đời ở một số dân tộc sống trên dãy Trường Sơn. Để chống lại
tập tục có từ bao đời nay với đồng bào dân tộc không phải dễ dàng gì, nhưng
với anh Nguyễn Xuân Diệu, quê Vĩ Dạ (Hưng Phú, Thừa Thiên - Huế) lấy vợ người
dân tộc Ma Coong (Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) đã góp phần làm được
việc đó. Khi hay tin một trẻ đang được dân làng chuẩn bị chôn theo mẹ, anh
đến xin được giữ đứa bé lại đã bị dân làng phản đối. Anh hứa sẽ nộp phạt để
cúng Giàng, nếu đứa trẻ sống mà Giàng trừng phạt dân làng. Năm tháng đã qua,
đứa trẻ sống khỏe mạnh mà dân làng lại chẳng thấy Giàng phạt, họ đã đến dự lễ
anh Diệu tổ chức đặt tên cho cháu. Nhờ vậy, hơn 20 năm qua, bà con dân tộc Ma
Coong đã xóa bỏ được tập tục man rợ này.
Trở lại lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng và dùng vồ đập
đầu trâu cho đến chết ở làng Hương Nha (Tam Nông, Phú Thọ), khi bị dư luận
lên án thì người dân của làng Ném Thượng nói rằng không chém lợn thì coi như
mất hội, việc chém lợn là để tưởng nhớ vị tướng Đoàn Thượng đã chém lợn khao
quân ở tại đây. Người dân Hương Nha cho rằng, lễ hội đập đầu trâu là để tưởng
nhớ công đức của nữ tướng Xuân Nương (thời Hai Bà Trưng). Xin được đặt câu
hỏi rằng, có sử sách nào ghi lại là tướng Đoàn Thượng có chém lợn kiểu phải
buộc dây, căng chân lợn rồi chém, cũng như nữ tướng Xuân Nương có dùng vồ đập
đầu trâu cho đến chết?
Tương tự, việc có hay không vua thời Trần phát ấn trong
đêm khai ấn đền Trần (
Chúng tôi xin cảm ơn bạn Huỳnh Duy Khang (TPHCM) đã gửi
đến tòa soạn câu chuyện đầy ý nghĩa của ngôi chùa Liên Hoa (quận 11, TPHCM),
nơi bạn đang sinh sống. Suốt 12 năm qua, Thượng tọa Thích Duy Trấn - trụ trì
chùa - đã kiên trì vận động phật tử khi đến chùa không đốt vàng mã, nên dùng
số tiền đó quyên góp từ thiện giúp đồng bào còn khó khăn. Lò hóa vàng tại
chùa cũng được dỡ bỏ. Khi mới phát động, nhiều phật tử phản đối, Thượng tọa
vẫn kiên trì giải thích, ông cho phật tử xem những hình ảnh thiếu thốn, khó
khăn của trẻ em, bà con vùng sâu, xa… và không có quyển kinh sách nào của
Phật giáo ghi lại việc Phật cúng vong linh hoặc khấn vái người quá cố thì
phải đốt vàng mã. Quyết tâm bài trừ việc “dùng tiền thật mua tiền giả” của
Thượng tọa Thích Duy Trấn đã được các phật tử hưởng ứng, chùa Liên Hoa đã
quyên góp được hơn 6 tỉ đồng để làm từ thiện.
Lễ hội đã vượt quá tính truyền thống dân gian
Không ít ý kiến đã phân tích về sự biến tướng của các lễ
hội, mang màu sắc của kinh doanh nhiều hơn là ý nghĩa của truyền thống dân
gian. Hẳn ai cũng phải giật mình khi cả nước có tới gần 9.000 lễ hội. Việc
phục dựng lại các lễ hội dân gian một cách ồ ạt dẫn đến những lệch lạc như
phải cướp được lễ, lộc thì mới gặp may trong năm. Hoặc như, trong khi Bộ Y
tế, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã tốn bao tiền của để vận động
bài trừ quan điểm sinh con trai để “nỗi dõi tông đường” dẫn đến tình trạng
mất cân bằng giới tính thì ở thôn Phù Liễn (Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc”)
vừa diễn ra lễ hội đúc Bụt. Theo truyền thuyết thì lễ hội đúc Bụt nhằm ôn lại
quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Kinh Ngọc
công chúa - nữ tướng tài ba, trí dũng vẹn toàn, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai
Bà Trưng đền nợ nước, trả thù nhà, diệt giặc Tô Định. Lễ hội có màn cướp
chiếu và tin vào lời tương truyền, ai sở hữu được chiếc chiếu thì sẽ sinh con
trai… Thế rồi “khát vọng” con trai đã khiến người dự lễ tranh nhau, giẫm đạp
lên nhau để cướp cho được sợi chiếu…
Loại bỏ những lễ hội mang tính hủ tục, thiếu tính giáo dục
là hết sức cần thiết như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trước khi
khép lại chuyên mục này, Báo Lao Động xin cảm ơn bạn đọc đã bày tỏ ý kiến
tham gia diễn đàn, chung tiếng nói để trả lại cho lễ hội dân gian mang đậm
chất văn hóa truyền thống.
Tại phiên họp báo ngày 2.3, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm VP Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, giao Bộ VHTTDL cùng các địa phương tổ chức tọa đàm, tìm ra
những giá trị văn hóa đích thực để lưu truyền, bảo vệ phát huy, những điều gì
không phù hợp, tốt đẹp, cần thiết nữa thì bỏ cũng như kịch liệt lên án.
Nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân: “Cái gì chưa
văn minh thì nên loại bỏ”
Cụ Hồ ngày trước từng nói, trong phong tục tập quán
chúng ta cũng cần xem xét lại, cái gì hay thì ta giữ, cái gì chưa văn minh
thì nên loại bỏ. Đáng nhẽ những hội làng chỉ là hội của một địa phương, ngày
xưa hay gọi là vào đám. Giờ thì hội làng là lễ hội để những người đi xa làm
ăn có điều kiện về làng góp vui, bên cạnh đó kéo theo khách thập phương về
cùng vui và trở thành thứ thị trường để mua bán, để cung tiến cho làng mình
tu sửa di tích. Cái đó cũng tốt thôi. Tuy nhiên, nhiều lệ cũ không còn thích
ứng, gây nhiều phản cảm làm cho người chứng kiến lễ hội. Bảo vệ những phong
tục cũ, bảo tồn di sản văn hóa là quý. Tuy nhiên, những di sản đó còn phù hợp
với văn minh của xã hội bây giờ chưa thì cần tính toán. Theo tôi, vấn đề là
làm thế nào để lễ hội của chúng ta tiêu biểu cho tính chất lịch sử, là điểm
tựa ca ngợi những anh hùng dân tộc, ca ngợi những người dũng cảm vì dân vì
nước mà được thờ phụng. THÔNG
CHÍ (ghi)
Sao lại cướp... “lộc”!
Các lễ hội của người Việt, tùy theo vùng miền, dân tộc,
tôn giáo…, nhưng thường diễn ra vào đầu năm. Đây là khoảng thời gian nhàn rỗi
nhất của nhà nông. Tuy có khác nhau về hình thức, quy mô tổ chức, nhưng đều
có chung một mong muốn là được vui chơi, giải trí, cầu mong mưa thuận gió
hòa… Nhưng nay thì biến tướng đã khá nhiều. Liên kết các sự kiện vừa qua thì
dư luận mới chợt nhận ra rằng: Tại sao bây giờ lại nảy sinh tình trạng khá
phổ biến là… cướp “lộc” trong các lễ hội? ĐÀO DUY TUẤN
Cướp lộc ở hội đền Gióng là... “cướp có văn hoá”!
Tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều 3.3,
liên quan đến tập tục cướp hoa tre tại lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, TP.Hà Nội),
Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phan Đăng Long lý giải: Cần phải hiểu
“cướp lộc” là “cướp có văn hoá”, chứ không phải hiểu theo nghĩa đen như kiểu
cướp giật. Nhiều báo chí nêu hiện tượng đánh nhau, chúng tôi tìm hiểu thì
người dân địa phương khẳng định, không có chuyện đó. Báo cáo chính thức của
UBND huyện Sóc Sơn cũng cho biết, chưa năm nào lễ hội Gióng lại thành công,
an toàn, trật tự như năm nay. Theo ông Long, lễ hội Gióng có tục cướp lộc
thánh, cướp giò hoa tre - đây đều là những tục lệ có từ xưa, người dân quan
niệm ai cướp được là sự may mắn. Do vậy, từ cướp ở đây không nên hiểu là cướp
giật, mà là hành vi “cướp có văn hóa”! P.L
(Theo
Lao động) Lê Huân
|
Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét