Vì sao
95 tuổi, mới được phong danh hiệu NGND?
Cập nhật lúc 08:41
Khi GS Lê Quang Long nhận danh hiệu Nhà
giáo nhân dân năm 2014, đã có rất nhiều ý kiến thắc mắc tại sao, một nhà giáo
có 65 năm tận tuỵ với nghề, có đóng góp to lớn với sự nghiệp khoa học kĩ
thuật… đến lúc này mới được phong tặng?
Hồ sơ có tới cả trăm thủ tục
Được biết, trước đó GS Lê Quang Long
còn chưa nhận được cả danh hiệu Nhà giáo ưu tú (NGƯT). Trong đợt xét phong
tặng lần này, GS Lê Quang Long được xét đặc cách danh hiệu NGND.
Việc GS Lê Quang Long chưa từng nhận
danh hiệu nào là một “chuyện lạ” đối với nhiều đồng nghiệp, học trò của ông.
Mặc dù trong những lần phong tặng trước đó, đã có nhiều nhà giáo được đặc
cách phong tặng danh hiệu NGND.
PGS. TS Trần Xuân Nhĩ từng bày tỏ:
“Thầy Lê Quang Long là thầy dạy, sau này là đồng nghiệp của tôi. Tôi kính
trọng tài năng, đạo đức và mong muốn thầy trở thành Nhà giáo nhân dân trong nhiều
năm về trước. Nhiều lần tôi đã đề nghị thầy làm thủ tục theo cơ chế của Nhà
nước nhưng thầy Long không làm vì cho rằng phục vụ nhân dân tốt là được
rồi…”.
Thủ tục giấy tờ được một số nhà giáo
chia sẻ là nguyên nhân khiến nhiều người “ngại” khi được đề nghị làm hồ sơ
xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.
Bởi theo Thông tư hướng dẫn về tiêu
chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân
(NGND), nhà giáo ưu tú (NGƯT), có tới cả trăm quy định, thủ tục để các nhà
giáo được phong tặng các danh hiệu này.
Ví như, tiêu chuẩn để xét phong tặng
danh hiệu NGND gồm: Có tài năng sư phạm xuất sắc, có uy tín lớn và ảnh hưởng
trong ngành và trong xã hội, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp
thừa nhận, là nhà giáo mẫu mực được học trò và nhân dân kính trọng, có nhiều
thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn,
nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.
Một
trong các tiêu chuẩn nữa là phải có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy
từ 20 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công
tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi
dạy, giảng dạy.
Thông tư 07 cũng lượng hóa điều kiện về
sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học... để đạt danh hiệu NGND.
Tổ chức lấy tín nhiệm ở cơ sở nhiều lần
Một NGND mới được phong tặng danh hiệu
tiết lộ, may mà đơn vị nơi ông công tác đã nhiệt tình làm hồ sơ cho ông. Chứ
nếu để ông tự làm chắc sẽ không bao giờ hoàn thành nổi bộ hồ sơ.
Bộ hồ sơ còn phải chi tiết tới cả những
minh chứng đi kèm, như ảnh chụp lại những bằng khen mà ông nhận được. Để bộ
hồ sơ được phê duyệt, cơ sở nơi nhà giáo này công tác đã tổ chức lấy tín
nhiệm tới cả chục lần.
Hướng dẫn Triển khai xét tặng danh hiệu
NGND - NGƯT lần thứ 13 năm 2014 của Bộ GD-ĐT quy định “cực khó”: Hội đồng xét
tặng danh hiệu NGND, NGƯT các cấp phải có từ 9 thành viên trở lên. Danh sách
các nhà giáo được đưa vào bỏ phiếu phiên tán thành của Hội đồng cấp huyện
hoặc tương đương phải có số phiếu tại phiên họp sơ duyệt đạt từ 80% trở lên;
Hội đồng cấp tỉnh và tương đương có số phiếu sơ duyệt đạt từ 90% trở lên. Như
vậy, chỉ cần 1 – 2 người không bỏ phiếu thuận là không được thông qua.
Vì vậy, nhà giáo này còn bảo: “Chính
ra, phải gọi danh hiệu NGND này là thành tích của tập thể, tôi chỉ thay mặt
tập thể nhận thôi”.
Như trường hợp của GS Lê Quang Long,
NGƯT Nguyễn Khắc Phi đã từng phải “kêu gọi”: “Cần có quan niệm thoáng về cái
gọi là cơ sở đề nghị. Có thể là ĐHSP Hà Nội, cũng có thể là Hội Sinh lí học
Việt
Một nhà khoa học, nhà giáo khác, tiếng
tăm lừng lẫy không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế, đến lúc qua đời vẫn chỉ
có danh hiệu NGƯT. Lý do, như câu chuyện lưu truyền trong “dân gian”, là khi
khai hồ sơ về số lượng bài báo khoa học ông khai vỏn vẹn “1000 bài”, số lượng
sách đã in ông khai “100 cuốn”. Hồ sơ của ông bị loại vì hội đồng cho rằng
ông không nghiêm túc.
(Theo VietNamnet) Ngân Anh
|
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét