Đà Nẵng:
Hàng trăm công nhân đình công vì bị hành xử lạ lùng
Cập
nhật lúc 07:44
CN
tập trung phản ứng vì cách hành xử tệ của Công ty TNHH MTV T.B.O Vina (KCN
Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Sáng 20.11, hơn 300 công nhân (CN) Công ty TNHH MTV T.B.O Vina (sản
xuất hàng may mặc, đường số 6, KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã
tổ chức đình công, phản đối kịch liệt vì bị lãnh đạo Công ty này ứng xử tệ,
đưa ra nhiều quy định ngặt nghèo, đơn phương buộc CN phải thực hiện.
Công nhân chỉ được đi vệ sinh 1 ngày 3
lần (!?)
Nhận được tin báo, hàng loạt các cơ quan gồm Sở LĐTB-XH, CĐ các KCN-CX, LĐLĐ TP Đà Nẵng, Ban quản lý KCN Hòa Khánh và UBND quận Liên Chiểu đã cử cán bộ xuống nắm tình hình, can thiệp giải quyết. Gần chục chiến sĩ công an khu vực cũng được điều động đến để trấn giữ an ninh trật tự. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến Công ty để tìm hiểu sự việc thì bị “dàn” bảo vệ chặn lại ở cổng, không cho vào tiếp cận CN. CN S. bức xúc: “Công ty ra thông báo bắt chủ nhật tuần này chúng tôi phải đi làm, thứ 7 tuần sau nghỉ bù nhưng không tính lương thêm giờ. Đã vậy, Công ty cũng không thõa thuận trước với CN mà đơn phương đưa ra thực hiện. Trong khi đó, nhiều CN nhà xa, có con cái nữa nên việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình. Đặc biệt, một tháng nay, lãnh đạo Công ty chỉ cho phép CN đi vệ sinh 1 ngày 3 lần, nếu đi hơn 3 lần sẽ bị phạt bằng cách trừ vào các khoản thu nhập của CN (!?)”. Theo các CN, để giám sát việc này, lãnh đạo Công ty bố trí trước phòng vệ sinh một bảo vệ ngồi bàn nghi tên, phát thẻ đi vệ sinh, đếm số lần đi. Trong buổi sáng, giữa đại diện Công ty và hàng loạt các cơ quan chức năng nói trên đã có buổi đối thoại căng thẳng với hàng trăm CN làm việc tại Công ty. Bà Đình Thị Thanh Hà - Chủ tịch CĐ các KCN-CX Đà Nẵng - cho biết: Tại buổi làm việc, phía Công ty ghi nhận những kiến nghị của CN, nhưng có vẻ chưa thiện chí lắm!. Việc Công ty áp đặt một chiều chuyện đi vệ sinh, hoán đổi giờ làm không thông báo trước với CN là có”. Mâu thuẫn dâng trào vì cách hành xử Theo bà Hà, Công ty này chỉ mới hoạt động được 3 tháng (từ tháng 8.2014 đến nay) với số lượng gần 400 CN, giám đốc Công ty là người Hàn Quốc.
“Phía Công ty có quyền thay đổi giờ làm
nhưng đột xuất thì phải thõa thuận với NLĐ. Tuy nhiên, Công ty đã không làm
vậy. Theo phản ánh của CN thì tháng trước Công ty cũng đã áp dụng 1 lần. CN
thấy Công ty còn mới nên họ nhịn. Tuy nhiên, tháng này việc làm này lại tái
diễn nên CN bức xúc. Họ chưa kịp đưa kiến nghị thì bị Công ty ra thông báo
tiếp: Ai ở lại làm thì làm, không làm thì ra khỏi xưởng, khiến mâu thuẫn dâng
trào. Thái độ ứng xử của Công ty như vậy là có vấn đề. Nhiều khả năng Công ty
này sẽ bị thanh tra” - bà Hà nói.
Tại buổi đối thoại, các CN yêu cầu nếu họ
đi làm ngày chủ nhật thì phải trả 200% theo quy định của pháp luật. Còn nếu
hoán đổi giờ làm thì phải trả 100% và phải thõa thuận trước với NLĐ, không
được cưỡng bức.
Bà Hà cho rằng: “Do Công ty còn quá mới, nhiều LĐ chưa qua thời gian học việc nên hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế chưa rõ ràng. Mọi thứ còn lơ lửng vậy nên NLĐ cảm thấy bị ép rất nhiều. Đó là tâm lý chung. Có đúng như công nhân phản ánh không phải chờ thanh tra vào cuộc mới biết được”.
Cùng quan điểm, ông Ngô Văn Sang - Phó Trưởng
phòng Việc làm - tiền lương - bảo hiểm xã hội (Sở LĐTBXH TP Đà Nẵng) - cho
biết: “Công ty chỉ mới đăng ký kinh doanh, còn các chế độ tiền lương, bảo
hiểm xã hội, giờ làm và hoạt động CĐ đều chưa ổn định và đi vào nề nếp. Chúng
tôi đã hướng dẫn cho lãnh đạo Công ty cần thực hiện đúng các quy định về pháp
luật lao động và họ cũng đã cam kết thực hiện trong thời gian đến”.
Đến gần 13h chiều, cuộc đối thoại với hàng
trăm CN mới kết thúc. Cũng trong chiều 20.11, Công ty cho toàn bộ CN nghĩ
việc, hôm sau đi làm lại.
(Theo Lao động) NHIỆT BĂNG
|
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét