Cẩn
trọng với lạm phát tăng mạnh sau khi rớt đáy
Cập nhật lúc 14:10
(VnMedia) - Trao đổi bên lề Quốc hội, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân
e ngại, thông thường nếu lạm phát thấp quá thì sẽ tăng mạnh trong tương lai,
sau khi rớt xuống đáy. Vì vậy, chính sách tiền tệ phải tiếp tục được nới lỏng
có kiểm soát...
|
Đại biểu Quốc hội
Trần Hoàng Ngân
|
- Thưa ông, thông
thường cuối năm, giá cả tăng nhưng năm nay CPI lại khá thấp, ông đánh giá thế
nào về điều này?
Tháng 11, lạm phát ở mức khoảng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức
thấp và nếu như không có điều chỉnh về giá dịch vụ y tế hay giáo dục thì còn
thấp nữa.
Điều này thể hiện 2 nguyên nhân. Về khách quan là do giá gạo và giá dầu giảm.
Cả thế giới đang lo lắng về giá dầu giảm bởi thông thường, giá xuống thể hiện
2 yếu tố, một là nền kinh tế thế giới đang khó khăn, tổng cầu yếu đi, hai là
do khai thác nhiều. Vì vậy, các nước sản xuất dầu đang ngồi lại cân nhắc có
giảm nguồn cung hay không.
Về nguyên nhân chủ quan, thời gian qua chúng ta ưu tiên cho giải pháp ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên các chính sách rất thận trọng, nhưng lại
cộng hưởng với các yếu tố bên ngoài nên chỉ số giá đi xuống.
Vấn đề hiện nay là làm sao chúng ta phải tận dụng cơ hội giá cả đang thấp này
để nới lỏng các chính sách tài khoá, tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhưng phải kiểm soát vì thông thường nếu lạm phát thấp quá thì sẽ tăng mạnh
trong tương lai, sau khi rớt xuống đáy. Vì lẽ đó, chính sách tiền tệ phải
tiếp tục được nới lỏng có kiểm soát.
Tôi nghĩ rằng lãi suất phải tiếp tục được điều chỉnh trong thời gian tới để
hỗ trợ Doanh nghiệp. Hoặc phải có gói hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn để
doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Có gói hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn này thì sẽ tăng nguồn cung tiền trên
thị trường, tạo lập mặt bằng giá mới ở mức cta có thể kiểm soát được. Mặt
khác, thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới.
- Vừa rồi Ngân hàng Nhà nước cũng có
Thông tư 36 với mục đích khơi thông dòng vốn ra thị trường, nhưng theo ông
động thái này liệu có đạt mục đích?
Hiện nay dư địa tín dụng 12% thì chắc chắn đạt được rồi. Tuy nhiên, nhìn về
trung và dài hạn trong giai đoạn tới mới là quan trọng
- Theo ông, trong tháng tới nếu không có
tiến triển, liệu nền kinh tế có rơi vào giảm phát?
Không, chúng ta đang có lạm phát 2,7%, không phải âm. Còn chỉ số giá bình
quân lúc lên lúc xuống nhưng vẫn dương.
- Ngoài giải pháp kích thích đầu tư của
doanh nghiệp ra, còn có giải pháp nào hay không?
Hiện nay ngoài tăng cầu, chúng ta còn có tăng lương , vừa qua Quốc hội đã
quyết định tăng lương 8% cho cán bộ xã cũng là mục đích hỗ trợ tăng tổng cầu.
Ngay cả chi đầu tư cũng tăng lên.
- Về giải pháp hỗ trợ lãi suất trung và
dài hạn, theo ông, giải pháp nào để doanh nghiệp có thể tin tưởng và đầu tư?
Doanh nghiệp rất mong muốn nguồn vốn với lãi suất ổn định và thấp, ví dụ với
lãi suất 5%/năm trong vòng 5 năm, nhưng phải giữ ổn định . Mà với lãi suất
này thì ngân hàng thương mại không thể đáp ứng được, vì họ là kinh doanh, lãi
suất phải thả nổi theo thị trường. Mà thả nổi thì doanh nghiệp rất lo ngại vì
sợ lạm phát quay lại thì lãi suất lại tăng lên, nếu tăng thì doanh nghiệp rất
khó khăn và có thể phá sản nữa.
Do vậy, phải có nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp để đảm bảo khoản đó. Nguồn
này, thì về mặt chênh lệch lãi suất thì là từ nguồn ngân sách nhà nước, còn
nguồn tiền vay thì từ Ngân hàng Nhà nước bơm cho các ngân hàng thương mại. Đó
là các giải pháp chúng ta thấy khả thi nhất .
- Nhưng ngân sách hiện đang khó khăn thì
lấy đầu ra tiền để làm những việc đó?
Đây là khoản đầu tư chứ không phải là khoản hỗ trợ đơn giản. Đầu tư cho doanh
nghiệp hoạt động trở lại và phát triển thì chúng ta sẽ có nguồn thu trong
tương lai. Đó là khoản đầu tư phát triển rất hiệu quả.
Thậm chí Chính phủ có nhiều nguồn. Ngay như nguồn từ cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước hiện nay, với quỹ hỗ trợ cổ phần hóa, nhưng mới chỉ trong doanh
nghiệp nhà nước. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta có quỹ phát triển,
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp… nhưng các nguồn đó quá nhỏ so với lực
lượng doanh nghiệp của chúng ta hiện nay, cần có giải pháp hỗ trợ cho nguồn
đó nhiều hơn.
- Với tình hình hiện nay, ông dự báo lạm
phát cuối năm khoảng bao nhiêu?
Theo tôi, có thể dao động trong khoảng 4%.
- Vậy với 4% thì có nên giảm lãi suất nữa
không, thưa ông?
Hiện nay đã giảm hết cỡ, lãi suất của Ngân hàng Thương mại đã nằm trong
khoảng đó rồi. Lãi suất huy động, lãi suất cho vay có thể sẽ tiếp tục giảm
nữa, nhưng khả năng giảm sâu thì khó, nên phải theo dõi mức này có ổn định
không. Nếu giữ được mức ổn định như thế này, thậm chí như bình quân của các
nước phát triển là 2% thì chúng ta mới mạnh dạn giảm lãi suất cho vay được.
Nhưng do lạm phát của chúng ta biến đổi liên tục, tính ổn định chưa chắc chắn
được, nên hầu như chưa ai đưa được con số chắc chắn cho năm sau.
- Quốc hội đã đặt ra mức lạm phát kế
hoạch cho năm sau. Theo ông mức lạm phát năm tới liệu có đạt được như kế
hoạch không? Có cơ hội giảm lãi suất nữa không?
Tôi nghĩ với tình hình này, mức lạm phát năm sau cũng sẽ dao động từ 5 – 6%.
Và lãi suất đã giảm tới mức này, tôi nghĩ về cơ bản sẽ ổn định ở mức hiện
nay.
(Theo VnMedia) Tuệ
Khanh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét