Cơ quan Israel dự
đoán 4 kịch bản xung đột ở Hoa Đông, Biển Đông
Cập nhật lúc 07:45
(GDVN) - Các kịch bản xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông với
nhiều nhân tố phức tạp, nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ngoại giao... cung cấp
nhiều nội dung cân nhắc
|
Tình
hình bố trí quân sự ở lãnh thổ Nhật Bản do Google cung cấp
|
Nhà phân tích Gary Sands gần đây có bài
viết đăng trên trang mạng "Hiệp hội chính sách ngoại giao" - một cơ
quan nghiên cứu Mỹ.
Bài viết cho rằng, cùng với tình hình biển
Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2014 ngày càng căng thẳng, công ty "Chiến
lược" Wikistrat - cơ quan nghiên cứu thương mại nổi tiếng Israel gần đây
đã công bố một bản báo cáo liên quan đến nhà phân tích của công ty này đưa ra
các kịch bản xảy ra xung đột ở biển Hoa Đông, Biển Đông.
Sau khi phân tích nhiều loại nhân tố quan
trọng làm cho tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông không ổn định, báo cáo
cho rằng, biển Hoa Đông và Biển Đông tồn tại 4 loại xung đột tiềm tàng,
trong đó bao gồm hai nước Trung Quốc và Mỹ lùi lại một bước để cho tình hình
khu vực phát triển, thay đổi trong sự ảnh hưởng không có siêu cường.
Tuy nhiên, trong tình hình này, cạnh tranh
giữa các nước chủ trương lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông vẫn tồn tại,
đặc biệt là Nhật Bản. Nhiều quốc gia khu vực sẽ lựa chọn nâng cấp lực lượng
vũ trang của họ để đề phòng mối đe dọa từ Trung Quốc trong tương lai.
Trong mấy năm qua, do bị ảnh hưởng bởi Trung
Quốc ngày càng "tự tin" và mạnh lên, tình hình biển Hoa Đông và Biển
Đông ngày càng căng thẳng.
Nhiều quốc gia khu vực này trong đó có Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines đều tuyên bố
có chủ quyền đối với một phần lãnh thổ biển Hoa Đông hoặc Biển Đông, trong
đó một số yêu cầu lãnh thổ tồn tại chồng lấn.
|
Tình
hình bố trí quân sự ở lãnh thổ Nhật Bản do Google cung cấp (nguồn báo Hoàn
Cầu, TQ)
|
Biển Hoa Đông và Biển Đông có nghề cá
và trữ lượng dầu khí phong phú. Là siêu cường lớn nhất trên thế giới và người
bảo vệ trật tự quốc tế hiện nay, Mỹ lo ngại Quân đội Trung Quốc ngày càng tự
tin và mạnh lên, lo ngại Bắc Kinh có thể sẽ làm nổ ra xung đột ở đảo
Senkaku, quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough.
Sự lo ngại của Washington hoàn toàn không
phải không có căn cứ - trong 10 năm qua, thông qua thúc đẩy phát triển hệ
thống vũ khí mới trong nước và mua sắm hệ thống vũ khí nước ngoài tiên
tiến, năng lực Hải quân và Không quân Trung Quốc được tăng cường rất lớn.
Trong vài năm qua, để đáp trả hành động
ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh, rất nhiều quốc gia tồn tại tranh chấp lãng
thổ với Trung Quốc đều đang tìm cách nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải
quân.
Hệ thống chống can thiệp/phong tỏa khu vực
do Trung Quốc không ngừng phát triển cũng rất tiên tiến, dư luận đã hoài nghi
về năng lực phản ứng khủng hoảng của Hải quân Mỹ.
Cùng với tình hình Biển Đông và biển
Hoa Đông ngày càng căng thẳng trong năm 2014, công ty Wikistrat - cơ quan
nghiên cứu thương mại nổi tiếng Israel gần đây đã công bố một bản báo cáo
liên quan đến nhà phân tích công ty này tưởng định về các cuộc xung đột ở
biển Hoa Đông và Biển Đông.
|
Tình
hình bố trí quân sự ở lãnh thổ Nhật Bản do Google cung cấp (nguồn báo Hoàn
Cầu, TQ)
|
Báo cáo đã chỉ ra 4 nhân tố quan trọng làm
cho tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông bất ổn, trong đó bao gồm: tinh thần
dân tộc ở khu vực tăng lên và tác động qua lại, năng lực của nhân viên đàm
phán và con đường ngoại giao quốc tế, kiểm soát tham vọng tài nguyên biển và
xây dựng vũ trang khu vực. Sau khi phân tích 4 nhân tố này, nhà phân tích của
công ty Wikistrat cho rằng, biển Hoa Đông và Biển Đông tồn tại 4 loại kịch
bản xung đột.
Kịch bản 1: Bắc Kinh chi phối tình
hình biển Hoa Đông và Biển Đông
Bài viết cho rằng, trước hết là kịch
bản xấu nhất, đó là tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông do Bắc Kinh chi phối.
Nhà phân tích của công ty Wikistrat tưởng định, Mỹ sẽ từ bỏ chiến lược
"chuyển trọng tâm sang châu Á", làm cho các nước mới nổi ở khu vực tự
thành lập liên minh ngăn chặn Trung Quốc.
Do bản thân liên minh ASEAN tồn tại
điểm yếu, hơn nữa khả năng tự bảo vệ có hạn, cộng với tinh thần dân tộc chủ nghĩa
lên cao, cho nên, Trung Quốc có thể tương đối tự do thông qua các thủ đoạn
quân sự, chính trị và ngoại giao để mở rộng vai trò ảnh hưởng ở Biển Đông và
biển Hoa Đông.
|
Tình
hình bố trí quân sự ở lãnh thổ Nhật Bản do Google cung cấp
|
Kịch bản 2: Hai nước Trung Quốc và Mỹ
đều lùi một bước
Trong kịch bản này, Mỹ và Trung Quốc sẽ
đều lùi một bước, để cho tình hình khu vực phát triển, biến đổi trong điều
kiện không bị ảnh hưởng bởi siêu cường.
Tuy đã tránh được tình hình xấu nhất, nhưng
cạnh tranh giữa các nước chủ trương lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông vẫn
tồn tại, đặc biệt là Nhật Bản.
Nhiều quốc gia khu vực sẽ lựa chọn nâng
cấp lực lượng vũ trang của họ để đề phòng mối đe dọa Trung Quốc trong tương
lai.
Kịch bản 3: Mỹ-Trung tranh đoạt ảnh
hưởng ở biển Hoa Đông và Biển Đông
Trong kịch bản này, nhà phân tích của công
ty Wikistrat giả thiết Trung Quốc và Mỹ đều sẽ tiếp tục tìm cách kiểm soát
tình hình khu vực, khả năng gây ra xung đột từ tình hình này là cao nhất.
Trong tình hình này, tinh thần dân tộc chủ
nghĩa lên cao, khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng cường xây dựng quân bị,
cộng với tranh chấp điên cuồng tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển tranh chấp
sẽ tiếp tục thu hút sự can thiệp của Washington và làm cho Bắc Kinh tiến hành
đáp trả tương ứng.
|
Tình
hình bố trí quân sự ở lãnh thổ Nhật Bản do Google cung cấp (nguồn báo Hoàn
Cầu, TQ)
|
Kịch bản 4: Quốc tế tự do của Mỹ tiếp
tục phát triển
Kịch bản cuối cùng là trường hợp tốt nhất.
Trong tình hình này, Trung Quốc thực sự "trỗi dậy hòa bình", đồng thời
cho phép Mỹ phát huy vai trò tổng hợp trong xây dựng trật tự khu vực.
Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi nhân tố trong
nước (bao gồm bất ổn ở Tân Cương) và nhận thức được họ cần sử dụng tốt hơn
luật pháp quốc tế và vai trò của nó trong các tổ chức quốc tế. Trong kịch bản
này, tầm ảnh hưởng của năng lực quân sự thường tương đối có hạn, mặc dù các
bên đều theo đuổi tài nguyên thiên nhiên, nhưng hoàn toàn không vì vậy mà xảy
ra xung đột.
Mặc dù các kịch bản nêu trên đã gây ra tranh
luận gay gắt cho các nhà phân tích, nhưng cũng đã thực sự cung cấp một số
"nội dung chủ yếu chiến lược" cho mọi người, trong đó bao gồm: Sức
mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường. Thông qua tiếp
tục theo đuổi thủ đoạn cứng rắn về quân sự và ngoại giao, Bắc Kinh sẽ làm
cho biển Hoa Đông và Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn.
Xây dựng quân bị ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương có thể sẽ gây ra phiền phức cho tất cả các nước có lợi ích liên quan.
Sức mạnh trên biển hiện nay ở biển Hoa Đông và Biển Đông thể hiện ở lực lượng
tàu ngầm. Đối với tình hình khu vực, Nhật Bản vẫn là một "con bài vạn
năng" then chốt.
Ngoại giao và "sức mạnh mềm"
vẫn có lợi cho các nước thực hiện mục tiêu an ninh của mình. Tính chất không
xác định của ý đồ và cam kết có nghĩa là những sự cố ngoài ý muốn có thể sẽ gây
ra xung đột gay go hơn. Tất cả chính phủ các nước Đông Á sẽ khó quản lý được
chủ nghĩa dân tộc dân túy.
Tình hình bố trí quân sự ở lãnh thổ Nhật Bản do Google cung cấp (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(Theo Giáo dục VN) Đông Bình
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét