Một bước lùi của cơ chế giám
sát quyền lực ở QH
Cập
nhật lúc 08:03
Việc tiếp tục giữ nguyên 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm
thấp khi sửa đổi Nghị quyết 35 của QH về lấy phiếu
tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH,
HĐND bầu hoặc phê chuẩn đã không nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH trong
phiên thảo luận chiều qua.
Lấy phiếu tín nhiệm là một cơ chế để
giám sát quyền lực và vận hành chế độ trách nhiệm chính trị tại QH. Xuất phát
từ nguyên tắc: đã có chức có quyền thì phải bảo đảm được sự tín nhiệm, nên
trên thế giới người ta chỉ có cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm -
tín nhiệm thì làm tiếp, còn không tín nhiệm thì từ chức.
Nhưng ở ta, “lấy phiếu tín nhiệm” chỉ
giống như một sự thăm dò và cảnh báo. Tại sao nói như vậy? Là bởi vì trong
Nghị quyết 35 và dự thảo sửa đổi có quy định về “hệ quả” đối với người được
lấy phiếu tín nhiệm: hơn 50% phiếu “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức;
2/3 số phiếu “tín nhiệm thấp” sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm (thực chất là
bất tín nhiệm). Nhưng với việc thiết kế lấy phiếu 3 mức cho thấy, hệ quả này không
bao giờ xảy ra (xác suất của việc lựa chọn “tín nhiệm thấp” chỉ là trên 33%).
Điều này có nghĩa rằng chế độ trách nhiệm chính trị không bao giờ được vận
hành ở các cơ quan dân cử.
Một ĐBQH, vốn là cựu quan chức cấp cao
của Chính phủ, nói với phóng viên rằng: quy định lấy phiếu 3 mức chỉ làm tốn
thời gian và kinh phí; vì rằng, chưa cần lấy phiếu đã mặc định kết quả là tất
cả các chức danh đều được tín nhiệm.
Hôm qua, phát biểu ở phiên họp toàn thể
tại QH, bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH cũng nói ra một
vấn đề rất bản chất: “Không quy định mức “không tín nhiệm” là vô hình trung
chúng ta đã hạn chế quyền của đại biểu trong trường hợp đại biểu không tín
nhiệm một chức danh nào đó và qua đó đã hạn chế luôn cả quyền này của cử tri
vì lá phiếu đánh giá của đại biểu QH là thực hiện sự ủy nhiệm của cử tri”.
Thực ra, những bất cập của việc lấy
phiếu tín nhiệm 3 mức đã được chỉ ra ngay sau lần lấy phiếu đầu tiên tại QH
(kỳ họp thứ 5, tháng 6.2013), các báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của T.Ư Mặt
trận Tổ quốc và Ủy ban TVQH các kỳ họp sau đó đều nêu rõ: đa số cử tri cho
rằng để 3 mức tín nhiệm là không thực chất và đề nghị chỉ hai mức "tín
nhiệm" và "tín nhiệm thấp”. Cũng vì vậy QH đặt vấn đề sửa đổi Nghị
quyết 35. Tín nhiệm 2 mức vài lần được đưa vào rồi rút ra, để rồi trong dự
thảo trình QH hôm qua, chả còn thấy đề cập đến nguyện vọng của “đa số cử tri”
nữa.
Chưa kể, tần suất lấy phiếu tín nhiệm
trong dự thảo sửa đổi chỉ còn 1 lần/nhiệm kỳ (thay vì 2 lần/nhiệm kỳ) như
hiện hành, cũng được cho là một bước lùi của cơ chế giám sát quyền lực ở QH.
(Theo Thanh niên) An Nguyên
Tựa đề của Kinh
Bắc
|
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét