Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền?
Cập nhật lúc 08:33
TP - Từ vụ việc vi phạm của ông
Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng,
điều quan trọng là chúng ta rút được bài học gì. Đây là việc rất đáng buồn
nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học quý báu, để giúp một phần không nhỏ
đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể phòng tránh được. Và, điều đáng lo ngại nhất
theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền?
Tranh minh họa: Khều.
Điều đau xót, đáng
xấu hổ
Trước đây đã từng có
nhiều quan chức bị xử lý kỷ luật vì những vi phạm khác nhau, nhưng các vi
phạm liên quan đến tài sản bất minh dường như chưa được đề cập đến. Vụ việc
ông Trần Văn Truyền có thể được coi là trường hợp quan chức cao cấp đầu tiên
bị thu hồi tài sản nhà đất, thưa ông?
Lâu nay việc phanh
phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc
nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng
tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên.
Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ
không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh.
Cảm nghĩ của ông ra
sao về trường hợp của ông Trần Văn Truyền, khi ông Truyền không phải là một
quan chức bình thường mà là người từng đứng đầu ngành Thanh tra, là thành
viên quan trọng của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng T.Ư, người hiểu và nắm
rõ luật pháp?
Người ta nói nôm na
đây là trường hợp nằm trong hàng ngũ “Bao Công” của Nhà nước. Một người được
Đảng và Chính phủ giao để giữ kỷ cương pháp luật. Việc xảy ra thật sự là một
điều đau xót, đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, UB Kiểm
tra T.Ư mới đề cập chủ yếu đến những khối tài sản sai phạm được hình thành từ
yếu tố Nhà nước mà chưa đề cập đến tổng tài sản của quan chức được hình thành
các nguồn khác? Như vậy liệu có phiến diện, chưa đầy đủ?
Còn nguồn nào khác hay không thì cơ quan chức
năng phải tiếp tục xem xét và trả lời sớm cho công luận. Tuy nhiên, theo tôi
không cần thiết phải truy cứu thêm bởi có thêm được một cái nhà nữa thì sự
xấu xa cũng đã rõ ràng rồi. Quan trọng là chúng ta rút được bài học gì chứ
không phải để đua nhau như kiểu “giậu đổ bìm leo” hay tâm lý đám đông. Đây là
việc rất đáng buồn nhưng cần phân tích, mổ xẻ để rút ra bài học để một bộ
phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, lãnh đạo phòng tránh được. Vì thế đây cũng là một
bài học răn đe để những người đang dính líu tự điều chỉnh, có thể có người
cũng đã nhận nhà, giờ có thể trả lại, nhận lỗi, tôi nghĩ các đảng viên và
nhân dân sẵn sàng tha thứ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng: “Thật sự là một điều đau xót,
đáng xấu hổ”.
Bài học về quan
liêu, sai lầm trong tổ chức
Ông từng nói về tìm
ra bài học từ vụ việc này, vậy theo ông những bài học kinh nghiệm nào chúng
ta cần phải rút ra?
Cán bộ lãnh đạo
trước hết phải tu thân, tề gia rồi mới có thể trị quốc, bình thiên hạ. Tu
thân là việc dứt khoát phải làm, tề gia quan trọng không kém bởi tề gia giúp
cán bộ vượt qua những sức ép, đòi hỏi của người thân làm mình lung lạc. Câu
cổ nhân dạy nay vẫn còn nguyên giá trị giáo dục, mang tính thời sự. Bài học
thứ hai là về tổ chức, vẫn còn những quan liêu, sai lầm trong tổ chức. Có
những người không có phẩm chất vẫn có thể leo sâu, trèo cao. Có những người
bản thân tốt, nhưng khi ngồi vào ghế cao lại thoái hóa biến chất. Do vậy, vai
trò của tổ chức là hết sức quan trọng.
Việc kê khai tài sản
đối với cán bộ có quy trình rất ngặt, vậy tại sao một khối tài sản lớn như
vậy mà tổ chức không biết?
Đó cũng là một bài
học để rút ra. Bấy lâu nay tôi đã có ý kiến về việc kê khai tài sản mang tính
hình thức, không có hiệu quả thiết thực. Đây lại là một ví dụ điển hình của
việc kê khai tài sản hình thức, thiếu kiểm tra, giám sát. Kê khai phải công
khai vì bản khai này không ai biết nên kê khai xong phải có kiểm tra và để
người dân cùng giám sát.
Trường hợp cụ thể
của ông Truyền, rõ ràng trước khi vụ việc vỡ lở ông Truyền vẫn là một cán bộ
liêm chính, đảng viên mẫu mực…Điều này cho thấy có vẻ như những “ công cụ”
giám sát của Đảng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao?
Trong thiếu sót của
đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi
là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ
Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của
đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó.
Ông Vũ Quốc
Hùng
Trước lúc có kết
luận của UBKT T.Ư có thể xem như ông Truyền đã “hạ cánh an toàn”. Tôi cho
rằng đã có sự nể nang ở đây. Khi người ta ngồi vào vị trí nào đó thì dường
như có một quyền lực vô hình, một tấm bình phong an toàn. Bên cạnh đó, các
đánh giá về cán bộ không được tổ chức một cách cầu thị để nhân dân phát hiện.
Muốn tố cáo phải có đơn thư tố cáo, phải ký tên nên cũng là một giới hạn. Còn
nếu chỉ nghe dư luận nói về vấn đề nào đó, đề nghị xem xét thì cũng chỉ để
tham khảo thôi. Nhiều nơi mang tiếng quản lý cán bộ nhưng lại hết sức thụ
động, quan liêu. Đối với UBKT T.Ư có phương châm là “chủ động chiến đấu, giáo
dục, hiệu quả” tích cực. Bằng hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, phải chủ động nắm
được cán bộ mà không chỉ dựa vào đơn tố cáo, khiếu nại. Tuy vậy thì vụ việc
cuối cùng cũng được phanh phui dù là muộn và đã để lại nhiều hậu quả.
Trong thiếu sót của
đồng chí Truyền, tôi nhận thấy mình có phần trách nhiệm vì khi đương chức tôi
là người hỏi ý kiến anh em và đề xuất với tổ chức cho điều đồng chí Truyền từ
Bến Tre để Ban Chấp hành T.Ư bầu vào UBKT T.Ư. Do vậy, những sai phạm của
đồng chí Truyền từ năm 2006 trở về trước tôi có phần trách nhiệm trong đó. Lẽ
ra khi đồng chí Truyền về, nhiệm vụ của tôi và tổ chức là hằng ngày phải chủ
động soi xét đồng chí mình, tuy nhiên khi đồng chí tại vị chúng tôi có lơ là
trong giám sát kiểm tra.
Trong tất cả khối
tài sản của ông Truyền có, dư luận cho rằng có yếu tố tiếp tay của các cơ
quan Nhà nước?
Nể nang thì quá rõ
rồi, còn hối lộ hay không thì chưa ai dám quả quyết. Tôi không muốn suy diễn
làm gì. Những căn cứ, dữ liệu đã đủ để chúng ta suy nghĩ về hành vi của một
con người. Nhưng cái đáng lo nhất là còn bao nhiêu người như thế?! Nể nang đã
là điều không cho phép, đặt tình riêng mang tính chất sai lầm lên trên đạo
đức, làm trái những quy định của pháp luật. Đặc biệt dùng tài sản nhà nước để
nể nang nhau thì lại càng dễ dàng. Ông Truyền từng là người đứng đầu tỉnh,
nên khi có yêu cầu đòi lại nhà người ta còn không đòi. Ở đây rõ ràng sự nể
nang, cảm tình cá nhân được đặt lên trên lợi ích chung, chính cái đó làm hại
cán bộ.
Công khai tài sản -
không có vùng cấm
Bên thềm Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII sắp tới dư luận mong rằng các ứng viên vào Ban chấp
hành T.Ư cần công khai tài sản của mình để dân giám sát. Theo ông, chúng ta
có mạnh dạn làm việc này?
Đó là ý nguyện rất
chính đáng, cũng không có gì mới mẻ bởi ở các nước cũng đã làm như vậy. Vì
vậy chúng ta càng phải làm để dân chủ, công khai, minh bạch trong việc kê
khai tài sản. Cần tổ chức để kiểm tra, thẩm tra bản kê khai đó. Tổ chức làm
nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các bản khai tài sản
và nếu xác nhận sai thì những người này cũng phải chịu xử lý kỷ luật. Qua
đây, tôi thiết nghĩ, đã đến lúc Đảng nên lập ra một cơ cấu giám sát đủ mạnh
để giám sát kịp thời cán bộ, đảng viên ở những cấp cao nhất, thực hiện đúng
khẩu hiệu: “Không có vùng cấm trong Đảng”, chẳng những đối với thực hiện nghị
quyết và điều lệ của Đảng mà còn trong đạo đức, lối sống như trong sự việc
này.
Thực tế, dư luận lo
ngại xử lý một đồng chí nghỉ hưu cũng rất khó khăn, vậy còn các đồng chí
đương chức khác làm thế nào có cơ chế giám sát hiệu quả?
Theo tôi, cần phải
khởi động các đầu mối. Bộ Chính trị cần dành thời gian nghe về từng Ủy viên
T.Ư Đảng, các mắt xích phải báo cáo. Rà soát lại các Ủy viên T.Ư Đảng. Không
có ai là ngoại lệ cả, phải đánh thức lại vũ khí phê và tự phê. Làm thế nào để
khuyến khích người nói thẳng, nói thật không bị trù dập, cô lập. Những người
phản ánh thông tin phải thực sự trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
Cần có những người đứng đầu thật công minh là địa chỉ tin cậy nhất cho nhân
dân và cho đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, quan chức.
Xin cảm ơn ông!
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng đã đặt câu hỏi: “Có tham nhũng trong lực lượng chống tham
nhũng không?”, ông có bình luận gì về cách đặt vấn đề này?
Tôi đồng tình với
đồng chí Nguyễn Sinh Hùng ở khía cạnh những người thực thi kỷ cương luật pháp
phải là những người mẫu mực, trong sạch. Chuyện ông Truyền là một minh chứng.
Xung quanh đó là một loạt các tố cáo khác nữa trong lực lượng lãnh đạo Thanh
tra hiện nay nhưng không có trả lời cho đến nơi đến chốn, cũng vì họ đang
đương chức. Các cơ quan Nhà nước phải kiểm điểm lại toàn bộ, kể cả UBKT T.Ư,
nếu các đồng chí có triệu tập, tôi cũng xin về kiểm điểm. Bởi đây không phải
việc như thanh trừng gì, mà kiểm tra, giám sát là cứu các đồng chí, cứu tổ
chức của mình. Để tránh khi các đồng chí về hưu, thậm chí mất rồi vẫn còn bị miệng
đời oán trách.
(Theo Tiền phong) Phùng Sưởng - Trần Hoàng
|
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét