Bóng ma phát xít đã hiện hình:
Ukraine xóa bỏ khỏi ký ức 'chiến tranh vệ quốc vĩ
đại'!
Cập nhật lúc 20:01
(Quan hệ quốc tế) - Sau chính biến
Maidan, đất nước Ukraine
không những phải chịu đau thương do cuộc nội chiến mà còn từ sự phỉ báng lịch
sử của “Chủ nghĩa xét lại” mới.
Ngày 25 tháng 11, truyền thông Ukraine
đã đưa ra một thông tin chấn động là cuộc “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” sẽ
biến mất khỏi sách giáo khoa lịch sử của đất nước này. Chính phủ Ukraine quyết
định khẩn trương từ bỏ thuật ngữ "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại", coi
đó là "tàn dư của công tác tuyên truyền thời Liên Xô".
Hiện nay, thuật ngữ "Chiến
tranh Vệ quốc vĩ đại" cũng không được Liên minh châu Âu sử dụng. Ở
Ukraine, thời Tổng thống Yushchenko (chính là người lãnh đạo Maidan 1, lật đổ
ông Yanukovych năm 2004), "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại" đã bị gỡ
khỏi sách giáo khoa Ukraine và quay trở lại khi ông Yanukovych lên nắm quyền.
Theo truyền thông Ukraine, Viện
Ký ức quốc gia có nhiệm vụ viết lại tất cả các sách giáo khoa của nước này có
liên quan đến cuộc "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại". Giám đốc của tổ
chức này - ông Vladimir Vyatrovich khẳng định đây là vấn về “nguyên tắc đối
với người dân Ukraine
hiện đại”.
Ông này nói: “Đối với chúng tôi,
Chiến tranh thế giới II bắt đầu vào ngày 1 tháng Chín năm 1939 và chúng tôi
không có quyền thu hẹp nó thành Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cuộc chiến này
kinh khủng và bi thảm hơn những gì mà hệ thống tuyên truyền của Liên Xô từng
nỗ lực trình bày" - ông Vyatrovich tuyên bố trước các phương tiện truyền
thông.
|
Lễ diễu binh
quốc gia tại Quảng trường Đỏ - Nga ngày 9-5-2014, chào mừng “Ngày Chiến
thắng 9-5”
|
Thuật ngữ “Chiến tranh Vệ quốc
vĩ đại” được sử dụng trong Nga ngữ sau diễn văn kêu gọi toàn dân của Joseph
Stalin ngày 3 tháng 7 năm 1941, rồi từ năm 1942 thuật ngữ xuất hiện trong tất
cả các tài liệu chính thức của Liên bang Xô Viết, mà lúc đó Ukraine là một
thành phần trong Liên bang.
Các sử gia Liên Xô và Nga sau
này áp dụng khái niệm này cho những hoạt động quân sự diễn ra trên lãnh thổ
nhà nước Xô Viết, coi đây là giai đoạn quan trọng nhất của Chiến tranh thế
giới II.
Bộ Giáo dục Ukraine khẳng định
với báo giới tuy chương trình giảng dạy sẽ bỏ khái niệm "Chiến tranh Vệ
quốc đại", nhưng hiện nay việc xuất bản sách giáo khoa mới còn bị đóng
băng vì khủng hoảng trong nước. Dự kiến trong một khoảng thời gian dài nữa nó
mới được ra mắt.
Việc bỏ thuật ngữ "Chiến
tranh Vệ quốc đại" chỉ là sự tiếp nối một kế hoạch gạt bỏ tất cả những
gì thuộc Liên Xô trước đây của nhà cầm quyền Kiev. Trước đó, chính phủ cầm quyền sau
chính biến cũng đã bỏ “Ngày Chiến thắng 09-05”, tức là ngày kết thúc cuộc
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên bang Xô viết.
Tháng 3 vừa qua, Verkhovna Rada
(Quốc hội) mới của Ukraine
đã soạn thảo dự luật về việc sửa đổi các ngày nghỉ lễ. Ngoài một số ngày lễ
thông thường, điểm đặc biệt là “Ngày Chiến thắng 09-05” - ngày kết thúc cuộc
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ lùi lại 1 ngày, tổ chức vào ngày 08-05.
Không những thế, ngày 09-05 sẽ
được định là Ngày tưởng niệm “các nạn nhân của quân Liên Xô xâm lược” (thỏa
thuận đầu hàng vô điều kiện của Đức vào năm 1945 đã được ký kết vào đêm 08
rạng ngày 09-5). Chính phủ Ukraine
còn hủy bỏ tất cả các cuộc diễu binh để kỷ niệm ngày “Ngày Chiến thắng 09-5”.
Hành động này bị nhiều tổ chức
và cá nhân lên án, coi đó là một hành động xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương
máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong
đó có những người con Ukraine - đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô, đánh bại quân Đức,
bảo vệ thế giới khỏi họa Phát-xít.
Phó thủ tướng Nga Olga Golodets
đã gọi những hành động này của Kiev
là sự thóa mạ và xúc phạm đối với ký ức của những người lính đã từng xả thân
chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Một thiên anh hùng ca của các nước cộng hòa
anh em thuộc Liên bang Xô viết đã bị bóp méo bởi “những tội đồ của lịch sử”.
|
Chính biến ở quảng
trường Maidan đã mang lại cho nhân dân Ukraine những gì?
|
Theo bà, cuộc đấu tranh với chủ
nghĩa phát-xít vào những năm tháng của Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai là
chiến công hiển hách chống chủ nghĩa phát-xít của tất cả những người chiến sĩ
Hồng quân Liên Xô trước đây, bất kể họ là người Nga hay là người Ukraine.
“Những người không trân trọng và
gìn giữ ký ức này sẽ có thể rơi vào tình thế rất nguy hiểm: Họ có thể sẽ phải
mặt đối mặt với chủ nghĩa phát-xít mới ra đời từ chính sự phủ nhận quá khứ
của họ” - bà Golodets nói. Và quả thực, vị nữ Phó thủ tướng Nga đã tiên đoán
chính xác.
Ukraine sẽ
phải đối mặt với chủ ngĩa phát-xít do mình gây ra
Trước đây, Tổng thống Nga
Vladimir Putin tuyên bố ở Nga sẽ áp dụng hình phạt lên đến 5 năm tù cho tội
phục hồi chủ nghĩa phát xít, tội chối bỏ phán quyết của Tòa án Nuremberg,
cũng như truyền bá thông tin sai lệch về các hoạt động của Liên Xô trong
Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Tuần trước, trong khi gần như cả
thế giới bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết của Nga lên án sự tôn vinh chủ
nghĩa phát xít trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thì chỉ có 3
nước Mỹ, Ukraine và Canada là bỏ phiếu chống.
Dự thảo nghị quyết do Nga chuẩn
bị được sự tán thành của 115 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.
Số bỏ phiếu chống là 3 ba nước - Canada,
Hoa Kỳ và Ukraine.
Còn 55 đoàn đại biểu, trong đó có các nước EU đã thể hiện quan điểm của mình bằng
lá phiếu trắng.
|
Binh sĩ tiểu
đoàn Azov, trên tay là lá cờ biểu tượng của chủ nghĩa phát xít mới, tuyên
thệ trung thành với chính phủ Ukraine, trước khi được đưa đến
khu vực Donbass
|
Nhưng trong thời gian gần đây,
một số nước đã bãi bỏ hoặc làm ngơ những nguyên tắc đó. Ở Ukraine,
ngoài những vấn đề nêu trên, vệ binh quốc gia nước này còn mang đồng phục với
hình chữ thập ngoặc phát-xit. Ở vùng Baltic, người ta công bố ngày giải phóng
đất nước khỏi ách phát-xit Đức là ngày để tang.
Ngày hôm nay, trước thềm kỷ niệm
70 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, lại diễn ra sự hồi sinh ngóc đầu dậy
của bệnh dịch hạch chủ nghĩa tân Quốc xã và có những lực lượng ủng hộ nó. Tờ
“Tin điện” (The Telegraph) của Anh tuyên bố rằng chủ nghĩa cực đoan Ukraine đang
trở nên không kiểm soát nổi, và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả khủng
khiếp.
Cái gì khiến “The Telegraph"
hoảng sợ? Đó là sự kiện các chiến binh Pravyi Sector và những nhà “ái quốc”
khác của Ukraine đang tiến hành cái gọi là “lễ tẩy uế rác”: Đốt chết 45 người
ở Odessa, ném nghị sĩ chống đối mình vào thùng rác, hầu như tất cả các cuộc
bạo loạn đều có bàn tay của tổ chức này. Pravyi Sector hiện có đầy đủ những
đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa Phát xít.
Một là chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, bài trừ cộng đồng người nói tiếng Nga, đàn áp mọi phong trào cánh tả
như chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa phi chính phủ, hay các phong trào yêu cầu
quyền lợi dân sinh... Hai là chủ nghĩa quân phiệt, xây dựng tổ chức theo đường
lối bạo lực, kích động, ủng hộ các hành vi bạo lực, phạm pháp.
|
Các phần tử cực
hữu Ukraine ngang nhiên
mặc áo in hình logo của Sư đoàn SS "Đầu lâu" (Totenkopf) của Đức
Quốc xã diễu hành ở thành phố miền tây Lvov
|
Chủ nghĩa “quốc xã Ukraine” còn
cố gắng tìm sang châu Âu. Nhưng những lời hô hào "Vinh quang
Ukraine" và "Ukraine trên hết" đã không nhận được sự đồng cảm
mà cũng không khơi lên nhiệt tình nào. Các thành viên dân tộc chủ nghĩa Ukraine chỉ
nhận lấy tiếng thét phẫn nộ, và đôi khi còn bị dân châu Âu cho ăn đòn.
Một nhóm phần tử dân tộc chủ
nghĩa Ukraine đã bị tống
cổ ra khỏi cổng Đại học Tổng hợp Complutense ở Madrid. Các sinh viên Tây Ban Nha mang
những lá cờ Ukraine thu
được ném trước cửa tòa Sứ quán Ukraine và hô lên rằng “Chủ nghĩa
phát-xít không được qua đây!”.
Thế nhưng, “ông bầu của Tự do”
là Mỹ và EU vẫn lớn tiếng: "Quý vị tìm đâu ra chủ nghĩa phát-xít ở Ukraine?".
Họ khẳng định rằng, đó là kết quả của cuộc “cách mạng hòa bình”, lên nắm
quyền tại Kiev là những nhà dân chủ thật sự, còn “nhà độc tài Nga” đang cố
gắng ngăn chặn con đường vươn tới tự do và những giá trị Tây phương của nhân
dân Ukraine.
|
Logo của tiểu
đoàn Azov là Wolfsangel (Thần Sói), một biểu tượng của Sư đoàn Đế chế của
lực lượng SS - phát xít Đức
|
Bất chấp lệnh điều tra của Tổng
thống Poroshenko về việc giết người vô tội ở đông nam nước này, Pravyi Sector
vẫn đều đặn tuần hành trên đường phố, dập tắt những ý tưởng đối lập với tư
tưởng của tổ chức này.
Và tổ chức ấy sẽ phát
triển thế nào? Đừng quên rằng nghèo đói, bất ổn xã hội, bạo loạn... chính là
cái nôi khởi nguồn, dung dưỡng cho mọi chủ nghĩa cực đoan. Bởi ở đó, con
người bị đẩy xuống cùng cực của bất hạnh, sợ hãi, và họ dễ bị lôi kéo theo
những tư tưởng trả thù – đó chính là mầm mống của chủ nghĩa phát-xít.
10 năm qua Ukraine đã được
những gì? Hôm nay, một trong những nước cộng hòa giàu có nhất Liên bang Xô
viết trong quá khứ đang trong cảnh bần cùng, lâm vào hỗn loạn, nội chiến.
Nhưng ở Kiev
người ta vẫn hân hoan và Tổng thống Poroshenko đã hồ hởi ra Nghị định công bố
lấy ngày 21-11 làm “Ngày Nhân phẩm và Tự do”.
Cho dù Nga và Ukraine hiện nay
không còn là anh em, thậm chí đứng ở 2 đầu chiến tuyến nhưng lịch sử là khách
quan, công lao của Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát-xít là không
thể phủ nhận.
(Theo Đất Việt) Thiên Nam
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét