Công bố tên người đã
rời chức mà không trả nhà công vụ
Cập nhật lúc 20:15
TT - Quá nhiều đầu mối và quản lý lỏng lẻo là nguyên
nhân tình trạng tham nhũng nhà công vụ. Các đại biểu Quốc hội kiến nghị một
số giải pháp xử lý tình trạng này.
Ông Lê Như Tiến (phó chủ
nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng):
Nên giao một đầu mối quản lý
Vừa rồi, sau sự kiện ông Trần Văn
Truyền có nhiều nhà đất, đã về hưu mấy năm rồi nhưng vẫn giữ chìa khóa nhà
công vụ, dư luận hết sức bức xúc. Bộ Xây dựng lại vừa công bố cho thấy không
ít người hết nhiệm vụ rồi nhưng vẫn khư khư giữ nhà công vụ.
Tôi nghĩ rằng kết luận của Ủy ban Kiểm
tra trung ương về vụ ông Truyền và công bố của Bộ Xây dựng là rất đáng hoan
nghênh, nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ, chúng ta chưa thấy hết được “tảng
băng chìm” nhà công vụ.
Tôi đề nghị các cơ quan Đảng, Quốc hội,
Chính phủ tổng rà soát nhà công vụ và biệt thự công trong cả nước, công bố
danh tính các quan chức đang sử dụng nhà công vụ để dân giám sát.
Cần nêu gương những người lãnh đạo,
quản lý khi rời chức vụ trả ngay nhà công vụ cho Nhà nước. Công bố rõ ràng
tên những người đã rời chức vụ nhưng không chịu trả nhà. Hơn nữa, chúng ta
cũng cần phải công khai, minh bạch tiêu chuẩn của từng đối tượng được hưởng.
Luật nhà ở (sửa đổi) Quốc hội vừa thông
qua đã quy định cụ thể đối tượng được ở nhà công vụ, thời gian ở là khi các
đối tượng ấy giữ chức vụ, nhiệm vụ ấy nên khi thôi nhiệm vụ thì phải trả lại.
Theo tôi, nên tập trung một đầu mối
quản lý nhà nước về nhà công vụ và nên giao cho Bộ Xây dựng.
Chứ hiện nay rất nhiều đầu mối khác
nhau quản lý nhà công vụ: có nhà công vụ của cơ quan Đảng, cơ quan Quốc hội,
cơ quan Chính phủ, các bộ ngành và cả các tổ chức chính trị - xã hội.
Cần thành lập mô hình như các nước là
giao cho các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các khu nhà công vụ và những
người nào có tiêu chuẩn thì được thuê (giá thuê có sự hỗ trợ của nhà nước).
Nếu cứ để cách quản lý như của ta hiện nay rất khó kiểm soát nhà công vụ.
Thử hình dung ra một ông bộ trưởng hoặc
thứ trưởng mới nghỉ hưu thì làm sao ông cục trưởng cục quản trị hay chánh văn
phòng bộ ấy dám đến đòi nhà, ngày hôm trước ông ấy là sếp ký quyết định bổ
nhiệm mình thì ngày hôm sau mình đâu dám ký quyết định thu hồi nhà của ông ấy.
Theo mô hình quản lý nhà công vụ của
nhiều nước, các đối tượng được thuê nhà ưu đãi vẫn phải làm hợp đồng với
doanh nghiệp, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần chứ không phải là người ở nhà công
vụ không có nghĩa vụ nào cả.
Không thể có chuyện anh cũng nhận lương
như người khác, trong khi người ta phải bỏ tiền ra mua nhà để ở thì anh lại
được bao cấp hoàn toàn về nhà ở.
Chúng ta cần tập trung xây dựng nhà
công vụ cho giáo viên, bác sĩ, lực lượng vũ trang công tác trên các địa bàn
khó khăn, vùng sâu vùng xa, hải đảo... Đặc biệt là hỗ trợ những công chức,
chiến sĩ tự nguyện rời những địa bàn thuận lợi để đến cống hiến ở vùng khó
khăn.
* Ông Trần Ngọc Vinh (phó
trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng):
Đề nghị cưỡng
chế những người không chịu trả
Luật nhà ở (sửa đổi) đã tiếp thu triệt
để ý kiến của đại biểu Quốc hội, đặc biệt là quy định về nhà công vụ. Theo
luật mới, các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ đã bị thu hẹp rất nhiều.
Tôi đề nghị tới đây khi xây dựng các
văn bản dưới luật, Chính phủ và Bộ Xây dựng phải hướng dẫn rất cụ thể.
Người không đúng đối tượng thì kiên
quyết không phân, giao nhà công vụ. Người thuộc diện được ở nhà công vụ nhưng
khi không còn làm nhiệm vụ nữa phải trả lại nhà, nếu không trả phải tổ chức
cưỡng chế.
Việc Bộ Xây dựng công bố tình trạng sử
dụng nhà công vụ vừa rồi rất tốt, tôi nghĩ nó sẽ đánh động đến các đối tượng
không còn chế độ sử dụng nhà công vụ nữa nhưng vẫn chưa chịu trả nhà.
Nhưng tôi xin lưu ý đó chỉ là số lượng
rất ít nhà công vụ do Bộ Xây dựng quản lý. Hiện nay còn rất nhiều nhà công vụ
của cơ quan trung ương, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội như Tổng
liên đoàn Lao động VN, Hội Liên hiệp phụ nữ...
Việc quản lý lỏng lẻo đã làm nảy sinh
tình trạng tham nhũng nhà công vụ như nhiều đại biểu Quốc hội đề cập.
Một số nhà công vụ đã bị hóa giá, cán
bộ, lãnh đạo đến ở nhà công vụ ấy rồi xin mua luôn với giá “bèo”, có trường
hợp hưởng chênh lệch hàng chục tỉ đồng, gây bức xúc và bất bình trong dư luận
cũng như trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Vì vậy, sau Bộ Xây dựng, tất cả cơ quan
khác cần rà soát và công khai, minh bạch tình trạng sử dụng nhà công vụ hiện
nay để nhân dân được rõ. Tôi cũng cho rằng tới đây thống nhất một đầu mối
quản lý nhà công vụ sẽ rất tốt.
|
Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014
Việt
|
Tin vào lớp trẻ
Cập nhật lúc 07:36
Đội tuyển bóng đá VN đã vượt qua vòng bảng AFF
Cup 2014 với những trận đấu khá hay, làm nức lòng người hâm mộ.
Công đầu dĩ nhiên thuộc về tập thể cầu thủ đã chơi tận hiến, quyết tâm và
luôn làm bùng nổ cầu trường bằng những pha dàn xếp đẹp mắt. Nhưng không thể
không nói đến vai trò của thuyền trưởng Miura.
Dù còn rất sớm để khẳng định chuyên gia
người Nhật này có thành công, có đi đến cái đích cuối cùng mà Liên đoàn Bóng
đá VN đặt ra cho ông khi ký hợp đồng 3 năm hay không, nhưng những gì ông đã
làm được đến thời điểm này có thể xem là dấu ấn rất đáng ghi nhận.
Rõ nét nhất chính là việc ông Miura tin
vào lớp trẻ. Trong đội hình chính đội tuyển luôn có ít nhất 4 - 5 cầu thủ
Olympic như Vũ Minh Tuấn, Ngô Hoàng Thịnh, Nguyễn Huy Hùng, Quế Ngọc Hải và
khi cần thiết thì Thanh Hiền, Võ Huy Toàn, Mạc Hồng Quân cũng đều được ông
cho xung trận. Như trường hợp Mạc Hồng Quân ở cuối trận thắng
Sở dĩ ông Miura quyết tâm trẻ hóa đội
tuyển bởi những gì mà đội Olympic làm được tại ASIAD Incheon hồi tháng 9.2014
cho thấy bóng đá hiện đại ngày nay không có chỗ cho lối đá rườm rà, thiếu sức
và không có khả năng tạo đột biến; nhất là tuyến giữa cần phải hết sức năng
động và công thủ toàn diện. Đó cũng chính là lý do vì sao ông Miura chỉ sử
dụng đội trưởng Tấn Tài tùy lúc, chứ không hẳn cứ là đội trưởng thì đương nhiên
có chỗ trong đội hình. Hoặc ở biên, cầu thủ chạy cánh vừa có tốc độ vừa có
khả năng bứt phá và điều quan trọng là không chỉ tấn công mà phải biết hỗ trợ
phòng ngự. Chính vì vậy, ông Miura đã thẳng tay loại ngay một số “công thần”
như Quốc Anh, Vũ Phong, Trọng Hoàng vì không đáp ứng được những đòi hỏi mới
mẻ như thế.
Dấu ấn Miura còn thể hiện trong sự chắc
tay việc hình thành tư tưởng chiến thuật và xây dựng đến 2 đội hình khác nhau
để thi đấu. Nhiều người vội phê phán ông tại sao vào giải còn thử nghiệm thay
quá nhiều vị trí trong 2 trận gặp
Dĩ nhiên, khó có thể so sánh ông Miura
với những người tiền nhiệm cũng đã từng tạo dấu ấn với bóng đá VN như Riedl,
Calisto… Nhưng điều có thể thấy rõ nhất là Miura rất chịu cách tân, rất tin
dùng lớp trẻ và luôn có nhiều phương án khác nhau khi xoay tua đội hình.
Phong cách đó đã thổi luồng sinh khí, sức cạnh tranh mạnh mẽ và tinh thần trẻ
trung, nhiều sức bật cho tập thể đội tuyển; từ đó bước đầu thắp lại niềm tin của
người hâm mộ với đội tuyển.
(Theo Thanh niên) Quang Tuyến
|
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014
Bắt đồng
phạm của nữ quái chích điện giết người trong nhà trọ
Cập nhật lúc 20:59
(NLĐO) – Trong lúc quan hệ, gái bán dâm yêu cầu cột tay khách để tìm “cảm
giác lạ” rồi lợi dụng sơ hở siết cổ, chích điện giết nam thanh niên
Ngày 29-11, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM
cho biết đã bắt được Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1985, ngụ quận 8) về hành vi
“Không tố giác tội phạm”
và “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Trước đó, ngày 28-11, kẻ trực tiếp gây
án là Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 1990, ngụ quận Bình Tân)
đã sa lưới công an
do có hành vi giết chết anh Trần Hữu Hoàng (SN 1986, ngụ huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên – Huế) để cướp tài sản.
Nguyễn Thị Thùy Linh tại công an
Theo đó, Linh hành nghề mại dâm
ở khu vực Mũi Tàu (đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân). Rạng sáng
27-11, Linh đang đứng chờ khách thì anh Hoàng đến thỏa thuận mua dâm 2 lần trong đêm với giá 250.000 đồng, tiền khách sạn
do Linh trả.
Sau khi thống nhất giá cả, anh Hoàng đi
xe ôm đến nhà trọ trước còn Linh đón xe ôm đến sau. Trong lúc quan hệ, Linh
kêu anh Hoàng cho Linh trói tay để có cảm giác mạnh
hơn
Công
an đang khám nghiệm hiện trường
Anh Hoàng đồng ý để Linh dùng dây và áo
trói tay, tuy nhiên lợi dụng lúc sơ hở, Linh đã dùng dây điện siết cổ anh Hoàng. Nạn nhân vùng vẫy, cào cấu được
một lúc thì ngất xỉu. Linh lấy dây điện của đèn ngủ nối vào rồi chích điện khiến anh Hoàng co giật
rồi chết hẳn. Sau khi gây án, Linh lấy được 1 triệu đồng và 1 điện thoại di
động.
Sau đó, Linh dùng điện thoại vừa cướp
được gọi điện cho Tâm đến Bến xe Miền Tây
đón. Linh đã cho Tâm 500.000 đồng nói rằng tiền vừa đi khách được, còn điện
thoại Linh nói rằng trộm được của khách.
Đến 0 giờ ngày 28-11, khi Linh đang
đứng trên đường chờ khách thì bị công an bắt. Sau khi Linh sa lưới, công an đã
mời Tâm đến làm việc thì Tâm thừa nhận toàn bộ hành vi.
(Theo Người LĐ) Ph.Dũng
|
Nữ Việt kiều xinh đẹp
tụt váy "nói chuyện" với CSGT Bắc Giang
(PetroTimes)
- Sáng 28/11, một cô gái điều khiển xe ô tô gần khu công nghiệp Vân
Trung (xã Tăng Tiến, Việt Yên, Bắc Giang) đã tụt váy để nói chuyện với lực
lượng CSGT khi bị dừng xe kiểm tra…
Người phụ nữ tụt váy để nói
chuyện với lực lượng CSGT.
Sự việc xảy ra khoảng 10h sáng, khi cô
gái này điều khiển xe ô tô 4 chỗ lưu thông trên đường gần khu vực khu công
nghiệp Vân Trung.
Khi bị lực lượng CSGT (công an tỉnh Bắc
Giang) ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra cô gái này liền tụt chiếc váy đỏ đang
mặc, tiến về phía lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ để “cãi lý”.
Chứng kiến hành động kỳ quặc của cô
gái, nhiều người đi đường đã dùng điện thoại chụp hình và đăng tải lên mạng
xã hội.
Phụ nữ này bị dừng xe kiểm tra vì
vượt quá tốc độ cho phép.
Một số người chứng kiến vụ việc cho
biết, người phụ nữ này sinh năm 1989, quê ở Lục Nam, Bắc Giang và là Việt
kiều mới về nước.
Ngày 29/11, một lãnh đạo Phòng CSGT
tỉnh Bắc Giang xác nhận trên địa bàn có sự việc xảy ra và đã yêu cầu tổ công
tác này báo cáo.
(Theo Petrotimes) Xuân
Hinh
|
Người đẹp
Hoa hậu Việt Nam khoe vẻ nóng bỏng với bikini
Cập nhật lúc 12:22
(PetroTimes)
- Ngày 28/11, 38 thí sinh tham dự Vòng Chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam
2014 đã thực hiện các cảnh quay giới thiệu về bản thân trong trang phục
bikini.
Sự xuất hiện của 38 người đẹp trong
trang phục bikini màu xanh khỏe khoắn đã thu hút sự chú ý của các du khách
đang có mặt tại khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao đẳng cấp quốc tế Vinpearl Phú
Quốc.
(Petrotimes
|
Chuyện
chưa từng có: Ukraina cho người nước ngoài giữ chức vụ cao trong chính phủ
Cập nhật lúc 08:24
Tổng thống Ukraina đã công bố kế hoạch thay đổi luật pháp quốc gia, cho phép bổ nhiệm người nước ngoài giữ các vị trí cao cấp trong chính phủ. Kế hoạch này được xem là “chưa từng có” và cho thấy đất nước này đang bị chi phối “từ bên ngoài”, theo hãng thông tấn RT.
“Ý tưởng của
tôi là thay đổi luật pháp để trao quyền cho những người nước ngoài tham gia
phục vụ nhà nước, bao gồm cả chính phủ”, ông Petro Poroshenko cho biết trong
bài phát biểu tại Quốc hội hôm 27.11.
Ông Poroshenko nhấn mạnh, sự sẵn sàng
của những người nước ngoài trong việc chấp nhận quốc tịch Ukraina để giữ
những vị trí trong chính phủ sẽ khẳng định “cam kết mạnh mẽ của các đối tác
và ứng cử viên tiềm năng của chúng tôi”.
Tổng thống Ukraina cũng đề nghị bổ
nhiệm một người nước ngoài là người đứng đầu Cục phòng chống tham nhũng
quốc gia mới thành lập. Ông Poroshenko chỉ rõ rằng, những người nước ngoài sẽ
có một lợi thế đặc biệt, do họ “không có mối liên hệ với tầng lớp chính trị
cấp cao của Ukraina”.
Trước đó, Thủ tướng Ukraina Arseny
Yatsenuk đề nghị thành lập một vị trí mới - Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề
hội nhập Châu Âu, đồng thời đề xuất một nhà lãnh đạo Châu Âu sẽ được bổ nhiệm
vào vị trí này.
Nếu thực sự Kiev đang lên kế hoạch lấp
đầy những vị trí cấp cao trong chính phủ bằng những công dân của các nước
khác thì đây sẽ là trường hợp chưa từng có, một chuyên gia về chính trị
Ukraina chia sẻ với Ria Novosti, và cũng đặt câu hỏi về tính hợp pháp của
động thái này.
Ông Mikhail Pogrebinskiy, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quản lý Xung đột Kiev cũng hoài nghi, liệu
kế hoạch của Tổng thống Poroshenko trong việc bổ nhiệm một người nước ngoài
làm người đứng đầu Cục phòng chống tham nhũng của chính phủ có cho thấy một
sự thiếu hụt lòng tin vào chính người dân của mình.
(Theo Lao động) Thảo Nguyên
Không hiểu đến bao giờ thì lãnh đạo Ucraina sẽ “bán gọn” nước
mình cho châu Âu? Cũng mong họ bán nước nhanh lên kẻo họa phát xít trỗi dậy
còn nguy gấp bội cho thế giới!
Thương Giang
|
Giá dầu lại rớt thê thảm
Cập nhật lúc 07:29
Người tiêu dùng một phen mở cờ trong bụng sau khi giá
dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tụt dốc nhanh chóng.
Sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
lửa (OPEC) quyết định không giảm sản lượng khai thác dầu, giá dầu đã giảm một
cách chóng mặt. Theo AFP, giá dầu thô của Mỹ giảm còn 67,75 USD/thùng và giá
dầu Brent rớt xuống 71,25 USD/thùng, mức thấp nhất trong 4 năm qua. Tính từ
tháng 6 đến nay, giá dầu đã tụt khoảng hơn 30%. “Việc OPEC quyết định giữ
nguyên sản lượng là lý do chính khiến giá lao dốc khá nhanh. Từ đây đến cuối năm,
giá dầu có thể sẽ còn giảm nữa”, ông Daniel Ang, một nhà phân tích thuộc hãng
đầu tư Phillip Futures ở
Trước viễn cảnh không mấy khả quan của
giá dầu, giới chức và các chuyên gia Nga lo ngại nền kinh tế của
nước này sẽ bị tổn hại. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm qua nhấn
mạnh
Giá dầu rớt khiến một số nhà xuất khẩu
dầu đau đầu song mang lại niềm vui cho người tiêu dùng, nhất là ở Mỹ trong
dịp lễ Tạ ơn. Giá dầu giảm kéo theo giá xăng giảm và như vậy người tiêu dùng
có thể tiết kiệm được hàng tỉ USD. Theo tạp chí Forbes dẫn nguồn từ
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá xăng bán lẻ tại thị trường Mỹ đã
giảm xuống dưới 3 USD/gallon (1 gallon chừng 4 lít) và người tiêu dùng tiết
kiệm được 32 xu/gallon so với năm ngoái. Cũng theo EIA, giá xăng sẽ tiếp tục lao
dốc trong những tháng tới, xuống mức khoảng 2,8 USD/gallon hoặc thấp hơn.
“Những gì tiết kiệm được tại các máy bơm sẽ được chi tiêu tại các khu mua
sắm”, một chuyên gia kinh tế đúc kết.
Khu vực châu Á nói riêng cũng hưởng lợi
không ít từ giá dầu giảm vì là nơi nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Người
tiêu dùng tại Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên toàn cầu, có thể
sẽ có ít nhất một năm hoặc hơn hưởng giá cả hàng hóa thấp. Điều này sẽ giúp
Bắc Kinh có thêm thời gian để nới lỏng chính sách tiền tệ, theo Julian Evans-Pritchard,
một nhà kinh tế tại tổ chức tư vấn nghiên cứu kinh tế Capital Economics
(Anh). Danh sách ăn theo giá dầu giảm còn có những nhà nhập khẩu dầu lớn khác
ở châu Á như Ấn Độ và
Reuters cho hay sau quyết định vẫn duy
trì trần sản lượng 30 triệu thùng dầu/ngày của OPEC, giá dầu, cổ phiếu và
tiền tệ liên quan tới dầu đều sụt giảm đáng kể ở châu Á ngày 28.11. Các công
ty năng lượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Chỉ số MSCI của thị trường châu Á -
Thái Bình Dương giảm 0,7%. Tại thị trường Úc, chỉ số ASX/S&P 200 tụt
1,34% do hệ quả domino từ cổ phiếu các công ty năng lượng giảm mạnh, từ 10 -
16%, theo Reuters. Tại Anh, cổ phiếu của Tullow Oil giảm 7,2%, còn BP tụt 2,7%.
AFP đưa tin cổ phiếu của Total ở thị trường Pháp mất 4,1%; còn ở Na Uy, cổ
phiếu của Statoil rớt nhanh 4,4%. Thị trường Mỹ đóng cửa vì dịp lễ Tạ ơn nên
tránh những tác động từ giá dầu giảm.
(Theo Thanh niên) Danh Toại
|
ĐTVN:
Đòi nợ
|
Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014
Hai tàu
cá bị tàu Trung Quốc tấn công ở ngư trường Hoàng Sa
Cập nhật lúc 14:47
(Dân trí) - Trở về từ ngư trường Hoàng Sa, 2 tàu cá của ngư dân huyện
Bình Sơn mang về nhiều thương tích sau khi bị tàu Trung Quốc tông mạnh, xịt
vòi rồng,… Tổng thiệt hại của 2 tàu cá ước hơn 200 triệu đồng.
Hai tàu cá bị tấn công gồm tàu cá QNg 90226-TS do ngư dân Đỗ
Văn Nam (ngụ thôn Định Tân, xã Bình Châu) làm Thuyền trưởng và tàu cá QNg
95159-TS do ngư dân Lê Đê (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) làm Thuyền
trưởng.
Xuất bến từ
ngày 8/11, tàu cá QNg 90226-TS cùng 7 lao động vươn ra vùng biển Hoàng Sa.
Đến trưa ngày 26/11, khi đang thả lưới đánh cá chuồn gần đảo Đá Lồi (thuộc
vùng biển Hoàng Sa), bất ngờ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và tấn công.
Cơ quan chức năng đang xác minh thiệt hại trên tàu cá QNg 90226-TS.
“Khi đang loay hoay kéo lưới lên, bỗng xuất hiện tàu của Trung
Quốc mang số hiệu 46102 áp sát, họ nhảy lên tàu, dùng dùi cui đập phá cabin,
máy móc rồi cắt hư hỏng hết ngư lưới cụ. Chúng tôi chưa kịp hoàng hồn thì
khoảng 1 giờ sau đó, lại xuất hiện 2 tàu Trung Quốc sơn màu trắng (trong đó
có 1 tàu số hiệu 2) lao về phía tàu cá. Bọn chúng vừa dùng vòi rồng xịt mạnh
vào cabin, vừa tông mạnh vào mạng trái làm tàu hư hỏng nặng”, thuyền trưởng
Đỗ Văn
Bị tấn công liên
tục 2 lần, tàu cá QNg 90226-TS có nguy cơ bị phá nước và chìm. Trước tình
hình nguy cấp, Thuyền trưởng Nam thông báo các tàu cá trong tổ đội đánh bắt
xa bờ đến ứng cứu và lai dắt vào đất liền.
Thân tàu bị gãy sau cú đâm của tàu Trung Quốc.
Qua thống kê ban đầu, tàu cá QNg 90226-TS bị
cắt đứt 80 tấm lưới, vỡ bô tàu và bô máy, gãy cần dò cá, hư hỏng thiết bị dò
cá và cabin cùng 2 tấn cá chuồn. Tổng thiệt hại ước khoảng 200 triệu đồng.
Cùng thời điểm và vùng biển trên, tàu cá QNg
95159-TS cũng bị tàu Trung Quốc sơn màu trắng (số hiệu 2) tấn công bằng vòi
rồng. Mức độ phun vòi rồng 3 lần (4 phút/lần).
Thuyền trưởng Lê Đê bức xúc nói: “Bảy anh em
đang kéo lưới cá lên tàu thì phát hiện tàu Trung Quốc đến, chúng tôi nổ máy
vừa chạy vừa kéo lưới nhưng không kịp. Đến lúc bị xịt vòi rồng, tôi thấy tình
hình nguy cấp, cho nên cắt bỏ 50 tấm còn mắc lại dưới biển để giảm tải và tìm
cách chạy thoát”.
Hậu quả, phần kính cabin bị vỡ, mất trắng 50
tấm lưới. Thiệt hại ước khoảng 20 triệu đồng. Sau khi bị tấn công, tàu cá QNg
95159-TS tiếp cận tàu cá của thuyền trưởng Đỗ Văn Nam và lai dắt về cảng Sa
Kỳ (huyện Bình Sơn).
Hiện sự việc đang được lực lượng Biên phòng
cảng Sa Kỳ cùng cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân và thiệt hại của 2 tàu
cá trên.
(Theo Dân trí) Hồng Long
Vĩ mô “hảo
hảo”. Vi mô lao đao! Có lẽ hàng ngàn đời nay người Việt ta chưa bao giờ thực
sự tin vào cái giọng hảo lớ của người Trung Quốc. Mong ngư dân đừng lơ là mất
cảnh giác.
Thương Giang
|
Trên 99% cán bộ 'mẫn cán': Bế tắc "đúng" nhưng
không ai tin...
Cập nhật lúc 14:17
(Tin tức thời sự)
- Từ tâm lý thỏa mãn với việc không làm vẫn 99% đều tốt sẽ dẫn tới một nền
hành chính trì trệ không bao giờ phát triển được.
Khi các tiêu chí đánh giá chất lượng
cán bộ công chức chưa gắn với chiến lược và sứ mệnh của đơn vị sẽ không phản
ánh đúng được kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như kết
quả thực thi công vụ của cán bộ công chức, viên chức (CBCC-VC) đơn vị đó.
Từ kết quả đánh giá sai, không
chỉ đưa đến các quyết định sai lầm làm giảm kết quả hoạt động của đơn vị mà
còn làm mất đi động lực phát triển, phấn đấu, làm phát sinh những tiêu cực
trong quá trình thực thi công vụ của CBCC-VC. Tức là xét về mặt quản lý, anh
đã thất bại.
PGS.TS Nghiêm Văn Lợi – trường
ĐH Lao động-xã hội nêu nên những bất cập trước kết quả đánh giá 99% cán bộ
công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ năm 2013 của Bộ Nội vụ.
Tiêu chí sai,
quy trình vô nghĩa
Nhìn vào kết quả báo cáo 99%
CBCC-VC hoàn thành nhiệm vụ có thể đặt ra mấy vấn đề: Tiêu chí sai hoặc quy
trình sai. Nó giống như câu chuyện thủy điện xả lũ gây tranh cãi. Ai cũng
nhận đúng quy trình nhưng thiệt hại vẫn xảy ra, tức là phải xem lại quy
trình. Theo đánh giá của PGS Nghiêm Văn Lợi thì vấn đề ở đây là tiêu chí.
Hiện nay, các tiêu chí đánh giá
chưa gắn với chiến lược và sứ mệnh của đơn vị, chủ yếu tập trung vào ngắn
hạn, những mục tiêu gắn với quyền lợi cá nhân. Tức là thay vì, chuyển hóa sứ
mệnh thành các mục tiêu cụ thể thì hiện nay các cơ quan hành chính sự nghiệp
VN vẫn đang luẩn quẩn ở những mục tiêu ngắn hạn với những tầm nhìn trước mắt.
Ví dụ, trường đại học có sứ mệnh
đào tạo những người có tri thức, chất lượng nhưng tiêu chí đánh giá lại hướng
tới đi học đúng giờ, ăn mặc lịch sự, lên lớp đủ tiết chứ không đánh giá
phương pháp đào tạo thế nào, chất lượng đào tạo ra sao, người học có hài lòng
không…
Hay đối với doanh nghiệp chỉ
nghĩ đến mục tiêu ngắn hạn là cuối năm nay phải đạt được lợi nhuận là bao
nhiêu mà không có chiến lược thực hiện được sứ mệnh vươn lên vị trí hàng đầu
trong lĩnh vực của mình. Trong đó, yếu tố chi phí, sự khác biệt, chất lượng
chính là những thành tố quyết định thành công thì không được quan tâm. Nếu
không có mục tiêu, chiến lược dài hạn sẽ luôn rơi vào tình trạng dò dẫm từng
bước đi.
Như vậy, con số 99% sẽ trở thành
tai họa, không có ý nghĩa, đóng góp gì cho nền hành chính công. Nghĩa là mục
tiêu, sứ mệnh của đơn vị đó đã không hoàn thành. Vì vậy dù có thành tích xuất
sắc, hoàn thành 99% nhưng đơn vị đó vẫn không hoàn thành được sứ mệnh của
mình.
Vậy phải đặt câu hỏi tại sao tất
cả các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ nhưng đơn vị hành chính sự nghiệp không
hoàn thành sứ mệnh? Nguyên nhân là do làm đúng quy trình nhưng tổng hợp từ
những kết quả sai sẽ cho báo cáo sai.
Việc này bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân:
Thứ nhất, có khi tiêu chí đánh
giá được xây dựng nhằm đem đến cho họ những thành tích, những danh hiệu làm
tiền đề được thăng tiến, cất nhắc. Tức là tiêu chí ai cũng có thể hoàn thành
nhưng không đóng góp được gì cho sự phát triển, cho sứ mệnh chung của đơn vị.
Thứ hai, ngoài hệ thống, tiêu
chí đánh giá còn phụ thuộc vào con người đánh giá. Người đánh giá không khách
quan, công tâm, không vì mục tiêu sứ mệnh của tổ chức thì sẽ đánh giá theo
lợi ích của mình, làm sai lệch kết quả đánh giá đó.
Thứ ba, là đánh giá rồi thì ai được
sử dụng kết quả đánh giá đó. Đánh giá không đúng, kết quả đánh giá sử dụng
sai sẽ là nguyên nhân khiến nhân tố tiêu cực được đề cao, nhân tố tích cực bị
triệt tiêu, sinh ra nạn nói dối, khuyến khích sai.
PGS.TS Nghiêm Văn Lợi nêu ví dụ,
chưa có đơn vị nào trong ngành giao thông đánh giá là mình không hoàn thành
nhiệm vụ nhưng tại sao vẫn tắc đường, xe quá tải, đường lún, nứt vẫn được
nghiệm thu. Công trình đội vốn, chất lượng không đảm bảo, dân kêu ca phàn nàn
tại sao đơn vị đó vẫn hoàn thành nhiệm vụ? Điều này cho thấy tất cả chỉ đánh
giá bên ngoài mà không gắn với sứ mệnh của đơn vị đó.
Nếu một đơn vị giao thông đánh
giá dựa trên sự an toàn của người đi đường, kết quả giảm ùn tắc, không có xe
quá tải… thì phải có tiêu chí đánh giá để không chấp nhận đường ổ gà cao 5-10
phân gài bẫy người đi đường. Hay công tác giám sát, thanh tra, thẩm định để
đảm bảo công trình không bị đội vốn…
Hay như vụ việc ông Trần Văn
Truyền mới đây, hàng năm có đánh giá, có báo cáo, có kê khai tài sản tại sao
không phát hiện ra.
Như vậy, sẽ thấy 30 bộ ngành báo
cáo không có CBCC-VC không hoàn thành nhiệm vụ thực chất là thế nào và phải
nhìn nhận kết quả hoàn thành nhiệm vụ của những đơn vị này thế nào?
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng,
hệ thống đánh giá đang có vấn đề và khi mục tiêu đánh giá không đúng, quy
trình đánh giá trở lên vô nghĩa.
Đánh giá sai,
sự thất bại của nền hành chính
Vì hệ thống tiêu chí đánh giá có
vấn đề nên kết quả đánh giá trở lên vô nghĩa. Quay lại câu chuyện 99% cán bộ
công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng tại sao không ai tin? Sự thật này nó đang
phản ánh một điều tồi tệ trong nền hành chính công hiện nay.
Lấy ví dụ từ câu chuyện thống kê
tỉ lệ thất nghiệp, PGS.TS Nghiêm Văn Lợi phân tích, con số 99% cán bộ công
chức hoàn thành nhiệm vụ cũng giống con số thống kê tỉ lệ thất nghiệp là
1,84%. Đây là con số có vấn đề mặc dù nó là con số lý tưởng mà tất cả các
nước đều mơ ước.
Nhưng ở VN, con số này cho thấy
chúng ta đã không có được một định nghĩa đúng về thất nghiệp. Thế nào là thất
nghiệp; thất nghiệp toàn phần, thất nghiệp bán toàn phần, phải định nghĩa cho
rõ. Kể cả làm không đúng chuyên môn cũng phải coi là thất nghiệp, nhưng ở VN
bán rau, chạy xe ôm vẫn được coi là có việc làm. Nghĩa là số liệu này đang có
vấn đề.
Trong đánh giá công chức, viên
chức cũng vậy, nếu cứ ru ngủ mãi với kết quả 99% cán bộ công chức hoàn thành
nhiệm vụ nhưng không xác định được tiêu chí, mục tiêu rõ ràng nó sẽ dẫn đến
hệ lụy rất nguy hiểm. Lẽ ra phải nên nhìn nhận con số 99% đó là sự thất bại
trong nền hành chính thì chúng ta lại đang thỏa mãn, hài lòng với nó.
Từ tâm lý thỏa mãn với việc
không làm vẫn 99% đều tốt sẽ dẫn tới tư tưởng không cần cải thiện, không cần
cố gắng nữa và cứ như vậy sẽ dẫn tới một nền hành chính trì trệ không bao giờ
phát triển được.
Hay nói cách khác, chính kết quả
này đã gián tiếp tạo ra một đội ngũ cán bộ an phận, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô
về” không có động lực phấn đấu, trì trệ, kém hệ hiệu quả.
Nhưng ngay cả khi phương pháp đánh
giá đúng, quy trình đúng thì chưa chắc cách làm đã đúng. Điều này phụ thuộc
vào người đánh giá. Việc đánh giá phải thuộc những người quản lý trực tiếp
của từng đơn vị đó. Đối với người quản lý đơn vị nào cũng phải có 3 chức
năng: Lập kế hoạch; kiểm soát và đánh giá.
Đánh giá chính là một chức năng
của người quản lý nếu không đánh giá được thì không quản lý được. Cùng với
đánh giá là kèm theo các chính sách đãi ngộ, khuyến khích để tạo động lực mà
muốn tạo động lực thì phải kiểm soát, đánh giá đúng.
Nghĩa là, người quản lý phải biết
biến quá trình quản lý thành tự quản lý, việc đánh giá để cho các đơn vị làm
việc trực tiếp tự đánh giá, cấp trên chỉ công nhận kết quả. Có như vậy mới
phát huy được kết quả, mới tạo động lực sáng tạo cho cấp dưới.
Quay lại câu chuyện 99% cán bộ
công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng tại sao không ai tin? Nếu không phải
những người có chuyên môn chúng ta sẽ rơi vào tình huống hoàn toàn bị bế tắc.
Vì biết là không đúng nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào cho đúng.
Vấn đề này lại phải quay lại từ
câu chuyện tiêu chí. Do đó, vấn đề của VN hiện nay là phải đổi mới bằng được
hệ thống tiêu chí đánh giá nhưng có đổi mới được không và Và tại sao thế giới
làm được VN không làm được?.
Có thay đổi
được không?
Ở bất kỳ nước nào đánh giá chất
lượng cán bộ công chức, viên chức luôn gắn với tinh giản biên chế nhưng cái
khó của VN là tâm lý nể nang, là con ông cháu cha là lợi ích nhóm…
Khi không đánh giá đúng sẽ không
thể tinh giản được biên chế. Dẫn tới câu chuyện cứ nhìn nhau không dám
giảm người làm được việc nhưng cũng không loại được con ông cháu cha. Và như
vậy phải giữ lại cả hai, đó là lý do bộ máy ngày càng phình to, biên chế tăng
gấp đôi.
Một bộ máy công kềnh, luôn vì
lợi ích cá nhân nên cố gắng tìm cách giữ cho bằng được, do đó không thể phát
triển được. Để thay đổi được nó, trước tiên phải xóa bỏ cơ chế tự mình đánh
giá mình, nếu nhìn đi nhìn lại ai cũng là chiến sĩ thi đua nhưng danh hiệu
thi đua lại không đóng góp, cải thiện gì cho nền hành chính công, cho mục
tiêu, sứ mệnh của đơn vị thì đó chỉ là “danh hiệu hão”.
Việc cần làm là phải đổi mới hệ
thống đánh giá, phải đánh giá dựa trên những tiêu chí, thành quả cụ thể, trên
những đóng góp của cán bộ công chức, viên chức với đơn vị hành chính sự
nghiệp đó.
Theo PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, để
thay đổi được phải cần tới một lãnh đạo có quyết tâm, trách nhiệm, công tâm
vì mục đích chung. Việc này, một mình Bộ Nội vụ sẽ không thể làm được mà phải
cần tới sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó, Bộ Nội vụ đóng vai trò là đơn
vị chủ trì.
Hiện nay trên thế giới, có rất
nhiều mô hình đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức được áp dụng và
đem lại hiệu quả tốt như Mỹ, Úc…
Mô hình thường được áp dụng là
sử dụng mô hình đánh giá bằng bảng điểm cân bằng. Và kết quả đánh giá đó sẽ
được công khai. Tức là, tất cả đánh giá không do lãnh đạo, nhân viên mà là do
khách hàng, người dân tự đánh giá.
Ví dụ, đánh giá hạ tầng giao
thông. Nếu còn những chuyện chấp nhận nghiệm thu các tuyến đường ổ gà, lún
nứt khiến người dân phàn nàn, không hài lòng, người dân sẽ đánh giá đơn vị đó
không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong cơ quan hành chính thì khó
hơn vì có câu chuyện con ông cháu cha. Nó được ví như câu chuyện hôn nhân cận
huyết, nhiều con ông cháu cha thì nó sẽ bị thoái hóa. Nhưng nếu áp dụng hệ
thống đánh giá lượng hóa bằng điểm và đánh giá công khai thì buộc những người
này phải thay đổi thái độ làm việc. Bởi không phải thủ trưởng đánh giá, nhân
viên đánh giá lẫn nhau mà là khách hàng, là người dân họ đánh giá trực tiếp
qua hệ thống đánh giá công khai lại cơ sở. Do đó, buộc họ phải thay đổi.
Ở VN, hiện nay có Viettel đang
thực hiện mô hình này. Tất cả mục tiêu được lượng hóa bằng điểm và đặt ra mục
tiêu mỗi năm loại 5%, đương nhiên nếu làm tốt không thể có chuyện sẽ bị loại.
(Theo Đất Việt) Vũ Lan
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)