Chuyện kể của một lính dù Pháp:
Thoát
chết ở Điện Biên Phủ (*)
Cập nhật lúc 08:45
“Tôi nhớ lại
lúc đó tôi đã nói thầm: “Chúng ta đã bị đánh bại””.
LTS: Tháng 3-1954,
Đại tá De Castries (lúc này chưa được thăng tướng) thực hiện ý đồ của Đại
tướng Navarre (Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương) giăng bẫy thách thức
lực lượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh vào “con nhím Điện Biên Phủ” nhằm
nghiền nát các sư đoàn chủ lực của Việt Nam để tạo thế mạnh cho Pháp ở Hội
nghị Genève sẽ họp vào tháng 5-1954. Nhưng thực tế là sau 57 ngày đêm máu
lửa, những ảo vọng trên đã tan ra mây khói.
Nhân
kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2014), Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu chuyện kể của một lính
dù Pháp đã tham chiến ở “lòng chảo” Điện Biên trong những giây phút cuối cùng
trước khi Pháp đại bại ở đây.
Đầu tháng 4-1954, 12 máy bay Đakôta cất
cánh ban đêm từ Hà Nội chở một tiểu đoàn dù cơ động chi viện cho Điện Biên
Phủ… Anh lính dù Ernest thuộc tiểu đoàn dù thứ hai nhớ lại trận chiến ở đây
mở đầu cho hồi thứ nhất của tấn thảm kịch Điện Biên Phủ - nơi mà các cảm xúc
của con người dâng lên đến đỉnh điểm.
Rơi vào tử địa
“Trong máy bay mọi người còn nói tào lao chút ít nhưng
không lâu. Hai hay ba anh cất tiếng hát nhưng lạc giọng quá đành im ngay. Mỗi
người thầm nhớ lại những kỷ niệm, với nỗi sợ riêng vì sắp phải nhảy xuống cái
lò lửa kịch chiến dưới làn đạn loang loáng của cao xạ phòng không đối phương.
Tôi thầm nghĩ miễn làm sao không bị tử thần đón đi khi dù chạm đất.
Đèn đỏ bật. Một tiếng hô: “Tất cả đứng dậy! Móc dù vào”.
“Người thứ nhất vào vị trí”. Đèn xanh bật, tiếng chuông rít lên. Goooo! Được
rồi, tôi chao đảo ở độ cao cách mặt đất chỉ độ 150 m, 200 m để có thể tránh
tầm đạn, lẽ ra bình thường là 400 m. Trong trận chiến nào có bao giờ bình
thường. Tôi rơi trúng vào hàng rào dây thép gai. Còn may, trong khi cả chục
chiến hữu của tôi rơi vào trận địa quân đội Việt! Đạn nổ khắp nơi. Tôi loay
hoay gỡ dù để bò ra. Tuy nhiên, trong tiếng ầm ầm chát chúa, tôi nghe thấy
một anh lê dương hét lên: “Chớ động đậy. Mìn được gài khắp rào dây thép gai.
Đến sáng tôi sẽ dẫn anh thoát nơi này”.
Cho đến hết đêm tôi không chợp mắt, cứ nằm yên không dám
động đến cả ngón tay, ngón chân. Rạng sáng anh kia tới. Tôi tỉnh cả người.
“Nào đi lên… Không được lê chân… Nhích sang phải một chút... Cẩn thận đấy…
Nhẹ nhẹ thôi...”. Cứ như thế, gần một tiếng đồng hồ tôi mới tiến được độ 15 m.
Quân viễn chinh Pháp nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Chạm trán ác liệt
Đối với tôi và các chiến hữu thì từ đầu tháng 4 đến ngày
7-5-1954 chỉ có đánh đấm ngày đêm không nghỉ. Chết, bị thương, bị bắt làm tù
binh ngày càng nhiều. Hôm 1-5, phía Việt
Tôi có hai người bạn tên là Bogossian và Nedelec. Chúng
tôi đã quen nhau từ lúc cùng được huấn luyện ở
Chúng tôi còn phải cầm cự sáu ngày nữa cùng với những anh
em sống sót từ các đại đội khác. Sáng 7-5, Brechignac - sếp của tiểu đoàn dù
thứ nhất quyết định một trận phản kích cuối cùng. Ông nói: “Đây là trận đánh
vì danh dự vớt vát của khoảng 100 lính dù cuối cùng còn sót lại trong số 700
lính của tiểu đoàn”. Ngay từ 7 giờ sáng, sau khi ném hết những quả lựu đạn
cuối cùng và những loạt súng máy, toán lính dù vừa xông lên vừa la hét. Chạm
trán với lính Việt, hai bên đánh giáp lá cà một trận quyết liệt với dao găm,
lưỡi lê, báng súng. Thật kinh khủng, cuộc giáp lá cà diễn ra trong suốt hai
tiếng. Đến 9 giờ, những người sống sót của cả hai bên cùng rút về hầm hào
mình. Chúng tôi biết rõ thế là đi tong rồi. Tôi bỗng thấy ngạc nhiên lạ lùng.
Thì ra ba ngày hôm nay mình không ăn gì trừ một hộp cá sacđin lấy từ một xác chết
48 tiếng trước.
“Chúng ta đã bị đánh bại”
Trời mưa tầm tã suốt mấy ngày nay. Tôi bị ướt hết. Tôi hơi
bàng hoàng khi được lệnh phá hủy vũ khí rồi chờ đợi những gì diễn ra sau đó
nhưng không được đầu hàng. Phá bằng cái gì mới được chứ. Tôi dùng hai tay móc
bùn thành một cái lỗ và chôn súng xuống đó. Cũng hết nhẽ rồi, súng cũng vô
tích sự vì đã hết cả đạn. Tôi dựa lưng vào thành hào. Lính Việt đã đến gần.
Toàn chiến trường đã im tiếng súng. Yên tĩnh lạ thường.
Mới ít phút trước đây còn đạn réo ầm ầm.
Lính Việt tiến đến một cách thận trọng. Họ gọi nhau:
“Maolen! Maolen”. Tôi nhớ lại lúc đó tôi đã nói thầm: “Chúng ta đã bị đánh
bại”…
Lính Việt nghiêm túc. Họ xử sự như những người lính. Họ
giải chúng tôi đi trên tỉnh lộ 41. Chúng tôi gặp những tù binh khác kiệt sức,
thẫn thờ. Chúng tôi đi như những người máy”.
(
(*) Câu
chuyện trên được kể từ một tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ. Người này đã được
phóng thích ở Sầm Sơn sau bốn tháng bị bắt ở Điện Biên Phủ.
Đây là bài lược dịch từ bài của tác giả Jean Pierre Biot (Pháp) trong
tập tư liệu của Marc Brincourt, tạp chí ảnh Paris Match nhan đề “Điện
Biên Phủ hết ảo tưởng”.
|
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét