Báo Mỹ kêu gọi
chính phủ hỗ trợ Việt Nam đối phó Trung Quốc
Cập nhật lúc 07:40
(Tin Nóng) Báo Washington Post (Mỹ) ngày 16.5 có bài viết kêu gọi chính phủ Mỹ
có biện pháp mạnh mẽ hỗ trợ Việt Nam đối phó hành vi hung hăng của Trung
Quốc trên Biển Đông, như gia tăng sự hiện diện hải quân và cấm tập
đoàn dầu khí CNOOC hoạt động tại Mỹ.
Bài báo này của hai tác giả Elizabeth Economy và Michael
Levi (thuộc Hội đồng Đối ngoại, một tổ chức phi chính phủ), cho rằng những
hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông gần đây đòi hỏi Mỹ phải có biện pháp
đáp trả.
Theo hai tác giả, tập đoàn dầu khí Hải Dương Trung Quốc
(CNOOC) đưa giàn khoan Haiyang Shi You 981 (Hải Dương 981) vào vùng biển Việt
Nam, đi kèm hơn 70 tàu các loại của chính phủ, kể cả tàu chiến.
Những gì đang diễn ra trên vùng biển này là nguy hiểm hơn
so với từ trước đến nay. Mỹ cần đối diện với mức độ đầy đủ từ những thách
thức của Trung Quốc để có thể đối đầu thành công. Điều này có nghĩa không chỉ
đàm phán gay go mà cả sự sẵn sàng có hành động khó khăn.
Theo đánh giá của Trung Quốc, Biển Đông có trữ lượng dầu
khí 400 tỉ thùng dầu, vượt xa khu vực Trung Đông. Còn Mỹ đưa ra con số khiêm
tốn vào năm 2010 là 11 tỉ thùng. Khó tin rằng Trung Quốc sẵn sàng cho đối đầu
quân sự chỉ để giành lấy nguồn tài nguyên không lớn lao này.
Hai động lực thúc đẩy Trung Quốc ở Biển Đông là Hoàng Sa
và quyền kiểm soát hàng hải. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm cách bờ biển
Việt Nam 120 hải lý, và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Nhưng Trung Quốc nói họ có chủ quyền quần đảo này từ ngàn xưa và đã dùng vũ
lực đánh chiếm vào năm 1974. Trung Quốc dùng việc kiểm soát quần đảo này để
củng cố quyền lực lãnh đạo trong nước.
Động lực thứ hai là Trung Quốc muốn kiểm soát tuyến hàng
hải qua Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa qua lại trị giá hơn 5.000 tỉ
USD/năm, nơi có 1/3 lượng dầu khí thương mại thế giới qua lại và hơn 3/4
lượng dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc quá yếu trong việc thách thức hải quân
Mỹ vốn thống trị các tuyến hàng hải ở Trung Đông, thậm chí ở eo biển Malacca,
nhưng hải quân Trung Quốc hoạt động khắp Biển Đông tạo cho Trung Quốc niềm
tin rằng Mỹ khó mà làm gián đoạn nguồn cung cấp của Trung Quốc.
Bằng cách che đậy tham vọng quân sự của mình dưới chiêu
bài thương mại (khai thác dầu khí), Bắc Kinh có thể hy vọng xoa dịu một số
phe đối lập không thể tránh.
Tuy nhiên những hành động mới nhất của Trung Quốc đã làm
ngạc nhiên cho Việt Nam và các nước, làm suy yếu khẳng định lâu nay của Bắc
Kinh về quan hệ vững chắc với các nước trong khu vực là ưu tiên hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Mỹ luôn nói không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ
quyền và kêu gọi hai bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Điều
này là chưa đủ: Mỹ phải lên án sự giả dối của Trung Quốc và thể hiện rõ vị trí
của mình. Mỹ và ASEAN nên cùng trong một mặt trận thống nhất trong việc bác
bỏ những hành động đơn phương về đòi hỏi chủ quyền ở những vùng lãnh thổ
tranh chấp.
Quan trọng hơn, Mỹ phải chuẩn bị để tạo nên sức sống cho
vị trí lâu nay chỉ nói suông. Dù Mỹ không có hiệp ước bảo vệ Việt
Việt
Những cách khác gồm cấm đoán các hoạt động của tập đoàn
dầu khí CNOOC tại Mỹ cũng cần được xem xét.
Bài báo kết luận rằng, nếu Mỹ không thực hiện lời nói đi
đôi với hành động, thì uy tín của Mỹ trong việc hứa hẹn duy trì hòa bình và
ổn định trong khu vực sẽ bị phá hủy từ bên trong.
(Theo iHay) Anh Sơn
|
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét