Cải cách dân chủ và cái gọi là "diễn
đàn xã hội dân sự"
Cập nhật lúc 09:25
Cuộc bạo động
ngày 19-2-2014 tại Ukraina đã gây xôn xao dư luận trên thế giới, và phần lớn
ý kiến phân tích đều xoáy sâu vào việc "chính quyền đàn áp phe đối
lập". Tuy nhiên, theo tác giả Ðinh Hương, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự
kiện xảy ra ở Ukraina có liên quan tới một số vấn đề kinh tế - chính trị...
Ukraina là quốc gia có địa hình đặc biệt: một nửa thuộc
Tây Âu và một nửa thuộc Ðông Âu. Nét riêng này đưa tới sự khác biệt về ngôn
ngữ và sắc tộc, cho nên sự chia rẽ cũng sớm hình thành. Từ thế kỷ 17, phía
đông Ukraina sớm chịu sự cai trị của Ðế quốc Nga, sau đó rất lâu, Sa Hoàng
mới thâu tóm nốt phía tây. Ðiều đó giải thích tại sao ngay cả khi Liên bang
Xô Viết không tồn tại, thì người dân ở phía đông Ukraina vẫn tiếp tục chịu
ảnh hưởng từ nền chính trị nước Nga. Trong nhiều thế kỷ, phía tây Ukraina lại
chịu ảnh hưởng từ các đế chế phương Tây, thậm chí tới trước Chiến tranh thế
giới lần II, một phần Ukraina vẫn thuộc quyền của đế chế Áo - Hung. Ðó là căn
nguyên để lý giải tại sao người dân ở phía tây Ukraina thường có xu hướng
thân thiết với EU hơn. Về tôn giáo cũng vậy, nếu một phần cư dân Ukraina nói
tiếng Nga và theo Chính thống giáo, thì một phần cư dân Ukraina khác lại nói
tiếng Ukraina và chịu ảnh hưởng của Công giáo.
Từ thế kỷ 17 đến nay, người phía tây luôn có xu hướng muốn
chống lại ảnh hưởng của Nga lên văn hóa Ukraina, và như mới đây, hai cuộc
"Cách mạng cam" liên tiếp diễn ra để đòi hỏi cải cách chính sách từ
chính phủ, nhưng thực chất là nhằm chống lại ảnh hưởng của Nga đối với nền
chính trị Ukraina. Nhưng văn hóa và chủ nghĩa dân tộc có phải là các nguyên
nhân cốt lõi dẫn đến xung đột này? Một khía cạnh thực dụng hơn có thể tìm
thấy qua nhận xét của Giáo sư Serhii Plokhii ở khoa Nghiên cứu Ukraina thuộc
Ðại học Havard. Ông cho rằng, vấn đề xung đột có liên quan đến nguồn tài
nguyên ở hai khu vực: phía đông và phía nam Ukraina vốn có đất đai màu mỡ hơn
phía tây.
Ðương nhiên không thể phủ nhận những sai lầm trong chính
sách, hệ thống chính trị dưới sự điều hành của Victor Yanukovych. Ukraina vốn
là một nước nghèo với phần lớn lao động phải nhập cư vào Nga kiếm việc làm.
Ðể giải quyết bài toán kinh tế mà người tiền nhiệm của ông Yanukovych là cựu
Tổng thống Victor Yushchenko - một người vẫn hô hào cho chủ nghĩa dân tộc và
có xu hướng thân EU - phải chịu bó tay. Rõ ràng, mặc dù EU muốn gây ảnh hưởng
tới toàn bộ Ukraina nhưng lại không thấu hiểu và quan tâm đến thực trạng của
Ukraina, cho nên cách duy nhất để lôi kéo một người vốn "đi trên
dây" trong mối quan hệ tay ba như Yanukovych, EU phải sử dụng đến phương
pháp biểu tình của dân chúng để gây sức ép. Trước đó, EU đưa ra thỏa thuận
cho vay vốn đi kèm với một số chính sách làm suy yếu quyền lực của
Yanukovych; trong khi đó Nga sẵn sàng chi 15 tỷ USD để vị Tổng thống này
không bắt tay với EU. Lẽ đương nhiên, Yanukovych sẽ lựa chọn Nga thay vì EU.
Ngay sau đó, một loạt cuộc biểu tình diễn ra, chủ yếu do những người ở phía
tây dẫn đầu, nhằm phản đối quyết định của chính phủ. Với sự ủng hộ của EU,
những người phía tây hy vọng thiết lập thể chế cộng hòa nghị viện giống như
các nước Tây Âu khác, đồng thời nhận sự hỗ trợ kinh tế từ các nước này. Nhưng
mục đích của EU không đơn thuần là Ukraina, mà chủ yếu thông qua việc trải
rộng dân chủ theo kiểu phương Tây đến phía đông nước này, EU có thể làm suy
yếu quyền lực của nước Nga.
Những cuộc biểu tình của phe đối lập phía tây Ukraina được
gọi chung bằng tên gọi "Cách mạng cam". Lần thứ nhất (năm 2004),
một số chính đảng đứng ra kêu gọi dân chúng phía tây kéo đến đường phố chính
của
Từ những kinh nghiệm của "Cách mạng hoa hồng",
cuộc "Cách mạng cam" lần thứ hai không còn sự dẫn đầu của các chính
khách. Trong khi các lãnh tụ của phe đối lập như Arseny Yatseniuk, Yulia Tymoshenko
bị cầm tù; thì Vitaly Klitschko, nhà vô địch quyền Anh thế giới và Oleh
Tyagnibok - nhà dân tộc chủ nghĩa hữu khuynh, đều không có chủ trương nào rõ
rệt và không chắc chắn kiểm soát được phong trào. Những người đứng ra vận
động quần chúng là các sinh viên và các tổ chức dân sự. Những người đi đầu
trong cuộc biểu tình là các giáo sĩ, các ca sĩ nhạc Pop và các thành phần quá
khích, vốn là cá nhân có khả năng triệu tập đám đông. Nhưng đám đông ở
Ukraina không thể thực hiện một cuộc "cách mạng bất bạo động" như
phe thân EU trông đợi. Ngay từ ngày 18-2-2014, khi Yanukovych không đáp ứng
yêu cầu của 500 nghìn người biểu tình, những quả bom xăng đã được ném ra. Một
toán người khác xông vào cướp kho vũ khí, lấy 1.500 súng ống và 100 nghìn
viên đạn. Rõ ràng, những hành vi gây bạo động của đoàn người biểu tình đã
được các thủ lĩnh phe đối lập tính toán và lập kế hoạch từ trước.
Từ ảnh hưởng của "Cách mạng hoa hồng", "Mùa
xuân Arập", "Cách mạng Ai Cập" và giờ đây là "Cách mạng
cam" lần thứ hai ở Ukraina, một số người ở Việt Nam cũng đang có những
hoạt động tương tự. Bên cạnh đó, truyền thông internet với sự phát triển của
blog cá nhân và facebook trở thành phương tiện được mấy người này ưa thích.
Ðể đạt mục đích, người ta không ngần ngại bắt tay cả với tổ chức khủng bố
"Việt Tân", mà sự lộ diện của thành viên tổ chức này trong các hoạt
động vu cáo Việt Nam tại Genève (Thụy Sĩ) vừa qua là bằng chứng.
Có lẽ "Cách mạng hoa hồng", "Mùa xuân
Arập" đã kích động thêm cho họ, và họ không cần biết từ sau "Cách
mạng Ai Cập" các nước đi theo xu hướng này như Tusnia, Ai Cập, Libya,
Yemen... đều phải đối mặt với xung đột bạo lực kéo dài. Và có một điều cần
chú ý là ngay sau "cách mạng", người dân Ai Cập lại muốn lật đổ
Tổng thống mới là ông Morsi để quay về với thể chế cũ! Tương tự như vậy với
tình hình ở Ukraina. Các tổng thống tiền nhiệm của ông Yanukovych với sự hậu
thuẫn của nước ngoài trong nhiều năm đã không thể giải quyết được bất ổn tài
chính, và xung đột chính trị. Những người đối lập của các nước thực hiện
phong trào xã hội đã tính toán một bước đi vội vã. Lật đổ một thể chế không
có nghĩa rằng ngay lập tức thể chế mới với các nhà cầm quyền non kinh nghiệm
có thể giải quyết được các bất ổn xã hội. Hơn thế nữa, các tổ chức và quốc
gia bên ngoài cũng không thể cùng một lúc hỗ trợ tất cả các nước đang liên
tiếp thi nhau "cải cách dân chủ"! Và như Thủ tướng Nga Dimitri
Meredev đã từng nói: "Các đối tác phương Tây của chúng ta đôi khi hành
xử như một con bò trong cửa hàng sành sứ vậy. Họ chen vào, nghiền nát mọi
thứ, rồi sau đó không biết phải làm gì tiếp theo"!
(Theo Nhân dân) ÐINH HƯƠNG
|
Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét