Nhận
diện Rai Xéc-tơ trong các cuộc biểu tình
Cập nhật lúc 08:30
QĐND
- Để nhận diện ra những chiến binh của Rai Xéc-tơ quả thật là không khó, bởi
lẽ trang phục và cách thức tấn công lực lượng an ninh U-crai-na khá đặc biệt.
Họ mặc quân phục (chứ không phải là các
bộ đồ xây dựng như các thành viên thông thường có mặt trên Quảng trường
Mai-dan), đội mũ sắt và đeo các bộ bảo hộ chân tay, đeo mặt nạ phòng độc. Họ
cũng được trang bị dùi cui nặng, dây xích và các phụ kiện khác như khiên quân
dụng. Cách tổ chức tấn công của Rai Xéc-tơ được lên phương án cụ thể. Họ tổ
chức thành các nhóm nhỏ, tấn công chớp nhoáng sau đó rút lui không để lực
lượng đặc nhiệm có cơ hội phản kháng. Những chiến binh của Rai Xéc-tơ luôn
tích cực tìm ra những phương pháp chiến đấu mới. Ngoài vũ khí truyền thống là
bom xăng “cốc tai Molotov”, họ còn sử dụng cả pháo hoa bắn thẳng vào hàng ngũ
thực thi pháp luật. Ngoài ra, họ còn dùng các vật dụng cháy, máy ném đá (thực
chất là gạch, đá lát đường) và các hàng rào di động, tạo ra các “bức tường
lửa” chống lại đối phương.
Trong suốt hơn 3 tháng xảy ra đụng độ ở
Ki-ép và các tỉnh phía Tây U-crai-na, Rai Xéc-tơ luôn nhắm đến sự khiêu khích
tột cùng nhất. Họ chiếm đóng các cơ quan hành chính quốc gia, các trụ sở ủy
ban hành chính các tỉnh. Dưới vỏ bọc đấu tranh vì nhân dân U-crai-na, vì hòa
bình và tự do dân chủ, Rai Xéc-tơ đã khiêu khích lực lượng bảo vệ pháp luật,
cáo buộc họ hành động quá tay, đàn áp người biểu tình và cuối cùng là giết
hại dân thường hay người biểu tình hòa bình, đe dọa những người không ủng hộ “những
người biểu tình” và gia đình nhân viên các lực lượng bảo vệ pháp luật. Khi
bắt đầu “đàm phán” với chính quyền, nhóm này cương quyết không chấp nhận sự
nhượng bộ của chính quyền Tổng thống V.Y-a-nu-cô-vích, thậm chí tăng các yêu
sách, mở rộng chiếm giữ các trụ sở cơ quan công quyền, điển hình như tòa nhà
của Công đoàn U-crai-na, Bộ Năng lượng, Bộ Chính sách nông nghiệp,…
Để tạo ra hình ảnh giống như thật về
một “sự phản đối tư tưởng của nhân dân”, các phần tử cực đoan đã yêu cầu
người dân ủng hộ tài chính cho họ. Họ ghi rõ số tài khoản ngân hàng
“Privatbank” 5168 7553 1093 5578, chủ tài khoản là Xéc-gây I-go-rê-vích
(Sergei Igorevich), sinh ngày 19-6-1973, công dân Nga, đăng ký tại địa chỉ: Tỉnh
Dnepropetrovsk, thành phố Dneprodzerzhinsk, phố Shcherbitsky, 65, căn hộ 6).
Hệ thống dịch vụ chuyển tiền Western Union hoặc Moneygram cũng được sử dụng
để gửi tiền cho Ta-ra-xen-cô An-đrây I-va-nô-vích (Tarasenko Andrei
Ivanovich), người Ki-ép, sinh ngày 17-11-1982.
Trong những ngày gần đây, các khoản gửi
vô danh 50, 100, 500 hryvna (đồng tiền U-crai-na) đã được gửi vào tài khoản
trên bằng hệ thống “Privat24” chủ yếu từ các thành phố Téc-nô-pôn và Ki-ép.
Tiền cũng được gửi từ những người ủng hộ nhóm “Pravyi Sektor” ở U-crai-na và
nước ngoài (Pháp, Séc…). Nhưng tất cả những việc này đều là ngụy tạo vì theo
điều tra của Cơ quan An ninh U-crai-na dưới thời ông V.Y-a-nu-cô-vích, trong
quá trình điều tra về Rai Xéc-tơ, cơ quan này đã xác định được rằng, Rai Xéc-tơ
đã được “các tổ chức thân U-crai-na”, dưới vỏ bọc “tổ chức từ thiện” và do
tình báo các nước NATO thành lập từ nhiều năm trước đây, tài trợ. Nguồn tin
cho hay, ngay từ khi nổ ra các cuộc biểu tình ủng hộ U-crai-na liên kết với
EU, các tổ chức “từ thiện” này đã bắt đầu lập ra một trung tâm điều phối bí
mật, thu hút các chuyên gia phương Tây sừng sỏ chuyên vạch chiến lược “cách
mạng màu sắc”. Họ được giao nhiệm vụ hoạch định chiến lược hành động cho các
nhóm chiến đấu. Chính trung tâm này đã ra lệnh sát hại người biểu tình trong
quá trình xô xát bạo lực trên phố Grushevsky nhằm kích động leo thang xung
đột và thúc đẩy đám đông phẫn nộ tấn công cảnh sát.
Như bất kỳ các tổ chức cấp tiến nào,
Rai Xéc-tơ đoàn kết với nhiều tổ chức xã hội khác và cho rằng các các đảng
phái chính trị không đủ tích cực trong các hoạt động của mình. Tổ chức bị họ
phê phán nhiều nhất lại là đảng cực đoan như tổ chức của họ, đảng “Svoboda”
mà Rai Xéc-tơ coi là quá thiếu ý chí và vụng về. Những thành viên của Rai
Xéc-tơ đã ném cả gói bột của bình chữa cháy, ném đá vào những thủ lĩnh của
đảng “Svoboda”, đảng Batkivshina, thậm chí lăng mạ cả Thủ tướng tạm quyền Ác-xê-ni
Y-a-xê-ni-úc (A.Yatseniuk) khi những người này cố gắng ngăn chặn những cuộc
đụng độ trên đường phố. Vì lẽ đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người gọi
những thành viên của Rai Xéc-tơ là những kẻ khiêu khích.
Sự xuất hiện của Rai Xéc-tơ ở U-crai-na
tuân theo quy luật tự nhiên từ sự cô lập dài hạn của chính quyền trong việc
đối thoại với xã hội. Ngay cả khi cuộc đảo chính tại U-crai-na đã đạt được
những thành công bước đầu nhưng chính quyền lâm thời vẫn chưa thể tìm được
tiếng nói chung với lực lượng chính trị mới Rai Xéc-tơ. Theo hãng tin Unian
của U-crai-na, trong một cuộc họp báo ngày 19-3 vừa qua, An-đrây Bê-lê-xki
(Andrei Belesky), một thủ lĩnh của Rai Xéc-tơ tuyên bố: “Bất cứ lúc nào cũng
có thể tiếp tục xảy ra cuộc cách mạng thứ hai tại U-crai-na; nó sẽ diễn ra như
thế nào và khi nào thì tại thời điểm này rất khó để nói, nhưng chắc chắn nó
sẽ xảy ra”.
Với tình hình như hiện nay tại
U-crai-na, khi mà nhóm cực đoan Rai Xéc-tơ đang ngày càng lớn mạnh, cùng với
việc thủ lĩnh Đmi-tri Y-a-rô-sơ (Dmitry Yarosh) thông qua quyết định mở rộng
địa bàn hoạt động của tổ chức này tại 4 tỉnh miền Đông Nam U-crai-na, gồm
Khác-cốp, Pôn-ta-va, Đô-nét-xcơ và Khê-rơ-xôn ngày 13-3, cũng như việc tổ
chức này từ chối hạ vũ khí thì “hòa bình, ổn định và dân chủ” thực sự ở
U-crai-na vẫn còn là một cái gì đó rất xa xỉ với những người dân nơi đây.
(Theo QĐND) Sheva
Nguyễn từ Khác-cốp, U-crai-na
|
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét