Các nhà đầu tư Thái Lan
hướng tới Việt Nam
Cập nhật lúc 14:05
Không
tấp nập và có vẻ kín tiếng hơn so với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia
khác, các doanh nghiệp Thái Lan đang hướng đến Việt Nam như một điểm đến đầu
tư đầy tiềm năng để khai thác một thị trường tiêu dùng lớn và tận dụng các cơ
hội mở ra từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Các nhà bán lẻ tập kích
Gần đây, thông tin về tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central
Group - chủ hệ thống trung tâm thương mại Robinson, sẽ khai trương trung tâm
mua sắm lớn ở Hà Nội vào tháng 3-2014 gây bất ngờ cho nhiều nhà bán lẻ trong
và ngoài nước. Bởi trước khi tờ Bangkok Post đưa tin này hồi đầu tháng 2,
không có bất cứ thông tin nào về việc Central Group sắp mở trung tâm mua sắm
tại Hà Nội.
Giờ thì ông Alan Thomson, Chủ tịch Công ty Robinson Department
Store Public Company Ltd., đơn vị quản lý hoạt động của trung tâm mua sắm tại
Việt Nam, không che giấu tham vọng khi cho rằng Trung tâm Robins (rộng 10.000
mét vuông tại tầng hầm B1 của Royal City ở Hà Nội) với sự hậu thuẫn về kinh
nghiệm bán lẻ của tập đoàn mẹ cùng các hoạt động tiếp thị trực tiếp, sẽ trở
thành một địa điểm mua sắm lý tưởng cho người tiêu dùng Việt Nam. Central
Group cũng đã lên kế hoạch ra mắt trung tâm Robins thứ hai đặt tại TPHCM vào
cuối năm nay.
Tuy nhiên, Robins không phải là dự án bán lẻ đầu tiên của Central
Group ở Việt
Cũng nhìn thấy tiềm năng lớn của thị trường Việt Nam, tập đoàn
Berli Jucker Public Co (BJC) của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi
tuyên bố sẽ thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ tại Việt Nam. Và chuỗi
cửa hàng tiện lợi Family Mart với hơn 40 cửa hàng đã được đổi tên thành B’s
mart - thương hiệu lâu đời của BJC. Tuy nhiên, phía đối tác trong nước là
Công ty Phú Thái cho biết mô hình này vẫn đang được BJC thử nghiệm và có thể
trong tháng 9-2014, mọi thông tin chính thức mới được công bố.
Lợi thế của BJC tại Việt Nam là sở hữu 65% cổ phần của Công ty
Thái An JSC, một công ty chuyên phân phối và vận chuyển thực phẩm tại miền
Bắc. Công ty này có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố, có quan hệ thương mại
với hàng trăm nhà phân phối, cả ngàn nhà bán buôn và nhiều nhà bán lẻ tại các
chợ truyền thống.
Vào cuối năm 2012, BJC đã đầu tư 1 tỉ baht, cùng với tập đoàn
Mongkol thành lập Công ty Thai Corp International Vietnam (TCI) để mở siêu
thị tại Việt Nam. Mục tiêu của TCI là trở thành công ty phân phối và bán hàng
Thái Lan lớn tại thị trường Việt
Giới phân tích cho rằng mục tiêu của chuỗi B’s mart và siêu thị
TCI chính là tạo dựng thương hiệu cho hàng hóa Thái Lan được phân phối rộng
khắp tại khu vực Đông Dương và Myanmar, nhằm sẵn sàng cho quá trình hội nhập
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
Mới đây, ông chủ của Charoen Pokphand (CP) Group là tỉ phú Dhanin
Chearavanont cũng đã có vụ đàm phán mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam
từ Metro Group (Đức) với giá 500 triệu đô la Mỹ. Dù bị từ chối, nhưng theo
Dow Jones trích dẫn một nguồn tin giấu tên, Chearavanont vẫn rất quan tâm đến
mảng phân phối của Metro Group và có thể sẽ quay lại đàm phán lần nữa.
Ông Chearavanont hiện là Chủ tịch CP - tập đoàn sản xuất và kinh
doanh nông sản, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi hàng đầu Thái Lan với tổng tài
sản hàng tỉ đô la Mỹ đang có tham vọng mở rộng hoạt động bán lẻ không chỉ ở
Thái Lan mà còn ở các quốc gia trong khu vực. Hồi tháng 4-2013, công ty con
của CP Group là CP All - nhà vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Thái
Lan 7-Eleven, đã chi 6,6 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm tập đoàn bán lẻ Siam Makro
của Thái Lan. Khi đó, ông Korsak Chairasmisak, Giám đốc điều hành CP All, cho
rằng Thái Lan đang hướng tới các cơ hội mở ra từ AEC và CP All thì muốn giới
thiệu sản phẩm của Thái Lan, nhất là của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên
thị trường ASEAN.
Không ngừng mở rộng sản xuất
Tuy nhiên, thế mạnh lâu nay của đầu tư Thái Lan ở Việt
Tập đoàn 100 năm tuổi SCG cho biết doanh thu năm tài chính 2013
của tập đoàn tại Việt Nam đạt khoảng 547 triệu đô la Mỹ, tăng 66% so với cùng
kỳ năm trước, nhờ các doanh nghiệp trong nước mà SCG đã mua lại. Do đó, SCG
cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt
Không riêng SCG, một số doanh nghiệp Thái Lan khác cũng tìm hướng
đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh giá nhân công và các chi phí khác tại
Thái Lan gia tăng. Có ba yếu tố khiến các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng quyết
định gia tăng đầu tư vào Việt Nam, đó là (i) quy mô thị trường nội địa lớn;
(ii) kỳ vọng sức mua thị trường nội địa tăng; (iii) từ thị trường Việt Nam dễ
tiếp cận các thị trường khác trong khu vực.
Charoen Pokphand (CP) cho biết vẫn quyết tâm chọn Việt
Trong khi đó, BJC đã đưa vào hoạt động hai nhà máy liên doanh sản
xuất chai thủy tinh và đóng lon dùng cho sản phẩm bia, nước giải khát ở Bà
Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Theo Chủ tịch BJC Aswin Techajareonvikul, Việt
Nam là thị trường tiềm năng trong ASEAN và hai nhà máy này không chỉ là nền
tảng để tăng trưởng tại thị trường Việt Nam mà còn để mở rộng sang các thị
trường xung quanh.
Không chỉ gây chú ý với các thương vụ góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp Việt Nam, các nhà đầu tư Thái Lan đang có kế hoạch rót hàng tỉ
đô la Mỹ theo hình thức đầu tư trực tiếp vào ngành năng lượng Việt Nam vốn
lâu nay là lãnh địa của các tập đoàn nhà nước. Tập đoàn Dầu khí Thái Lan
(PTT) đã được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án lọc hóa dầu tại Bình
Định, vốn đầu tư khoảng 27 tỉ đô la Mỹ, trong khi Công ty Điện lực quốc tế
Thái Lan (EGATI) có kế hoạch hợp tác với phía Việt Nam để xây nhà máy nhiệt
điện hơn 2 tỉ đô la Mỹ tại Quảng Trị...
Hãng viễn thông lớn nhất Thái Lan True Corporation đã tiết lộ
trên tờ Bangkok Post về kế hoạch tấn công thị
trường Việt Nam nhằm mở rộng vùng phủ sóng của hãng vào năm 2015. Ngân hàng
Theo TBKTSG
|
Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét