Thế giới đã thay đổi sau sự kiện
Cập nhật lúc 07:40
(Quan hệ quốc tế) - Khủng
hoảng Ukraine đã bộc lộ liên minh đông nhưng không mạnh, không thống
nhất của châu Âu, đồng thời, chứng tỏ vị thế, sức nặng địa chiến lược
của Nga.
Cả châu Âu “sững sờ” khi Nga không tốn
một viên đạn đã có được
Cả châu Âu và Mỹ không muốn đối đầu
quân sự với Nga là rõ ràng.
Nhưng, châu Âu đã làm gì để đáp trả
“xứng tầm” với những gì đã mất?
Châu Âu và thế giới với sự trở lại của
Nga
Liên bang Xô viết tan rã, hậu Xô viết
là một cộng đồng các quốc gia độc lập do Nga đừng đầu, hình thành từ đống đổ
nát, không được bao lâu cũng tan rã nốt.
Cho đến bây giờ nhiều người vẫn không
hiểu tại sao là Liên bang Nga đã không còn chế độ Cộng sản nhưng NATO cứ luôn
tìm cách mở rộng về phía Đông, hệ thống lá chắn tên lửa cũng tìm cách tiến về
sát Nga, mặc dù có lúc Nga cũng sẵn sàng gia nhập NATO?
Phải chăng, Mỹ và châu Âu đã nhận thức
được đẳng cấp của nước Nga, nhận thức được sự “khét tiếng” của gấu Nga…mới
chỉ bị “thọ thương” sau cuộc chiến tranh lạnh, cho nên, họ quyết triệt phá
bằng được, bằng hết, những gì khiến họ lo lắng, run sợ từ Nga?
Thật không hổ danh là một trung tâm văn
minh của thế giới, nhận thức về liên bang Nga của châu Âu đã đúng. Khi “vết
thương” tạm thời lành lặn, Nga đã trở lại với một thông điệp nghiêm khắc từ
sự kiện
Năm 2008, Nga đã cảnh báo và nay họ đã
chứng tỏ trong một tư thế "dọc ngang nào biết trên đầu có ai"
với một phong thái lạnh lùng nhưng quyết liệt.
Sự kiện
Muốn trừng phạt nghiêm khắc nền kinh tế
Nga (con chuột), phương Tây phải tính đến 2 yếu tố quan trọng (cái bình).
Thứ nhất, EU phụ thuộc quá nhiều vào
năng lượng của Nga. EU đã dự tính sẽ đa dạng hoá nguồn cung cấp năng lượng để
bớt phụ thuộc vào Nga, nhưng đó chỉ mới là mục tiêu dài hạn, chưa thể ngay và
luôn đoạn tuyệt nguồn năng lượng Nga.
Thứ hai là kinh tế EU đầu tư, dính quá
sâu vào Nga. Nhiều tập đoàn như Total của Pháp đã đầu tư rất nhiều vào Nga.
Vốn của các doanh nghiệp Nga cũng đang góp phần quan trọng vào thị trường
chứng khoán Luân Đôn…
Vì thế, về kinh tế, phải trừng phạt Nga
nhưng không làm suy sụp nền kinh tế Nga cũng giống như “đập chết chuột” nhưng
không “làm vỡ bình” là một biện pháp cực khó với EU. Đương nhiên trừng
phạt Nga mà bất chấp hậu quả mình phải gánh chịu thì chẳng khác gì
"đánh bom tự sát", EU không dại dột như thế và Ukraine chưa phải là
mối quan tâm quá lớn khiến EU phải "hy sinh" như vậy.
Nga đã tỉnh táo khai thác triệt để
về tình thế này đến mức tối đa cho phép để vừa tránh tổn
thương lớn cho 2 phía nhưng vẫn đạt được mục tiêu của mình trong sự
kiện
Trong khi NATO cắt giảm ngân sách quân
sự thì Nga tuyên bố tăng ngân sách quân sự lên 44% trong 3 năm tới và từ hành
động trừng phạt Nga của EU…khiến cho các quốc gia nhỏ quanh Nga thuộc khối
Liên Xô cũ phập phồng lo sợ một nước Nga “Đại đế” đang hình thành trở lại.
Ngày 18/3, sau sự kiện Nga sáp nhập
Nga dám tuyên bố thách thức Mỹ nhưng Trung
Quốc thì không vì không giống Nga, Trung Quốc có quá nhiều ràng buộc an ninh
năng lượng, kinh tế với Mỹ mà khi Mỹ ra tay thì Trung Quốc “nghẹt thở”.
Mặc dù hiện nay Nga một mình bị cô lập tại
HĐBA nhưng để giải quyết một loạt hồ sơ trên thế giới như hạt nhân Iran, Bắc
Triều Tiên, cũng như vấn đề Syria…không thể không có Nga. Có thể nói, Mỹ cần
Nga hơn Nga cần Mỹ.
Đến đây chúng ta mới hiểu ra được phần
nào tại sao sau chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn cứ hằm hè, canh chừng và không mấy
thân thiện với Liên bang Nga là vì vậy.
Lựa chọn chiến lược của Mỹ?
Châu Âu, NATO đang ở thế yếu trước Nga
là rõ ràng buộc Mỹ phải tất tả quay trở lại châu Âu sau khi đã xoay trục sang
châu Á-TBD?.
Mỹ điều 6 chiến đấu cơ F-16 đến Ba Lan,
bán tên lửa hiện đại cho Ba Lan và qua chuyến công du của phó tổng thống Joe
Biden đến Ba Lan và 3 nước vùng Baltic, tất cả đều là thành viên khối NATO…Mỹ
đã “cầm chịch” trở lại cuộc chiến tranh lạnh để đối đầu với Nga hay để đề
phòng Nga dấn thêm một bước nữa? Nếu vậy Mỹ có đủ sức để đấu với Trung Quốc
tại châu Á-TBD?
Cục diện thế giới đã thay đổi như vậy
khi Nga hành động thì Mỹ sẽ chọn mục tiêu chiến lược nào là trọng
tâm hàng đầu?
Hãy chú ý các hành xử của Mỹ trong các
sự kiện “nóng” trên thế giới thời gian qua, nhưng, trước hết hãy nghe lời
tuyên bố của bà cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice hồi tháng 11 năm ngoái:
"Tái cân bằng đối với khu vực châu Á-TBD vẫn còn là một nền tảng của
chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Không có vấn đề bao nhiêu
điểm nóng xuất hiện ở những nơi khác có thể làm ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ tiếp
tục làm sâu sắc thêm cam kết lâu dài của chúng tôi đối với khu vực quan trọng
này”.
Vì thế, mùa hè năm ngoái đó là
Tuy nhiên, nếu Nga lợi dụng Mỹ đang bận
“xoay trục” sang châu Á-TBD để thực hiện “hồi sinh” lại “cộng đồng quốc gia
độc lập” SNG hay liên minh Âu-Á thì Mỹ không thể “vừa ăn vừa uống’ cùng lúc
được mà buộc phải chia xẻ lực lượng đối phó Nga tại châu Âu.
Lúc này, tại châu Á-TBD, Trung Quốc sẽ
hý hửng, nhưng thay vào đó, Mỹ sẽ “trả tự do hoàn toàn” cho Nhật Bản. Nhật Bản
sẽ thay thế phần lực lượng của Mỹ đã được điều sang châu Âu để đối đầu với
Trung Quốc.
Việc Nhật Bản sửa đổi điều 9 Hiến
pháp toàn diện là điều không mấy dễ chịu cho Trung Quốc khi xuất hiện tại khu
vực châu Á-TBD một thế lực hùng mạnh mà đầy bản lĩnh.
Nhưng liệu Nga có làm vậy không mới là
vấn đề. Có lẽ Nga chưa đủ thực lực để làm việc đó, ông Putin tuyên bố là
không muốn chia cắt phần còn lại của Ukraine và ông ta cũng thừa biết rằng
nếu “nước Nga như chiếc lò xo, khi bị ép mạnh sẽ có sức bật trở lại rất lớn”
như bài phát biểu của ông vừa qua, thì Mỹ và NATO, phương Tây cũng vậy thôi.
Chắc chắn Nga không dám vượt qua “làn ranh đỏ” khi đất nước mới "cắt
khỏi bệnh" mà chưa có đủ thời gian hồi phục.
Các nước nhỏ ra sao trong thế giới
đa cực?
Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn
trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có
thể xảy ra. Tại châu Á-TBD nếu Mỹ không duy trì một sự hiện diện hải quân và
không quân đủ lớn thì tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ
mang tính đa cực hơn. Lúc đó, các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật
Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt
hơn bởi cảm giác mất an toàn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được.
Tại Biển Đông, có thể Trung Quốc
với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình sẽ ngạo ngược
coi các nước nhỏ như “đồ chơi trong túi”. Vì vậy, "đi trên
dây" luôn là đường lối đối ngoại của họ với các siêu cường.
May thay, Việt
(Theo Đất Việt)
Lê Ngọc Thống
|
Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét