DỰ
ÁN KHU ĐÔ THỊ SING-VIỆT (BÌNH CHÁNH, TP.HCM)
Xuất hiện tài liệu nghi vấn 2,8 triệu
USD “bôi trơn”
Cập nhật lúc 15:30
Trong
quá trình giải quyết vụ kiện hành chính giữa chủ đầu tư và UBND TP.HCM, Tòa
Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM phát hiện tài liệu và lời khai “2,8 triệu
USD đã được gửi cho các cơ quan ở Hà Nội”.
Thẩm phán TAND Tối cao Phạm Công Hùng, chủ tọa phiên tòa, cho
biết đã kiến nghị UBND TP.HCM buộc các bên liên quan phải giải trình, nếu có
dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông nói: “Dù đã tham gia
xét xử nhiều vụ án lớn nhưng tôi sốc khi nghe các thông tin này tại phiên
tòa…”.
Suýt chuyển cơ quan điều tra
. Phóng viên: Tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng, bị cáo
Dũng khai thêm chi tiết 1 triệu USD liên quan đến một dự án ở TP.HCM khiến dư
luận quan tâm. Nhưng đó chỉ là lời khai của ông Dũng, còn trong vụ án này,
kiến nghị làm rõ khoản chi 2,8 triệu USD là nhận định của HĐXX?
+ Nếu hôm đó đủ chứng cứ là chúng tôi
kiến nghị cơ quan điều tra rồi. Tài liệu hôm đó là bản phôtô, các đương sự
khai chưa thống nhất nên HĐXX không thể làm rõ được tại phiên tòa. Vì thế nên
tại bản án phúc thẩm, HĐXX đã kiến nghị UBND TP.HCM thực hiện chức năng quản
lý nhà nước giao cho các cơ quan chuyên môn xem xét.
. Trong vụ án này, nhân chứng quan trọng là Công ty CP Xây dựng
Bình Chánh có liên quan đến lời khai riêng phí tư vấn cho việc rút vốn đã là
300.000 USD. Nhân chứng vắng mặt, sao tòa không hoãn phiên tòa để làm rõ?
+ Tại phiên tòa lần đầu chưa phát hiện ra chi tiết này và sau đó
phiên tòa đó hoãn. Đến phiên tòa lần hai mới phát hiện ra chi tiết này nên
mới triệu tập Công ty CP Xây dựng Bình Chánh. Họ không đến, HĐXX phải xử vắng
mặt vì án hành chính tòa không được hoãn hai lần. Nếu hôm đó Công ty CP Xây
dựng Bình Chánh có mặt, HĐXX sẽ hỏi có khoản phí tư vấn 300.000 USD không và
cho các bên đối chất để làm rõ.
Dự án Khu đô thị Sing-Việt.
. Về “khoản 2,8 triệu USD gửi cho các cơ quan ở Hà Nội”,
do chưa đủ chứng cứ nên không chuyển cơ quan điều tra nhưng niềm tin nội tâm
của HĐXX thì sao?
+ Nếu không có niềm tin nội tâm chắc chắn HĐXX sẽ không đưa kiến
nghị vào bản án. Trong bản án, HĐXX kiến nghị UBND TP.HCM có biện pháp quản
lý đầu tư tốt hơn nhằm tạo môi trường đầu tư trong sạch và chống tham nhũng
trong công tác đầu tư.
. Việc kiến nghị vấn đề khá nhạy cảm như vậy HĐXX có phải thỉnh
thị ý kiến của cấp trên không, thưa ông?
+ Trong quá trình xét xử vụ án, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ,
lời khai, HĐXX độc lập, thấy vấn đề này cần kiến nghị UBND TP.HCM để làm rõ
chứ không xin ý kiến ai cả!
Kiến nghị UBND TP.HCM làm rõ
. Trong nhiều phiên tòa hình sự, các bị cáo khai không thống
nhất nhưng tòa nhận định lời khai này có căn cứ, lời khai kia không có căn cứ
và tuyên án. Còn vụ này sao chỉ dừng ở kiến nghị?
+ Trong vụ án hình sự, HĐXX phải xác định hành vi của bị cáo có
phạm tội hay không để tuyên bố và quyết định hình phạt. Còn đây là vụ án hành
chính, mục tiêu xét xử là làm rõ tính hợp pháp của quyết định hành chính. Còn
các chứng cứ, lời khai về chi phí 300.000 USD để tư vấn rút vốn; khoản tiền
2,8 triệu USD đưa cho các cơ quan ở Hà Nội là phát hiện trong quá trình xét
xử. HĐXX không có quyền xử vấn đề này về mặt hình sự nhưng có quyền kiến nghị.
. Sau phiên tòa, HĐXX có văn bản riêng gửi cho UBND TP.HCM chưa,
thưa ông?
+ Trong vụ án hành chính này, UBND TP.HCM là người bị kiện. Ngoài
việc chứng minh cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng, đồng thời UBND TP.HCM còn
có quyền kiểm soát toàn bộ trình tự thủ tục dự án. Nếu UBND TP.HCM không phải
là người bị kiện trong vụ án này, HĐXX sẽ có văn bản kiến nghị riêng kèm theo
các tài liệu hồ sơ. Ở đây tòa phúc thẩm hủy án, đưa về tòa sơ thẩm xử lại.
Tòa sơ thẩm sẽ triệu tập đại diện UBND TP.HCM với tư cách người bị kiện. Lúc
đó ngoài việc chứng minh quyết định hành chính của họ là hợp pháp thì với vai
trò quản lý nhà nước, UBND TP.HCM sẽ buộc người khai và các bên liên quan các
chi phí tư vấn 300.000 USD, 2,8 triệu USD phải giải trình. Khi giải trình nếu
có dấu hiệu tội phạm thì UBND TP.HCM chuyển cơ quan điều tra làm rõ.
. Lâu nay dư luận quan tâm CSGT mãi lộ, cán bộ địa chính nhận
tiền bảo kê xây dựng trái phép… Nhưng đó chỉ là tham nhũng vặt, còn tham
nhũng trong lĩnh vực đầu tư mới là “khủng” nhưng ít được rờ đến, đó là những
chi phí “vô hình” để “bôi trơn” dự án. Quan điểm của ông về vấn đề này?
+ Đúng. CSGT, cán bộ cấp phường/xã là những người gần gũi với
cuộc sống người dân nên việc sai phạm của họ dễ bị người dân búc xúc. Còn
tiêu cực tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư thì kín đáo hơn nhiều. Bên liên
quan là chủ đầu tư nếu họ khai ra thì họ sẽ liên đới trách nhiệm. Chính vì
vậy mà khi có tài liệu cho thấy họ đã gửi cơ quan này, cơ quan kia với số
tiền lên đến 2,8 triệu USD thì tôi quá sốc, thấy ghê quá!
. Xin cảm ơn ông.
(
|
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét