Nga cam kết tuân thủ mọi thỏa thuận ở biên giới với
Ukraine
Cập nhật lúc 15:00
VOV.VN
- Phía Nga khẳng định không có ý định đưa quân vào lãnh thổ
Trước cáo buộc của phương Tây về việc Nga triển khai số
lượng lớn binh sĩ ở biên giới Ukraine, phía Nga khẳng định tuân thủ mọi thỏa
thuận tại biên giới với nước láng giềng. Trong bối cảnh Mỹ đang ráo riết vận
động các đồng minh gia tăng cô lập và trừng phạt Nga sau khi nước này tiếp
nhận bán đảo Crimea, Nga đang thúc đẩy một giải pháp ngoại giao nhằm hạ nhiệt
tình hình.
Ngày 23/3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov
tuyên bố, Nga tuân thủ mọi thỏa thuận quốc tế liên quan đến các hoạt động
quân sự ở khu vực biên giới với Ukraine. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga khẳng
định, sau các chuyến kiểm tra biên giới Nga, các thanh sát viên quốc tế đã
kết luận rằng không có bất kỳ hoạt động quân sự nào ở biên giới đe dọa an
ninh của nước láng giềng
Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir
Chizhov cũng khẳng định, Nga không có ý định đưa quân vào lãnh thổ Ukraine và
Nga cũng không có bất kỳ quan điểm “bành trướng” nào. Phát biểu trên một
chương trình của kênh truyền hình BBC (Anh), Đại sứ Nga nói rằng, việc Crimea
sáp nhập vào liên bang Nga thể hiện nguyện vọng của người dân của khu vực này
và đó cũng là tiến trình tái thống nhất với Nga.
Còn đối với các binh sỹ
Tuyên bố của các quan chức Nga được xem như là câu trả lời
trước cáo buộc Tư lệnh tối cao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại
châu Âu, Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove về việc Nga đang triển khai một
lực lượng lớn ở khu vực giáp giới với phía đông Ukraine.
Trong bối cảnh Mỹ “ráo riết” vận động các đồng minh gia
tăng cô lập và trừng phạt Nga sau khi nước này tiếp nhận bán đảo Crimea, Nga
đang thúc đẩy một giải pháp ngoại giao nhằm hạ nhiệt tình hình. Cơ quan báo
chí Điện Kremlin hôm 23/3 cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga
Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai bên đã bày tỏ sự hài lòng
về việc đạt được thỏa thuận cử các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp
tác châu Âu (OSCE) đến Ukraine.
Trước đó ngày 21/3, Nga cùng 56 thành viên khác của Tổ
chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã nhất trí cử một phái đoàn quan sát tới
Ukraine trong thời hạn 6 tháng, song cho biết phái đoàn này sẽ không có nhiệm
vụ gì ở Crimea.
Việc Nga tiếp nhận bán đảo Crimea đã khiến giới chức châu
Âu cũng như
Cùng ngày, tại thành phố Donesk thuộc khu vực Donbas, hơn
2.000 người cũng đã tham gia biểu tình yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân về
tương lai của khu vực này. Phát biểu sau chuyến thăm Ukraine ngày 23/3, Ngoại
trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, tình hình hiện nay ở Ukraine là
“vô cùng bất ổn”.
Ngoại trưởng Đức cũng cho rằng, sứ mệnh giám sát theo dự
kiến của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu có thể giúp tránh leo thang căng
thẳng. Ông Steinmeier cũng thúc giục quân đội Nga và
Ngọc
Khương/VOV - Trung tâm Tin
(Tổng hợp) |
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét