15:05
Núi tiền mặt bị bỏ ở
sân bay
|
Núi tiền mặt bị bỏ ở
sân bay
|
"Đòi cấm sách của Huyền Chip: Đừng làm việc ngớ
ngẩn"
(GDVN) - Trước
kiến nghị tạm đình chỉ xuất bản cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi"
của Huyền Chip, nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho rằng, đây là việc làm ngớ ngẩn.
Mới đây, một lá
thư kiến nghị dài 21 trang với nội dung yêu cầu dừng xuất bản sách của Huyền
Chip tiếp tục trở thành vấn đề bàn cãi của cộng đồng mạng. Theo đó, độc
giả có tên là Trần Ngọc Thịnh, hiện đang làm chuyên gia tư vấn độc lập cho
các dự án phát triển tại Việt Nam đã soạn thảo và gửi đến Cục trưởng Cục Xuất
bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) bản kiến nghị vào khoảng 14 giờ 30 ngày
26/9.
Với những lập luận khá sắc bén, độc giả Trần Ngọc Thịnh đã đề nghị Cục Xuất bản (Bộ Thông tin & truyền thông) tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng cuốn sách hai tập mang tên "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip. Trước những tranh cãi nảy sinh từ phía cộng đồng mạng, ngày 28/9, nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã cho ý kiến về việc này. Nhà văn khẳng định: "Vì đây là sách, sách đã in ra, nó có Nhà xuất bản hẳn hoi, có giấy phép hẳn hoi thì trước hết phải đặt nội dung sách vào đúng Luật xuất bản. Chắc chắn sách của Huyền Chip không phạm điều cấm nào mà phải đòi cấm.
Còn khi tiệm cận nội dung, nói là sách nhật ký, bút ký, gì gì ký đi nữa, thấy sai, thấy chỗ này chỗ kia phịa ra, thấy chưa tới đó nhưng hóng hớt viết bằng google chứ không thực tới, đại khái thế, thì viết bài phê bình, nêu ý kiến phê bình để lần sau tái bản chỉnh sửa. Nặng hơn thì tác giả và nhà xuất bản công khai những nội dung hơi quá, xin lỗi độc giả". Nhà văn cũng nói thêm: "Lại nói, đọc, thấy tác giả kể nào là phải trốn vé, nào là phải visa chui....rồi hô hoán, làm thế là gây hiệu ứng xấu tới lớp trẻ, lớp trẻ sẽ học theo, sẽ bỏ học xách ba lô đùng đùng vượt biên... suy diễn như thế thì suy diễn cả ngày, lo bò trắng răng... Tiếp cận tác phẩm của tác giả phải tiếp cận tử tế, đọc tử tế, hay thì khen, dở thì chê, có nhiều cuốn mua về đọc vài trang vứt vì nó dở hoặc mình không hợp, chuyện ấy thường, cũng như với sách của cháu Huyền Chip, nghe PR kinh quá thì mua đọc, không thích thì thôi, đừng nhặt nhạnh câu chữ rồi hô lên cấm cấm. Tác phẩm là tác phẩm, đừng lôi thái độ của tác giả phát biểu, hay trong buổi họp báo, hay trên facebook cá nhân rồi cộng vào hết trong cái gọi là phê phán cuốn sách là cách làm ấu trĩ và mông muội".
Nhà văn cũng cho rằng, việc Cục Xuất bản ra thông báo đến NXB Văn học về lá đơn kiến nghị dừng xuất bản sách của Huyền Chip là không cần thiết: "Một tờ đơn đề nghị của một độc giả gửi đến Cục Xuất bản, mắc chi Cục Xuất bản vội vã làm công văn như thế. Chỉ cần chuyển đơn của độc giả đến nơi xuất bản xem là được, chỉ cần thế thôi. Trong việc này, tôi cừ ngờ ngợ rằng hay đây lại là kịch bản PR tiếp theo của nhà sách, làm nóng lên lần nữa cho độc giả tò mò. Và độc giả này, hài hước làm sao, làm đơn yêu cầu cấm chính cuốn sách mà mình chưa đọc?". "Tôi đã viết một status gửi Huyền Chip và góp cho cháu vài ý để tỉnh táo hơn trước đòn PR của thị trường, để thấy cái khó của người cầm bút, viết cái gì phải nắm chắc thể loại, nếu Huyền Chip ghi là "truyện ký" là hết bàn cãi - ví dụ thế, nhưng mình phản đối nếu ai đó đặt vấn đề cấm sách này. Nhắc với Huyền Chip, nếu cháu chưa đi hết 25 nước, như chú đã viết, chỉ đi 10,12, 13 nước thì cũng rất đáng khen rồi, chứ đừng dại chứng minh điều có thể không xảy ra, như cháu mới chứng minh về 22 bức ảnh của 22 nước cháu đã qua, trong đó có 10 bức ảnh chỉ là ảnh phong cảnh thì ở nhà chú cũng kiếm được. Đừng chứng minh với sự nghi vấn theo cách đó cháu ạ", nhà văn Nguyễn Quang Vinh kết luận.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh
|
Vụ tố "tráo thuỷ tinh thể": Đại biểu QH lên
tiếng!
“Vì
đồng tiền mà làm trái với lương tâm của người làm y đức là không thể chấp
nhận”, bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trao
đổi với PV Infonet về đơn tố cáo “đánh tráo thủy tinh thể” xảy ra tại Bệnh
viện Mắt Hà Nội trong thời gian qua.
Sản phẩm của Mỹ và Ấn Độ được cho là bị đánh tráo khi phẫu thuật mắt
Ngày 24/9 vừa qua, tại buổi tiếp xúc cử
tri tại quận Hai Bà Trưng của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, bà
Nguyễn Thị Thủy, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã trực tiếp tố cáo lên
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị về những sai phạm xảy ra tại Bệnh viện
Mắt Hà Nội.
Theo lời bác sĩ Thủy, tuy bệnh viện thông báo là thay thủy
tinh thể của Mỹ cho bệnh nhân với giá khoảng 6,5 triệu nhưng thực tế thủy
tinh thể bệnh nhân được thay là của nước khác và có giá trị chỉ bằng 1/10 so
với giá sản phẩm của Mỹ như đã công bố.
Trước đây đã có không ít bệnh nhân từng đến điều trị tại
đây lên tiếng tố cáo sai phạm của Bệnh viện Mắt Hà Nội. Việc tố cáo giám đốc
Bệnh viện Mắt Hà Nội trong việc mổ thay thủy tinh thể cho bệnh nhân cũng đã
được gửi lên Sở Y tế Hà Nội nhưng đơn vị này chưa đưa ra kết luận thỏa đáng,
chỉ cho đó là sai sót chuyên môn. Vụ việc khiến cả bệnh nhân và người tố cáo
không khỏi nghi ngờ Sở Y tế Hà Nội dung túng và bao che cho Bệnh viện Mắt Hà
Nội.
Về việc này, bà Khá cho biết, vừa qua
Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đã có buổi làm việc với Bộ Y tế,
tại buổi làm việc này, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng
đã đề nghị Bộ Y tế phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vấn đề
sai phạm y đức trong ngành y.
Liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Mắt Hà
Nội, bà Khá cho rằng, trước mắt thì ngành y tế và UBND TP. Hà Nội phải vào
cuộc để làm rõ mức độ vi phạm của từng cá nhân, tập thể để có hình thức xử lý
nghiêm. Cần thiết cơ quan Công an phải vào cuộc để làm rõ mức độ vi phạm xảy
ra tại bệnh viện này.
“Việc xử lý những sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Mắt Hà
Nội, theo tôi cũng phải phụ thuộc vào từng mức độ vi phạm để xử lý hành chính
hay xử lý hình sự, nếu cần thiết phải xử hình sự và quan trọng hơn là
phải xử lý đúng người đúng tội, không được bao che, dung túng cho những sai
phạm vì đây là vi phạm đạo đức của người thầy thuốc”, bà Khá nhấn mạnh.
Bà Khá cho hay, việc sai phạm này là vi phạm nghiêm trọng
đến vấn đề y đức của người thầy thuốc, ví dụ như nếu người bệnh được dùng
đúng chất liệu thay thế khi mổ mắt thì khả năng bệnh tình sẽ tốt hơn khi phải
dùng những chất liệu thay thế kém chất lượng. Và người bệnh sẽ được đảm bảo
về sức khỏe tốt hơn khi dùng những chất liệu thay thế có chất lượng kém. Nếu
bệnh viện thay thế tráo nhân thủy tinh thể cho bệnh nhân bằng những chất liệu
kém, là việc làm mất đạo đức. Nếu vì đồng tiền mà làm trái với lương tâm của
người làm làm y đức là không thể chấp nhận được.
“Việc sai trái này xảy ra tại bệnh viện mắt Hà Nội, theo
tôi, không chỉ quy trách nhiệm của Sở Y tế mà còn có trách nhiệm của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Y tế. Vì trách nhiệm của Thành phố Hà Nội là
quản lý trực tiếp về mặt con người”, bà Khá nói.
Cũng theo bà Khá, việc để xảy ra những sai phạm tại bệnh
viện mắt Hà Nội phải quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu tại bệnh viện này
đến đâu, khi để xảy ra những sai phạm như vậy. Và nếu người đứng đầu để xảy
ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật, và khi đã làm rõ sai phạm
đúng vào trường hợp nào thì phải xử lý nghiêm trường hợp đó.
Người dân chỉ biết tin tưởng vào bệnh viện mà chính bệnh
viện lại để xảy ra sai phạm như vậy là ảnh hưởng đến y tín của cả ngành y chứ
không phải riêng bệnh viện mắt Hà Nội.
Nhóm
PV TSNC (Infonet)
|
Bệnh viện răng hàm
mặt mua máy... hút mỡ bụng
Máy móc được
mua một cách lãng
phí, không theo nhu cầu của các khoa, do vậy xảy ra tình trạng
nhiều máy mua về để đó vì các khoa không nhận.
Mua máy để nằm chơi
Gần đây, nhiều khoa, phòng của Bệnh viện (BV) Răng hàm mặt
T.Ư TP.HCM (đơn vị trực thuộc Bộ Y tế) bất ngờ khi được trang bị nhiều loại
máy móc khoa không có nhu cầu, không đề xuất.
Các nhân viên của Khoa Chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm cho
biết, ngày 30.8.2013, Khoa X quang - xét nghiệm nhận được quyết định phân bổ
trang thiết bị gồm có: 5 máy X-quang kỹ thuật số, máy rửa phim X-quang tự động,
máy phân tích nước tiểu tự động 10 thông số, kính hiển vi 2 mắt, hệ thống xét
nghiệm Elisa, tủ ấm 37-50°C, máy phân tích khí máu.
Theo các bác sĩ (BS), các trang thiết bị trên, khoa không
hề đề nghị mua (thông thường trưởng, phó các khoa đề xuất cho nhu cầu của
khoa, lãnh đạo BV xem xét, nếu thấy cần thiết thì duyệt mua - PV).
Hiện những máy móc này được... để đó chơi, nhưng vẫn phải tốn tiền bảo trì!
Qua tìm hiểu, chúng tôi còn được biết thêm, BV dù không có
Khoa Vi sinh nhưng lại cho mua tủ giữ ấm (loại tủ dùng để nuôi cấy vi khuẩn).
Hay việc mua máy phân tích khí trong máu cũng rất lãng phí và không thực tế -
bởi gần một năm đưa máy về, chưa hề phân tích một ca nào, trong khi hóa chất
dùng để cho máy hoạt động (không sử dụng cũng phải cho máy chạy với hóa chất
để bảo dưỡng) là khoảng 20 triệu đồng/3 tháng; và máy phải được cắm điện
quanh năm! Như vậy, dù không sử dụng, nhưng BV vẫn phải tiêu tốn tiền hóa
chất và tiền điện cho riêng chiếc máy này lên đến gần cả trăm triệu đồng mỗi
năm.
Chưa hết, sau 6 tháng, chiếc máy này phải thay điện cực
(với giá lên đến cả trăm triệu đồng). Một nhân viên của khoa bức xúc: “Trước
khi bán máy cho BV, nhân viên của công ty cũng đã thông báo về những chi phí
bảo trì, bảo hành cho máy, nhưng không hiểu sao BV vẫn cứ mua trong khi không
hề có nhu cầu (?!). Thiệt là lãng phí!”.
Hàng loạt các trang thiết bị khác mà BV cung cấp cho Khoa
Chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm, theo các BS, là quá lãng phí, quá thừa, như:
kính hiển vi 2 mắt, máy ly tâm đa năng, hệ thống xét nghiệm Elisa, máy đo độ đông
máu, máy phân tích huyết học tự động. Bởi vì, theo nhân viên của khoa này, hệ
thống máy hiện có tại khoa đang hoạt động bình thường, và đáp ứng rất tốt nhu
cầu của BV hiện nay; hơn nữa BV cũng chưa có Khoa Huyết học.
Chuyên khoa răng hàm mặt lại mua máy
hút mỡ bụng !
Do Khoa Chẩn đoán hình ảnh chụp-chiếu của BV không tiếp
nhận, thế là các máy X-quang nói trên được đem rải xuống nhiều khoa lâm sàng
khác. Việc phân bổ "bất đắc dĩ" này dẫn đến tình trạng nguy hiểm
cho bệnh nhân, và nhân viên BV, bởi vì những khoa bị BV “ấn” máy X-quang
xuống trong khi không có phòng chì (để chống tia phóng xạ). Các khoa không có
phòng chì nhưng được "rải" máy X-quang gồm: Khoa Nha khoa tổng quát
(2 máy), Khoa Lão nha (1 máy), Khoa Cấy ghép răng (1 máy), Trung tâm kỹ thuật
cao (1 máy).
Nhưng điều lạ nhất là, trong số hàng loạt máy móc trang
thiết bị được lãnh đạo BV ký cho mua, có cả máy hút mỡ, trong khi đây là BV
chuyên ngành răng hàm mặt, đâu có chức năng về hút mỡ (thuộc chuyên ngành
thẩm mỹ). Vậy mua chiếc máy này để làm gì, phục vụ cho ai?
Được biết, tòa nhà mới của BV Răng hàm mặt T.Ư TP.HCM có
tổng chi phí đầu tư khoảng 400 tỉ đồng, trong đó Bộ Y tế hỗ trợ khoảng 60 tỉ
đồng, số còn lại BV vay từ vốn kích cầu. Phần mua trang thiết bị nói trên nằm
trong gói thầu mua sắm trang thiết bị lên đến 32 tỉ đồng, có nhiều điều khuất
tất, khiến BS của BV rất bức xúc (Báo Thanh Niên đã từng đề cập về
việc gói thầu này trong loạt bài Giám đốc BV lộng quyền, tư lợi).
(Theo
Thanh niên) Thanh Tùng
|
Khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XI
Sáng nay
(30/9) tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bắt đầu họp Hội nghị
Trung ương lần thứ 8.
Tại Hội nghị này, Trung ương sẽ thông qua các nội dung:
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về chiến lược bảo
vệ Tổ quốc; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong điều kiện
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đánh giá
tình hình kinh tế-xã hội, nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2013, kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2014;
việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về kinh tế, xã hội với
trọng tâm là 3 khâu đột phá gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng; quy chế bầu cử trong Đảng; thành lập các Tiểu ban bầu cử cho Đại
hội Đảng XII.
Hội nghị Trung ương 8 cũng cho ý kiến về Hiến pháp; Báo
cáo kiểm điểm hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong
năm 2013; công tác nhân sự; các công việc quan trọng được thực hiện từ Hội nghị
Trung ương 7 đến nay; chất vấn và trả lời chất vấn (nếu có).
Theo chương trình, Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 30/9 - 9/10.
Trong ngày hôm nay, Hội nghị sẽ nghe và thảo luận về Tờ
trình 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc.
Theo Cổng
Thông tin điện tử Chính phủ
|
Ném đá ao bèo
(PetroTimes) - Tìm ao bèo tấm ở Hà Nội không khó, khi mà Hà Nội mở rộng tới
nhiều vùng thôn quê. Nhưng hiện tượng “mở chiến dịch” phát động nhiều đợt “ra
quân” dẹp trật tự ở ngay nội thành, sau đó tình hình đâu lại vào đấy đã khiến
nhiều người nhận ra, thủ đô to thứ 9 thế giới “ra quân” chẳng khác gì hình
ảnh ném đá ao bèo tấm. Đúng thế! Đâu lại đóng đấy.
Đơn cử như đường
Hoàng Hoa Thám, phố Hòe Nhai, đường ven Hồ Tây, đường 32… Nào quận, nào
phường mở hết đợt này đến đợt khác… vẫn mất trật tự, vẫn nhốn nháo. Đến nỗi
các chủ quán, chủ nhà hàng, dân chợ cóc thấy nhàm.
Một ông cụ ở làng
Trích Sài, quận Tây Hồ nói, khi chưa có đường ven Hồ Tây, nhìn quanh hồ chỉ
thấy cọc tre, chuồng lợn, tưởng thế là nhếch nhác. Nhưng hóa ra hồ sạch, bởi
chất thải chăn nuôi đổ ra là chất hữu cơ, có khi cá còn ăn tốt. Bây giờ hàng
trăm tỉ của Nhà nước đổ ra, người dân trông đường sá thoáng đãng nhưng Hồ Tây
vẫn đang bị bức tử.
Hàng chục quán bia,
quán rửa xe máy, quán hải sản ở ven hồ song song đường Thụy Khuê, hằng ngày
thải dầu mỡ, chất tẩy rửa bát đĩa, lau sàn, rác rưởi, tất cả được tuôn xuống
nước… chất vô cơ độc hại ấy đang làm hồ bẩn mà chết dần.
Đường ven hồ bây giờ
đã bong tróc, khấp khểnh, hầu hết nắp cống đều tạo ra các cú vấp nảy người.
70% nắp cống ở đây làm qua loa đại khái. Đường thì làm được mà cái nắp cống
không làm được, ngành giao thông Hà Nội có thấy không?
Hồ Tây sắp thành hồ… bẩn nhất HN
Hai bên vỉa hè đường
ven Hồ Tây dành cho người đi bộ và dạo chơi nhưng đã bị chiếm dụng hết để bán
hàng và làm các loại dịch vụ. Tối đến, các chủ hàng ăn uống hải sản, giải
khát còn phân tranh lãnh địa, trải chiếu và kê bàn ghế nhựa kín hết lối đi.
Lại còn nạn câu và đánh bắt cá trộm. Xung quanh hồ lúc nào cũng có dăm bảy
chục người câu và đánh lưới, mặc dù có mấy chiếc xuồng máy vẫn lượn suốt ngày
đêm trên mặt hồ để giữ cá. Từ con cá rô, cá diếc bằng 2 ngón tay đến những
con cá chép, cá trắm cỡ 2-3kg được câu và bắt bằng lưới, bày bán công khai ở
ven hồ. Xuồng máy lượn vào cách bờ chừng vài ba chục mét thì bị người câu
đứng trên bờ ném gạch đá đuổi đi. Người đi đường sợ nhất những người câu cá
bằng cách văng chùm lưỡi câu kèm theo nắm mồi to bằng quả trứng vịt. Họ dùng
đoạn gậy tre dài 2-3m, lấy đà văng lưỡi câu ra xa 4-5 chục mét, tiếng vun vút
xé gió khiến người qua lại hú vía, phải tránh xa, sợ lưỡi câu móc vào mắt.
Thỉnh thoảng có một đợt tuần tra, truy quét của công an phường và dân phòng,
đường ven hồ lập lại được trật tự dăm bữa, nửa tháng. Hết đợt tuần tra, truy
quét thì những cảnh chướng tai, gai mắt lại diễn ra.
Tại sao lại như vậy?
Khó khăn gì? Lý giải điều này thì chỉ các chủ hộ cho thuê nhà hàng mới biết.
Xây dựng nên đường phố rồi thì quận, phường, các ngành vẫn quản, nhưng chỉ
quản bằng lệ nên luật không nghiêm.
Dễ gì mà được phường,
quận cho kinh doanh đâu! Các nhà hàng đều có người “giúp đỡ”, không chỉ một
“ông”. Nào công thương, nào giao thông, nào môi trường, nào an ninh, đủ mặt
hết. Nhiều ngành quản nên không ai chịu trách nhiệm đến cùng, gây hậu quả tai
tiếng cho thành phố.
Những người câu và
đánh cá trộm tiết lộ rằng, thỉnh thoảng họ “bồi dưỡng” cho nhân viên quản lý
hồ 100 nghìn đồng nên cứ buông lưới thả câu vô tư. Ước tính mỗi ngày Hồ Tây
cũng mất đi mấy tạ cá do nạn câu và đánh lưới trộm ấy.
Chừng nào các ngành
trong quận, phường còn “ngơ” luật mà “trọng” lệ thì trật tự vẫn bị coi nhẹ,
đâu vẫn đóng đấy là vậy.
Trên các tuyến phố
thì người dân nói trắng ra rằng: Làm nghiêm thì lấy đâu thu nhập. Vẫn biến
vỉa hè thành nơi trông giữ xe, vẫn cho chất thải đổ ra đường, ra hồ, vẫn cho
nhà hàng kinh doanh trên hè phố, vẫn muốn có tiền cho dân phòng, công an viên
trang trải… thì không ai dại gì làm nghiêm cả.
Vấn đề ở chỗ, cấp có
thẩm quyền có thực sự muốn giữ gìn trật tự đô thị hay không? Có ngại va chạm
hay không? Có đội ngũ cán bộ gương mẫu, thấy “lệ” không tham, thấy vi phạm
luật mà lòng đau như thắt hay không?
Suy cho cùng là sự
liêm khiết của cán bộ, sự gương mẫu của cấp trên. Một cán bộ phường không dám
nặng tay với các vụ vi phạm, vì biết rõ cửa hàng đó là chỗ “làm ăn, chia
chác, có cổ phần” của cấp trên thì… chẳng dại!
Bán rong, chiếm dụng vỉa hè đã trở thành
chuyện thường ngày… ở quận
Các đợt ra quân,
chiến dịch, có kinh phí chi đến cả việc mua cán cờ, cấp xăng xe cho người
diễu hành, lại có suất ăn trưa… thì tội gì không khua chiêng đánh trống, bắc
loa khí thế một tí. Sau đợt ra quân mà động đâu chạm đó, “không phải đầu thì
phải tai”… lại chẳng có bồi dưỡng, thù lao thì chẳng dại mà làm! Trên quyết
dưới liệt mà!
Dân các tỉnh bạn có
dịp về Hà Nội hay phàn nàn nhiều điều khó coi của người Hà Nội. Nhưng cũng
phải nói rằng, tỷ lệ người sinh sống ở Hà Nội bây giờ đa số lại từ các tỉnh
nhập cư. Hiện tại có hơn 2 triệu dân không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội.
Phong cách, lối sống tứ xứ được du nhập về Hà Nội nên nếu chê trách Hà Nội
nói chung thì cũng có phần oan cho những người Hà Nội gốc.
Dịp kỷ niệm 1.000 năm
Thăng Long là thời điểm khách trong nước và nước ngoài đến thủ đô nhiều nhất.
Cái hay, cái dở đều được phơi bày. Ngay ở xung quanh hồ Hoàn Kiếm, những ngày
ấy tràn ngập rác thải. Hằng ngày, công nhân vệ sinh môi trường thu gom quét
dọn mấy lần cũng không xuể. Ai vứt rác ra đường? Có cả người Hà Nội và khách
tham quan! Nhưng tại sao những người sống ở Hà Nội, thủ đô của văn minh hiện
đại mà vô ý thức như vậy? Trách gì những người ở nơi khác vãng lai!
Một hình ảnh phổ biến
ở ngay những phố chính của trung tâm thủ đô mà người qua đường dễ bắt gặp:
những cô gái mặt hoa, da phấn, ăn uống xong, mang ngay giấy gói bánh kẹo và
vỏ hoa quả ném ra vỉa hè, lòng đường. Rồi để chống bụi bay vào nhà, có người
cứ thản nhiên đứng trước cửa hắt mấy chậu nước ra vỉa hè, bắn tung tóe vào
người qua lại. Ai có ý kiến gì là họ sẵn sàng to tiếng xỉ vả. Họ không nghĩ
được rằng, vỉa hè, lòng đường là nơi công cộng nhưng là cảnh quan đô thị,
cũng là cảnh quan ngay trước mặt nhà họ. Còn những người bán hàng, cứ thấy
người có dáng vẻ tỉnh lẻ bước vào là ném ra cái nhìn soi mói, khinh rẻ. Có
người còn hỏi ngay: “Có tiền không mà xem những đồ này?”. Khách trả giá rẻ
một tý là lên giọng kẻ cả, mắng xơi xơi vào mặt người ta rồi đuổi đi. Thế có
còn đáng mang danh người Hà Nội?
Ở các ngõ ngách,
chuyện cãi cọ, chửi nhau diễn ra như cơm bữa chỉ vì nhà này vứt rác ra trước
cửa nhà kia, để chó mèo phóng uế bừa bãi. Và đến những cuộc họp tổ dân cư,
những chuyện quá vặt vãnh như thế đôi khi lại trở thành nội dung chính, chiếm
gần hết thời gian họp.
Sự xô bồ, thiếu trách
nhiệm, sống ích kỷ đã trở thành thói quen và nếp sống của nhiều người sinh
sống tại Hà Nội mà các nhà chức trách ở khu phố, xã phường không thể khắc
phục nổi.
Phải chăng, cán bộ
cấp quận, huyện, xã, phường nghĩ rằng: Sự nghiệp của thành phố còn dài lâu,
nhiệm kỳ của cán bộ thì có hạn nên tốt hơn hết là cứ “phát động”, “ra quân”,
còn nó có động, có chuyển hay không thì lâu nay đã quá rõ. Muốn mạnh tay xử
lý cái gì cũng ngại va chạm. Vì thế mà rất nhiều việc cứ như “ném đá ao bèo”
vậy.
(Theo
Năng lượng mới) Trần Dân
|
VietJet Air chưa lý giải rõ tiền đâu
mua 92 máy bay Airbus*
►Giám đốc VietJet Air nói đã thu xếp phương án tài chính cho đơn đặt hàng...
Theo ông Khánh, giá vé máy
bay hợp lý sẽ thúc đẩy giao thông, du lịch, đầu tư kéo theo lượng hành khách
đi lại tăng nhanh.
VietJet Air vừa có đơn đặt
hàng tạm thời 92 máy bay Airbus, với tổng trị giá 9 tỷ USD. Đây được coi là
đơn hàng khổng lồ đối với một hãng hàng không tư nhân như VietJet Air.
Theo VietJet Air, trong số 92 máy bay nói trên, 62 chiếc sẽ chắc chắn được mua, còn lại là những chiếc máy bay mà hãng có quyền mua, với ngày giao hàng chưa xác định. Trong số 62 chiếc chắc chắn mua, dự kiến có 42 máy bay A320neo, phiên bản tiết kiệm nhiên liệu của A320 - dòng sản phẩm bán chạy nhất của Airbus, 14 chiếc A320, và 6 chiếc A321. Trả lời VnEconomy về lý do và cơ sở của đơn đặt hàng trên, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành VietJet Air nói, đơn đặt hàng dựa trên kế hoạch phát triển đội bay của hãng, từ 5 đến 10 chiếc mỗi năm, phục vụ cho phát triển đường bay nội địa và quốc tế và các liên doanh ở nước ngoài. Theo ông Khánh, số lượng máy bay mỗi năm mà VietJetAir tiếp nhận là tương đối hợp lý và thận trọng, vì thực tế trong thời gian qua, hãng hàng không giá rẻ này đã tăng từ 3 lên 10 chiếc như hiện nay chỉ trong một năm rưỡi. Với đơn đặt hàng trên, lô hàng đầu tiên được giao vào quý 4/2014, hợp đồng này được thực hiện từ 2014 - 2022, mỗi năm VietJet Air nhận từ 5 - 10 chiếc. Theo thỏa thuận với Airbus, VietJetAir nhận máy bay theo từng năm, từng quý. Theo thông lệ và cũng như theo thỏa thuận đã ký thì tiến độ thanh toán rải đều theo kế hoạch nhận máy bay. Theo ông Khánh, giá vé máy bay hợp lý sẽ thúc đẩy giao thông, du lịch, đầu tư kéo theo lượng hành khách đi lại tăng nhanh, trong bối cảnh còn nhiều đường bay quốc tế chưa khai thác hết tiềm năng. VietJet Air tự tin với kế hoạch kinh doanh của mình, chắc chắn các đường bay sẽ được lấp đầy. “Dư địa để phát triển ngành hàng không là rất lớn”, ông Khánh nói và dẫn giải, tại khu vực Đông Nam Á - thị trường hàng không năng động bậc nhất thế giới, Malaysia có 7 máy bay trên 1 triệu dân, Thái Lan 2,5 chiếc, Philippine 1,4 chiếc, còn Việt Nam thì mới chỉ có xấp xỉ một máy bay trên 1 triệu dân. Về nguồn tài chính cho đơn đặt hàng, ông Khánh cho biết đã thu xếp phương án cụ thể và khả thi. VietJet Air chủ yếu làm việc với các định chế tài chính và ngân hàng lớn của nước ngoài trong vấn đề tài trợ mua máy bay. Đến thời điểm hiện tại, mọi việc đang theo đúng kế hoạch đặt ra, bao gồm các thỏa thuận thu xếp tài chính. Vietjet Air hiện có 14 đường bay nội địa và hai đường bay quốc tế từ Tp.HCM và Hà Nội đến Thái Lan. Hãng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục khai trương thêm các đường bay trong nước và quốc tế, kết nối đến các địa danh du lịch và kinh tế châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Nhật Bản...
(Theo
VnEconomy) Mạc Chung
Vietjet Air đầy tự tin với hợp đồng hơn 9 tỷ đô la!
* Như vậy là Vietjet
Air cũng không “sẵn” tiền trong túi mà phải đi vay để mua máy bay. Nếu không
có Nhà nước bảo lãnh chắc chẳng ngân hàng nước ngoài nào dám đổ tiền cho một
hãng tư nhân bình thường ở VN vay trong khi ngân hàng này chưa có thành tích
gì đáng nói. Liệu Nhân dân có phải “gánh nợ” giúp Vietjet Air trong tương
lai?
Thương Giang
|
Kinh doanh
tại trường, chẳng cần văn minh!
(Người Việt)- Một câu chuyện có thật ở Hà Nội,
trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc,
nhưng vì không phải tất cả cùng đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào
không đóng tiền thì phải ngồi trong lớp. Và những đứa trẻ đã khóc...
Nguyên văn câu chuyện được một vị phụ huynh kể trên trang
mạng xã hội thế này: “Nhân kỉ niệm ngày 2.9 trường mầm non T.M – A (Hà Nội)
tổ chức cho các con xem xiếc tại sân trường. Chi phí phải đóng của mỗi con là
40 ngàn đồng. Phụ huynh các bạn nhỏ hồ hởi đóng góp cho con. Sáng 30.8, đoàn
xiếc về trường, nhạc tưng bừng phấn khởi. Từ phòng giám hiệu, tiếng cô giáo
trên loa tròn vành rõ chữ : Alo, alo, đề nghị các vị phụ huynh cho con khẩn
trương vào trường ổn định chỗ ngồi vì đã sắp đến giờ biểu diễn. Để công bằng
cho các em đã đóng tiền, đề nghị những em chưa đóng tiền ngồi nguyên trong
lớp học không được ra sân.
Thảng thốt nghe đâu đó tiếng khóc, tiếng sụt sịt, tiếng xì
mũi, tiếng nấc của những đứa trẻ mà bản thân chúng nó không hiểu sao bố mẹ
không đóng nổi cho nó bốn chục ngàn…”
Tôi đã khóc khi biết câu chuyện này. Thật khó hình dung
một ứng xử tàn nhẫn và lạnh lùng như thế lại xảy ra trong một trường mầm non
ngay giữa thủ đô. Nó cho thấy trong nhà trường bây giờ, nhiều thầy cô, những
bậc được tôn kính gọi là “kỹ sư tâm hồn” đã trở thành cái máy thật rồi. Những
cỗ máy không có trái tim, vì nếu là người, ai lại làm như thế.
Tôi đặt ra trường hợp thế này, để thuê đoàn xiếc về trường
biểu diễn cho trẻ xem, cần một số tiền là A, mặc dù không phải tất cả phụ
huynh đều đóng tiền cho con (vì nhiều lý do, có thể quên hoặc gia đình không
có điều kiện) nhưng trường cũng vẫn thu đủ số tiền là A. Bởi bằng chứng là
vẫn có đoàn xiếc về trường diễn. Vậy thì tiếc gì một chỗ ngồi mà không cho
tất cả con trẻ đều được ra xem?
Nếu đó là những giáo viên có tình người, tất cả các cháu
đều được mời ra xem xiếc, mà không cần phải có một thông báo gì hết. Còn giả
sử, có máy móc một tý, các cô vẫn có thể nói với các con rằng: “Mặc dù có
những bạn không đóng tiền, nhưng các bạn khác đã đóng đủ tiền để cho tất cả
các con được xem xiếc hôm nay. Các con hãy vỗ tay cảm ơn các bạn mình vì điều
đó và nhớ rằng, trong cuộc sống, chia sẻ với người khác, niềm vui và hạnh
phúc sẽ nhân lên”.
Vậy mà cả hai trường hợp đáng lẽ xảy ra đã không xảy ra, chỉ
có một thông báo lạnh lùng: “Để công bằng cho các em đã đóng tiền, đề nghị
những em chưa đóng tiền ngồi nguyên trong lớp học không được ra sân”. Than
ôi, công bằng nào ở đây. Những đứa trẻ như búp non, vắt mũi còn chưa sạch thì
chúng.
cần quái gì cái thứ công bằng gớm giếc xấu xí đó của người
lớn?
Tôi cứ hình dung ra hoàn cảnh những đứa bé bị nhốt trong
lớp học vào cái buổi diễn xiếc ấy mà thấy lòng đau thắt. Chúng khóc, hẳn
nhiên rồi, làm sao những đứa bé non nớt ấy không khóc cho được khi thấy các
bạn bè hò reo vui vẻ ngoài sân, còn chúng thì phải ngồi ở đây. Đứa bé bỏng
chưa hiểu chuyện thì ngơ ngác, đứa lớn hơn một chút sẽ biết, vì cha mẹ chúng
đã không nộp 40.000 đồng. Chao ôi, có khi nào đồng tiền bốc mùi tanh lạnh như
lúc này không?
Mục đích cao cả nhất của giáo dục, theo tôi không phải
kiến thức, mà là sự khai phóng và giúp con người ta hiểu thế nào là lòng nhân
ái. Vậy mà trong nhà trường này, ở cấp học mà đối tượng học trò cần nâng niu
nhất, lại ứng xử theo kiểu “tiền trao cháo múc”, ráo hoảnh lạnh lùng. Có tiền
thì được phục vụ, còn không tiền thì xin mời nghỉ cho khỏe.
Những đứa bé ấy, lớn lên sẽ nghĩ gì, sẽ học được gì từ bài
học đắt giá mà các giáo viên đã dạy cho chúng, rằng trong cuộc đời này, chỉ
có đồng tiền là tối thượng, còn lại tất cả đều vô nghĩa mà thôi.
Sự vô cảm chưa lúc nào lại tràn ngập khắp nơi trong xã hội
này, đến mức có cảm giác, nhiệt độ dòng máu nóng ấm chảy trong cơ thể chúng
ta, cứ mỗi ngày, mỗi ngày lại nguội đi một chút. Thấy người cơ nhỡ hoạn nạn
không chút xót thương, thấy người làm một việc tốt lành tử tế thì ngay lập
tức nghi ngờ, không biết nó có định bẫy gì mình không. Nhiều người trong
chúng ta đang dần dần hóa đá mà không biết.
Câu chuyện về buổi xem xiếc trong trường mầm non này, tôi
ước sao có thể đến được với các vị lãnh đạo của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội,
không phải để truy ra trường nào mà phê bình, trừng phạt. Chỉ cần các vị lấy
đó làm một trường hợp cụ thể để cho các giáo viên thảo luận cùng nhau, chúng
ta ứng xử như vậy đã đúng với tư cách của những người đang làm trong môi
trường giáo dục, trồng người hay chưa. Chắc sẽ có ích cho các thế hệ tương
lai nhiều lắm đấy.
Cái khó nhất và cần phải hướng tới trong xã hội này, không
phải là một cuộc sống ngày càng no đủ, sung sướng phủ phê hơn mà chính là
những ứng xử nhân văn, là tình người. Thiếu nó, mọi thứ vật chất chỉ là của
phù vân bèo trôi nước nổi.
(Theo Đất Việt)
Mi An
|
“Tàn sát”
gần 50.000 ha rừng, thủy điện trồng lại ngót… 1000 ha
Từ năm 2006
đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng
để xây dựng thủy điện nhưng chủ đầu tư trồng bù lại chỉ ngót nghét 1.000 ha
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của
Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Bộ Công Thương đang rà
soát tình hình triển khai các dự án thủy điện trong cả nước.
Không có phương án trồng rừng thay thế
Cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để
thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012. Theo đó, trong 6 năm, có
hơn 20.000 rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy
điện. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện
tích rừng đã bị mất.
Nhiều diện
tích rừng ở khu vực hồ thủy điện Buôn Tua Srah (tỉnh Đắk Lắk) đã bị
phá tan nát Ảnh: CAO NGUYÊN
Tuy nhiên, theo rà soát mới đây của Bộ Công Thương, thực
tế tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều. Từ khi thực hiện
Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến nay có
đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án
thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng
thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng
2% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Nguyên nhân là do hầu hết chủ đầu tư chưa bố trí chi phí
trồng rừng thay thế trong tổng vốn đầu tư của dự án nên không thể thực hiện.
Quá trình trồng bù rừng cũng còn nhiều bất cập. Tại Lào Cai, việc trồng thay thế
toàn bộ 215,9 ha rừng đã chuyển đổi mục đích để xây dựng thủy điện được thực
hiện bằng nguồn tiền bồi thường rừng của chủ đầu tư kết hợp với ngân sách bảo
vệ và trồng rừng hằng năm của tỉnh, việc trồng rừng thay thế lại do các đơn
vị lâm nghiệp địa phương thực hiện. Trong khi theo Nghị định 23, việc trồng
rừng thay thế là trách nhiệm và thực hiện bằng kinh phí của chủ đầu tư dự án.
Theo Bộ Công Thương, những quy định về đơn giá, chi phí,
cách thức tổ chức thực hiện… việc trồng rừng thay thế có sự khác nhau ở mỗi
địa phương khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thực hiện, dẫn đến thiếu
tính công bằng giữa các dự án. Để tháo gỡ những bất cập này, Bộ Công Thương
kiến nghị cần sớm có các thông tư hướng dẫn việc trồng rừng thay thế và cụ
thể hóa các quy định của Nghị định 23.
Tác động xấu, hàng loạt dự án bị loại
Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước có 1.239 dự án
thủy điện nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng, Bộ Công Thương và UBND các
tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
Năm 2012, Bộ Công Thương đánh giá sự phù hợp về quy hoạch
các dự án thủy điện. Trên cơ sở đó, tháng 1-2013, Thủ tướng đã đồng ý loại
khỏi các quy hoạch đã được duyệt 117 dự án và không xem xét bổ sung vào quy hoạch
156 vị trí tiềm năng xây dựng thủy điện được sơ bộ xác định qua nghiên cứu
quy hoạch. Tiếp đến, tháng 5- 2013, Thủ tướng đồng ý loại khỏi quy hoạch 288
dự án và không xem xét bổ sung 16 vị trí tiềm năng. Như vậy, tính đến nay có
tất cả 405 dự án thủy điện bị loại khỏi quy hoạch và không xem xét đưa vào
quy hoạch 172 vị trí tiềm năng xây dựng thủy điện nhỏ. Theo đánh giá của Bộ
Công Thương, tất cả các dự án, vị trí tiềm năng vừa bị loại bỏ đều thuộc đối
tượng có hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi
trường - xã hội hoặc do nhà đầu tư trả lại dự án.
Cả nước hiện còn 834 dự án thủy điện. Trong đó, 268 dự án
đã phát điện, 205 dự án đang thi công, 254 dự án đang nghiên cứu đầu tư để
xem xét cho phép xây dựng trong thời gian tới, còn lại 107 dự án chưa có chủ trương
đầu tư hoặc còn vướng mắc liên quan đến tác động môi trường- xã hội cần tiếp
tục xem xét hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
chỉ đạo cơ quan liên quan rà soát, đưa 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra
khỏi quy hoạch.
(Theo Người Lao động) Nhiên Di
|
Tuy lo lạm
phát, Chính phủ vẫn xin tăng bội chi
Chính
phủ sẽ đề xuất Quốc hội nâng trần bội chi năm sau lên 5,3% thay vì 4,8% năm
nay, do tình hình kinh tế còn khó khăn, nhiều khoản cần chi trong khi nguồn
thu eo hẹp.
Thông tin Chính phủ đề xuất nới trần
bội chi loan đi từ Diễn đàn Kinh tế Mùa thu do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ
chức tuần qua, và được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ chiều 29/9.
Theo Bộ trưởng, câu chuyện nới trần bội
chi ngân sách đã được Chính phủ bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất sẽ đề xuất với
Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.
"Nhu cầu đầu tư rất lớn ở mọi nơi,
mọi lĩnh vực. Những công trình trước đây phải giãn hoãn theo chương trình cắt
giảm đầu tư công, nay đang khởi động trở lại mà thiếu vốn. Trong khi đó,
nguồn thu từ thuế và đất đai giảm nhiều do thực hiện các giải pháp hỗ trợ thị
trường, doanh nghiệp. Trước đây cứ 100 đồng GDP chúng ta có trên 30 đồng để
đầu tư, nay chỉ còn 19 đồng", ông lý giải nguyên nhân Chính phủ đưa ra
đề xuất tăng chi.
Mức bội chi Quốc hội duyệt cho cả năm
nay là 4,8% GDP, ngân sách dành 185.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản,
kèm 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Theo tính toán, cứ tăng bội chi
thêm 1% GDP, Chính phủ có thêm 40.000 tỷ đồng từ ngân sách.
Để đảm bảo kinh tế 2014 tăng trưởng ở
mức hợp lý khoảng 5,5-5,8%, Chính phủ dự tính cần tối thiểu 255.000 tỷ đồng
cho đầu tư phát triển.
"Cân đối tổng số thu và chi, Chính
phủ buộc phải đề nghị tăng bội chi và dành toàn bộ phần bội chi 5,3% GDP này
để đầu tư phát triển. Các khoản thu từ đất, khoáng sản, xổ số kiến thiết cũng
dành toàn bộ cho đầu tư. Chính phủ mong các đại biểu Quốc hội hiểu tình hình,
hiểu nhu cầu vốn đầu tư ở các địa phương và nhìn nhận đây là giải pháp cần
thiết trong bối cảnh khó khăn", Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Theo ông, khi đề xuất nới trần bội chi,
Chính phủ đã tính toán kỹ lưỡng, tuân thủ trần nợ công hiện nay và đảm bảo sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. "Ngay như vốn ODA năm nay,
một mặt chúng ta vẫn vận động, kêu gọi tài trợ, nhưng cũng kiên quyết
nếu dự án nào không hiệu quả thì kiên quyết không nhận", ông cho biết
thêm.
Tình hình kinh tế xã hội 9
tháng, theo nhận định của Chính phủ, đã chuyển biến tích cực, đúng
hướng, tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, bước đầu đạt mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
9 tăng 1,06% so với tháng trước, và tăng 4,65% so với cuối năm ngoái, thấp
nhất 4 năm qua. So với cùng kỳ năm trước CPI tăng 6,3%. Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) tăng 5,14%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái (5,1%).
Tốc độ tăng trưởng tăng dần từ 4,76% của Quý I lên 5% của Quý II và 5,54% của
Quý III.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định nền
kinh tế phục hồi chưa vững chắc, lạm phát được kiềm chế nhưng đã có dấu hiệu
tăng trở lại, tiến độ thu ngân sách nhà nước thấp so với kế hoạch. Thị trường
và sức mua có chuyển biến nhưng chậm và thấp hơn cùng kỳ. Hoạt động sản xuất
kinh doanh còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động còn cao.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, căn cứ chỉ
tiêu lạm phát cả năm (khoảng 7%), dư địa còn lại cho 3 tháng cuối năm còn khoảng
2,4%. "Nếu không kiểm soát tốt, mỗi tháng mà tăng với tốc độ trên 1% như
tháng 9 thì không thể đạt chỉ tiêu đã đề ra cho cả năm", Bộ trưởng nói
thêm.
Tình hình phát triển doanh nghiệp, theo
ông, cũng chưa đạt yêu cầu. Qua từng tháng, số doanh nghiệp thành lập
mới và số đã ngưng hoạt động nay quay trở lại đang tăng dần. Nhưng số doanh
nghiệp ngưng hoạt động cũng tăng cao.
"Nhiều chính sách đề ra từ đầu năm
Nghị quyết 01, 02 hay gói hỗ trợ thị trường bất động sản dường như đến với cuộc
sống rất chậm. Giờ cần xem doanh nghiệp khó ở đâu, Thủ tướng chỉ đạo các
Bộ trưởng trực tiếp gỡ ở đó", ông nói.
Bộ trưởng Đam cũng dẫn lại câu chuyện Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận sau chuyến công tác nước ngoài để nhấn
mạnh doanh nghiệp đang là mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Trong cuộc hội
đàm cấp cao tại Pháp vừa qua, Thủ tướng thấy nước chủ nhà bố trí các chủ
doanh nghiệp cùng tham gia, trực tiếp nêu thắc mắc, đề xuất tháo gỡ những
vướng mắc trong làm ăn, đầu tư tại Việt Nam.
"Qua việc này, Thủ tướng nhìn nhận
các nước đều rất quan tâm, gỡ khó cho doanh nghiệp của mình", Bộ trưởng
nói. Ông cho biết thêm, Việt
Những tháng còn lại của năm, Chính phủ tiếp
tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an
sinh xã hội. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường,
giải quyết nợ xấu cũng là những giải pháp Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo, xử
lý, để phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013.
Riêng nhiệm vụ đặt ra với lĩnh vực ngân
hàng khá rõ. Chính phủ yêu cầu điều hành chủ động, linh hoạt phối hợp
chặt chẽ các công cụ chính sách tiền tệ, tài khoá, kiểm soát giá cả thị
trường; đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đảm bảo đạt mục tiêu cả năm
là 12%. Tính đến 20/9, tốc độ tăng dư nợ tín dụng đạt khoảng 6,05% so
với cuối năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ (2,35%). Ngân hàng
Nhà nước trước đó cũng tin tưởng cả năm nay có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng
12% Quốc hội đã đề ra.
(Theo
VnExpress) Song Linh
Tựa đề của Kinh
Bắc
|
Bộ Tài
chính đòi cắt giảm lương tối thiểu
Trước tình trạng hụt thu của ngân sách, Bộ Tài chính đề xuất ngoài các giải pháp tăng nguồn, triệt để giảm chi, có thể năm tới sẽ cắt giảm 100.000 đồng lương tối thiểu.
Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu dù khó khăn đến mấy cũng
không được giảm lương, bởi trong 3 năm qua người dân đã rất khó khăn vì giá
cả tăng cao.
Giảm lương sẽ rất phản cảm !
Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT tại phiên họp thường kỳ Chính
phủ ngày 29.9, nền kinh tế sau 3 quý đạt được nhiều kết quả khả quan, trong
đó tăng trưởng GDP ước đạt 5,1% cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước, chỉ số giá
tiêu dùng tháng 9 tăng cao hơn các tháng trước, nhưng tính chung 9 tháng tăng
4,63% cũng là mức tăng thấp nhất trong 4 năm qua.
Trước tình hình khó khăn của ngân sách nhà nước, tại cuộc
họp, Bộ Tài chính đề xuất bên cạnh các giải pháp tăng thu, có thể năm tới sẽ
giảm 100.000 đồng từ tiền lương tối thiểu. Cho ý kiến, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh
đề nghị Bộ cần rà soát để tăng thu các nguồn khác, cắt giảm chi thường xuyên
2.000 tỉ đồng. “Không nên giảm lương vì mức 100.000 đồng vừa mới tăng hồi
tháng 7.2013, nếu giảm sẽ gây ra sự phản cảm” - ông Ninh nói. Về đề xuất này,
Thủ tướng khi nghe thảo luận xong cũng chỉ đạo không được giảm lương, vì
trong 3 năm qua lương tăng được 35% nhưng giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng tăng
tương ứng với mức này, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Tăng tỷ lệ bội chi lên 5,3% GDP
Tiếp tục bàn về cân đối ngân sách, Phó thủ tướng Vũ Văn
Ninh cho biết, Bộ Tài chính thông báo con số hụt thu năm nay ước khoảng
59.000 tỉ đồng, nhưng con số thực có thể cao hơn. Năm tới, tình hình cũng khó
bội phần khi các dự báo đều cho thấy, doanh nghiệp (DN) khó khăn nguồn thu tiếp
tục giảm; do chính sách thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân mới có hiệu
lực (dự kiến giảm thu ngân sách 30.000 tỉ đồng).
Để tháo gỡ khó khăn này, Chính phủ nhất trí cần giải pháp
đặc biệt. Bộ Tài chính đề xuất lên Chính phủ tăng mức bội chi năm 2014 lên
5,3% GDP (mức dự định theo kế hoạch đến 2015 là 4,8% GDP). Ông Ninh đề nghị, Bộ
Tài chính đề xuất, nếu Quốc hội đồng ý số này phải tăng cường đầu tư để đảm
bảo mục tiêu tăng GDP, đồng thời phải giảm chi thường xuyên vẫn còn khá lớn
hiện nay. Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng ủng hộ, nhưng trong bối
cảnh ngân sách khó khăn, ông Thăng đề nghị điều hành ngân sách nên theo tinh
thần thu bao nhiêu chi bấy nhiêu. Đặc biệt, phải có thái độ kiên quyết rà
soát và cắt bỏ các khoản chi quá nhiều nhưng không mang lại hiệu quả như:
tham quan, học tập nước ngoài…
Cho ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng cho biết Bộ Chính trị đã
đồng ý tăng tỷ lệ bội chi lên 5,3% GDP để tăng đầu tư công và đồng ý cho phép
phát hành thêm trái phiếu chính phủ trong 2014, nhưng không được vượt quá giới
hạn nợ công 65% GDP. Đặc biệt, một chủ trương mới sẽ cho phép thu cổ tức tại
các DN có cổ phần nhà nước chưa giao về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC) trong năm 2013 và 2014. Con số này khoảng 15.000 tỉ đồng, bổ
sung về ngân sách, tăng đầu tư cho hạ tầng giao thông.
“Bội chi dành cho đầu tư năm nay 4,8% GDP, lẽ ra năm tới
phải giảm đi, nhưng vì tình hình khó khăn quá nên phải xin tăng lên 5,3%.
Nhưng tăng bội chi mà dành cho phần chi thường xuyên thì gay go. Chúng ta vay
tiền không phải để ăn, để chi mà để đầu tư” - Thủ tướng lưu ý và đề nghị các
bộ, ngành phải có giải pháp tính toán, dành đủ nguồn tiền xin tăng thêm từ
bội chi đầu tư cho các công trình dang dở, lãng phí sớm đưa vào sử dụng, tháo
gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Chỉ 34,2% doanh nghiệp có lãi
Nhận định về kinh tế 9 tháng, Thủ tướng cho biết phải tập
trung đạt mục tiêu năm 2013. Thứ nhất, vẫn tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát. Phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để duy trì tăng
trưởng GDP ở mức 5,4%, giữ lạm phát ở mức 7% trong năm 2013. Thủ tướng đề
nghị phải lập được hàng rào kỹ thuật, có giải pháp bảo vệ, để tránh DN trong
nước phá sản, người lao động mất việc.
Trước đó, báo cáo Bộ Tài chính cho thấy, tính đến hết
tháng 9.2013 cả nước có khoảng 42.460 DN giải thể và ngừng hoạt động. Qua
tổng hợp có 306.290 DN nộp tờ khai tạm tính thuế thu nhập DN thì chỉ có
104.818 DN có lãi trước thuế, chiếm 34,2%. Trong đó, 201.472 DN kê khai lỗ,
chiếm 65,8%, với tổng số lỗ trên 50.400 tỉ đồng. Sốt ruột với khó khăn này, Thủ
tướng chỉ đạo: “Từng đồng chí bộ trưởng có chức năng quản lý nhà nước tạo mọi
điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN”.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý cần phải kiểm soát thật
chặt chẽ các DN cố tình “té nước theo mưa”, lợi dụng khó khăn chung, dừng
hoạt động giải thể để trốn nghĩa vụ nộp thuế. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cũng cho biết, tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại đang
diễn ra khá nghiêm trọng, đặc biệt tại một số địa bàn như Đắk Lắk, Gia Lai. Riêng
các DN kinh doanh, buôn bán cà phê, hồ tiêu khu vực Tây nguyên, do cố tình
trốn thuế giá trị gia tăng nên thời gian qua nhà nước không thu được tiền
thuế, thất thoát gần 1.000 tỉ đồng. Ngay tại Hà Nội, hàng nghìn DN lợi dụng,
kê khai sai chứng từ, hóa đơn trốn thuế giá trị gia tăng, các DN đầu tư nước
ngoài (FDI) báo lỗ giả lãi thật, trốn thuế.
“Tôi tin rằng chúng ta rất buồn..."
Cũng trong buổi chiều qua, tại cuộc họp báo của Văn phòng
Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Vũ Đức Đam trả lời nhiều vấn đề “nóng” dư luận
quan tâm. Liên quan vụ nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) chưa
xử lý xong, mới đây lại xảy ra việc tráo thủy tinh thể ở Viện Mắt Hà Nội, ông
Đam cho biết, đây là một ví dụ buồn về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cũng theo ông Đam, thái độ của Chính phủ là nghiêm túc nhìn nhận. “Chúng ta
không quên cố gắng của ngành y, nhiều gương y bác sĩ tốt, nhiều người tận
tụy. Tôi tin rằng chúng ta rất buồn nhưng những người đó sẽ còn buồn hơn
chúng ta” - ông nói thêm.
Cũng liên quan đến ngành y và vụ chôn thuốc trừ sâu tại
Thanh Hóa, ông Đam cho biết, Chính phủ yêu cầu Thanh Hóa báo cáo, tỉnh đã xử
phạt hành chính, các cơ quan công an đang điều tra. Quan điểm của Chính phủ liên
quan đến tính mạng, sức khỏe của người dân phải kịch liệt lên án và nếu có
dấu hiệu vi phạm thì xử lý nghiêm.
Về vụ hai bộ Y tế - Tài chính “đá bóng” trong quản lý
khiến giá sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tăng giá gấp nhiều lần, ông Đam nói:
“Tôi đã ký văn bản thông báo ý kiến Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế trước ngày 5.10
phải ban hành danh mục sữa và sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện
kiểm soát giá trong luật Giá. Dựa vào đó Bộ Y tế phải kiểm tra chặt chẽ,
không để xảy ra tình trạng làm giá”.
(Theo
Thanh niên) Anh Vũ
|