14:34
Điểm
đến và tư duy ăn xổi
Thông tin Thủ đô
Bangkok của Thái Lan đã được trang web du lịch Trip Advisor bình chọn là
thành phố thứ hai tốt nhất thế giới cho việc mua sắm du lịch, chỉ đứng sau
New York (Mỹ) - trong một cuộc khảo sát toàn cầu với 75.000 du khách, bao gồm
40 thành phố lớn trên thế giới - khiến chúng ta một lần nữa phải nhìn lại
mình. Đáng chú ý,
"Đây là một kết quả rất quan trọng
đối với chúng tôi. Chúng tôi luôn luôn tìm cách để Thái Lan có được vị trí là
một thiên đường mua sắm, ở đó giá trị tiền bạc được bảo đảm và sự đa dạng của
sản phẩm và dịch vụ” - người đứng đầu ngành du lịch Thái Lan Suraphon
Svetasreni nói.
Trước đó,
Cũng cần biết rằng, xếp hạng trên không
chỉ là về đường bay - dịch vụ hàng không, mà còn bao gồm cả số tiền du khách
nước ngoài chi tiêu tại thành phố đó. Và cũng một nhắc nhở nữa, theo
MasterCard, trong số 10 thành phố hàng đầu về điểm đến du lịch, dự kiến cho
tới năm 2016, thì cũng không có Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, hoặc bất cứ một
thành phố nào khác của Việt Nam.
Một câu hỏi đặt ra: Vậy thì bao giờ Việt
Dư luận từng tha thiết đề nghị
"đại phẫu” giáo dục, "đại phẫu” nông nghiệp. Nay, chắc phải đề nghị
"đại phẫu” ngành du lịch nước nhà. Còn nhớ, vụ mẹ con du khách người Úc
bị xích lô chặt chém, đến độ Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phải đến tận nơi
xin lỗi khách. Thật là xấu hổ. Người ta là "khách đến chơi nhà”, mình là
chủ, lại lúc nào cũng tự hào về người Việt Nam hiếu khách, ấy vậy mà lại mang
khách ra mà chặt, mà bóp nặn thì hiếu khách ở chỗ nào? Bao nhiêu tiền bỏ ra
để làm thương hiệu, kể cả quảng cáo hình ảnh Việt Nam điểm đến trên các kênh
truyền hình có khả năng chi phối toàn cầu như từng làm đi chăng nữa, thì chỉ
một vụ xích lô chặt chém kia thôi cũng đã đủ xôi hỏng bỏng không. Thương hiệu
là vấn đề khó khăn, nó phải được xây dựng, vun đắp từng li từng tí, ngày này
sang ngày khác một cách bền bỉ, chứ không chỉ mỗi một việc bỏ tiền ra mua là
có thương hiệu. Thương hiệu tốt phải là thực chất, do nhiều yếu tố cấu thành.
Đã không xây nổi lại còn phá hỏng nó ở những điểm then chốt nhất- thái độ đối
với du khách - thì biết đến bao giờ chúng ta mới rửa được vết nhơ?
Nói đó là vết nhơ cũng không quá đáng, là
bởi vì nạn chặt chém du khách không phải là cá biệt, mà đã phổ biến, trở
thành "tập quán” mất rồi. Trong suy nghĩ của rất nhiều người, "khách
Tây” là miếng mồi béo bở, mỗi người "rỉa” một tí. Người ta vẫn nghĩ
rằng, khách Tây giàu, một vài chục, một vài trăm đôla có thấm vào đâu, nên
ngấm ngầm bắt tay nhau chặt chém, nâng giá các mặt hàng, các dịch vụ một cách
vô tội vạ. Hà Nội giữ xích lô lại như một nét riêng biệt thu hút khách du
lịch nước ngoài, thế mà chính xích lô lại làm hỏng uy tín của du lịch, thật
hết chỗ nói. Những người bán hàng thủ công mỹ nghệ cho biết, khi hướng dẫn
viên du lịch dắt khách đến, bao giờ cũng "nói nhỏ” với người bán hàng
nâng giá lên để ăn chênh lệch. Số tiền vênh đó vào túi hướng dẫn viên là tiền
của du khách. Và như vậy, tất nhiên hàng souvenir bị đắt cũng có nghĩa là giá
trị đồng tiền người ta bỏ ra không tương xứng với hàng vì đã bị hà lạm.
Còn về các mặt hàng lưu niệm mang bản sắc
Việt
Về các loại hình du lịch, cũng thật đáng
ngại. Việt
Từng điểm đến của đất nước mình thú vị lắm,
nhưng liên kết những điểm đến đơn lẻ ấy thành một chuỗi thì hình như vẫn chỉ
là ý tưởng. Miền Trung tự hào là "Con đường di sản” với động Phong Nha-
Kẻ Bàng, cố đô Huế, Mỹ Sơn, Hội An, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên- đều đã được UNESCO công nhận, nhưng có một tuyến du lịch kết nối các
di sản một cách bài bản chưa? Câu trả lời vẫn ở phía trước. Đó là chưa nói
các bãi biển, các đảo, vịnh ở miền Trung là vô cùng đặc sắc với các cửa biển
Thuận An, Lăng Cô (Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) Ghềnh Ráng
(Bình Định), Long Thủy- Mỹ Á (Phú Yên), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh
Chữ (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)… Nhưng vẫn mạnh ai nấy làm, chỗ nào làm
cũng na ná giống nhau. Thật là của trời cho mà để dãi dầm mưa nắng, thật đáng
tiếc thay!
Sản phẩm du lịch nghèo nàn, dịch vụ du lịch
không hấp dẫn, đội ngũ hướng dẫn viên non yếu nghiệp vụ, không có sự
liên kết để tạo nên sức mạnh tổng thể, nạn chặt chém "bắt nạt” du khách
phổ biến (Tây bị bắt chẹt mà Ta cũng bị bắt chẹt nốt)…. Đó là những sợi dây
ghì trói không để cho "chiếc máy bay du lịch cất cánh”, dù nó đã được
đặt trên đường băng từ rất lâu rồi.
Đã đến lúc phải "đại phẫu”. Việc
đó không thể trông đợi ngoại lực mà phải tiến hành bằng chính nội lực, trong
đó chủ lực là ngành du lịch .
(Theo ĐĐK)
* “Chặt chém” là hệ quả của sự xuống cấp đạo
đức trong kinh doanh. Nạn chặt chém, chèo kéo khách trên đường phố… là tình
trạng an ninh trật tự kém. Trách nhiệm trước thực trạng này không thể chỉ
trông chờ vào ngành du lịch. Đây là trách nhiệm của chính quyền các cấp và hệ
thống cơ quan bảo vệ pháp luật. Không nhận rõ nguyên nhân, cứ suốt ngày quy
chụp cho ngành du lịch thì sẽ chưa thể có bài giải cho thực trạng này. Vừa
qua lại có một đề xuất thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch! Thật buồn cười,
nếu ngành nào có vấn đề an ninh trật tự cũng đòi có cảnh sát riêng thì giải
tán Bộ Công an đi cho xong.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét