10:15
Vụ Vinashin:
1.200 tỷ đồng khả năng
mất trắng
(Dân trí) – Việc thi hành án, phần dân sự vụ cố ý làm trái tại Vinashin đang
là gánh nặng rất lớn với cơ quan Thi hành án. Trong tổng số 1.200 tỷ đồng cần
phải thi hành, kết quả đạt được chưa được bao nhiêu…
Trả lời câu hỏi của báo chí về tiến độ
thi hành án, phần dân sự trong vụ án cố ý làm trái các quy định về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
Vinashin (án có hiệu lực hơn 1 năm qua) trong cuộc họp báo quý II tại Bộ Tư
pháp sáng 26/7, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ
Thành giải thích, đây là một vụ án lớn, phức tạp với giá trị thi hành án lên
tới 1.200 tỷ đồng. Trong đó, khoản thi hành chủ động (án phí, tiền phạt)
khoảng 1,9 tỷ đồng và khoản thi hành theo đơn yêu cầu gần 1.100 tỷ đồng. 9
“can phạm” bị tòa kết án trong vụ việc này lĩnh trách nhiệm thi hành khoản
tiền này.
Ông Thành cho
biết, sau khi tòa án xét xử, đưa ra phán quyết đối với các bị cáo là lãnh đạo
các cấp ở Vinashin, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp, giao Cục Thi hành án triển
khai, đốc thúc việc thi hành án. Cuộc họp có cả các bộ ngành liên quan như Bộ
GTVT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, VKSND tối cao, TAND tối cao… Bộ cũng
báo cáo ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhận được sự đồng tình của Thủ
tướng về các đề xuất như thành lập tổ công tác thường xuyên theo dõi, nắm
tình hình công việc.
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành
tại cuộc họp báo.
Tuy nhiên, sau hết những kế hoạch, nỗ
lực đó, “kết quả đạt được đến nay chưa được bao nhiêu”.
Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành
trình bày, trong quá trình xét xử, tòa án không áp dụng các biện pháp đảm bảo
thi hành với cả khoản tiền 1.200 tỷ đồng này nên khi chuyển sang khâu thi
hành án thì… các bị cáo không còn tài sản gì để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngay với khoản án phí, tiền phạt 1,9 tỷ đồng đến nay cũng chưa thu về được
đáng kể.
Còn với khoản tiền phải thi hành theo
yêu cầu, hầu hết các “bị hại” đều là các DN, công ty con của Vinashin nên đến
nay chỉ có Tcty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu (Nasico) có đơn yêu cầu thi
hành án gửi đến cơ quan chức năng, còn lại các đơn vị khác vẫn… im lặng.
“Truy” các tài sản của 9 can phạm trong
vụ án, cơ quan thi hành án cũng vấp khó khăn vì hầu hết các bị cáo đã thành
“tay trắng”, nếu có xe cộ, nhà đất gì thì hầu hết cũng đang thế chấp ở các
ngân hàng. Khả năng đảm bảo thi hành án càng “tắc”.
“Đây là gánh gặng rất lớn đối với chúng
tôi. Đi xác minh tài sản của 9 cá nhân thì chỉ ra được 1 biệt thự thì đang
thế chấp. Chỉ có một khoản có thể “truy thu” ở
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành
án quả quyết, Bộ đã nghiêm túc triển khai công việc và vẫn đang tiếp tục đốc
thúc, theo dõi để “truy” được các tài sản của các cá nhân, đơn vị cần kê
biên, phát mại. Bộ cũng sẽ thường xuyên báo cáo Thủ tướng để bám sát hướng
chỉ đạo cụ thể bởi tình hình như hiện nay sẽ không thể thi hành án.
Khái quát hoạt động của ngành, Quyền
Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành thừa nhận, có nơi, có việc, cơ quan thi hành
án chưa làm hết trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Thành mong được chia sẻ vì mỗi
năm cơ quan Thi hành án phải tiếp nhận khoảng 700.000 việc với 60.000-70.000
tỷ đồng phải thi hành.
“Khối lượng công việc rất nặng nề. Có
thể nói, cả hệ thống thi hành án phải gồng mình thực hiện trong bối cảnh số
lượng vụ việc mỗi năm vẫn tăng mạnh với giá trị tiền ngày càng lớn. Giữa lúc
thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay, nhiều tài sản thi hành án đưa ra
phát mại mà không bán được cũng là khó khăn không nhỏ” – ông Thành nói.
(Theo Dân trí) P.Thảo
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét