10:11
Câu chuyện lãng phí ở Hà Nội:
Cung
Thể thao Quần Ngựa cần chục tỷ đồng chống xuống cấp
TP - Xung quanh việc huyện Hoài Đức
xây sân vận động, chúng tôi đã đi tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan.
Thêm một chuyện bất ngờ đến từ Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa (Hà Nội).
Cả chục tỷ đồng sửa chữa nâng cấp điều hòa
Chúng tôi trở lại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa nằm trên phố
Văn Cao vào sáng qua. Không gian khá yên ắng phần do khuôn viên của Cung khá
rộng, phần do không phải ngày diễn ra sự kiện lớn. Bên ngoài Cung, nhiều mảng
tường bong tróc lộ ra hai màu xanh và trắng đục. Ông Trần Bá Kiểm, Trưởng Ban
Quản lý Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, cho biết, tổng diện tích Cung thể
thao theo phê duyệt là hơn 5,3 ha, tuy nhiên vẫn chưa giải phóng mặt bằng hết.
5 năm qua Cung đã đề nghị cấp tiền sửa mái nhà, sơn tường nhiều
lần nhưng chưa được. 12 năm qua không hề sơn lại bên trong nhà. Điều hòa cháy
cũng chưa có tiền để sửa. Trong 8 tổ máy điều hoà thì hỏng mất 3 tổ máy. “Nếu
sửa cả 3 tổ máy thì mất tiền tỷ ngay. Chúng tôi đã đưa vào chương trình chống
xuống cấp”-ông Kiểm nói.
Cũng theo ông Kiểm, cán bộ nhân viên của Cung đã hết sức giữ gìn
cơ sở vật chất nhưng có những nguyên nhân bất khả kháng nên một số thiết bị
vẫn bị xuống cấp, hư hỏng. Ngay như sàn tập của nhà thi đấu 12 năm rồi vẫn
đảm bảo bóng do thường xuyên được che bạt bảo vệ. Ông Kiểm ước tính, nếu sửa
sang đầy đủ toàn bộ Cung thể thao phải cần vài chục tỷ thì mới có thể tổ chức
thi đấu quốc tế, đảm bảo đồng bộ các hạng mục hạ tầng bên ngoài, sân vườn,
sơn tường, đèn chiếu sáng, điều hòa... Riêng hệ thống điều hòa để đảm bảo thi
đấu chất lượng tốt thì phải được đầu tư, độ chiếu sáng của đèn cũng phải
tăng, phải sửa hệ thống màn hình LED. Nếu chuẩn bị cho ASIAD năm 2019 cũng
phải chuẩn bị từ ngay bây giờ. Nặng nhất là hệ thống điều hòa, phải cần cả
chục tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp, bổ sung thêm máy điều hòa.
“Bó” nhiều thứ
PV Tiền Phong đặt câu hỏi: Vậy tại sao Cung không làm thêm dịch
vụ vừa có thêm nguồn thu và khai thác hiệu quả hơn? Ông Kiểm cho rằng: Vấn đề
hiện nay đặt ra là cơ chế vận hành, khai thác Cung thể thao chưa thật sự hợp
lý. Cung thể thao không phải là đơn vị sự nghiệp mà là đơn vị trực thuộc nên
rất “bó” về phần tài chính.
Cung đang hoạt động như một bộ môn của Trung tâm huấn luyện. Ví
dụ thu 100 đồng rồi chuyển thẳng về Trung tâm huấn luyện, rồi lại làm tờ
trình kê lên xin bồi dưỡng nhân công; còn tiền điện, nước hết bao nhiêu Trung
tâm thanh toán... Giả sử nhân viên đi kéo hợp đồng về cho Cung thì cũng chỉ
được bồi dưỡng chút ít chứ không có thỏa thuận hoa hồng theo hướng khuyến
khích người làm.
Trường hợp nếu cho người tập ở trình độ thấp vào Cung thể thao
tiêu chuẩn cao như Cung Thể thao Quần Ngựa thì không khác gì một kiểu phá
hoại vì ý thức của những người này kém hơn vận động viên chuyên nghiệp.
Trước đây Cung đã tổ chức làm độc lập trong 5 năm theo cơ chế tự
chủ. Về doanh thu thời điểm năm 2008 trung bình đạt 3 tỷ đồng/năm, trừ chi
phí rồi Cung nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng, thu nhập cho cán bộ nhân viên gấp 2
lần hiện nay. Hiện nay doanh thu chỉ đạt 30% so với trước đây. Năm 2012 chỉ
thu được khoảng 2 tỷ đồng.
Cán bộ, nhân viên của Cung đã rất cố gắng khuấy động, thu hút các
sự kiện nhưng do kinh tế khó khăn nên trung bình 1 tháng tổ chức khoảng 2-3
sự kiện, mỗi sự kiện cần từ 4-5 ngày vừa để chuẩn bị, tập luyện, vừa để tổ
chức. Trong đó chỉ một phần là sự kiện thể thao, còn lại là các sự kiện văn
hoá, thương mại khác. “Cái khó về cơ chế vận hành, khai thác thì diễn ra tại
nhiều nhà thi đấu chứ không phải là chỉ tại Cung thể thao Quần Ngựa. Với
nhiều nhà thi đấu khác, tình hình còn khó khăn hơn”-đại diện lãnh đạo Cung
cho hay.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét