08:51
Ngư dân:
Bị vây ráp giữa Biển, bị ép giá trên
bờ
TP - Trong khi các đội tàu chiến, hải
giám, kiểm ngư, tàu cá Trung Quốc liên tục đổ xô ra biển Đông để cản đường
ngư dân Việt thì trên bờ, thương lái Trung Quốc núp sau các đầu nậu địa
phương thu mua ép giá hải sản, khiến ngư dân miền Trung thêm phần gặp khó.
Liên tiếp bị uy
hiếp
Anh Phạm Thanh (42 tuổi, phường An Hải
Bắc, Sơn Trà - Đà Nẵng), thuyền trưởng tàu cá QNg 90397 kể, sau hành trình
gần 100 hải lý ra khơi, chuẩn bị thả mẻ lưới đầu tiên thì xuất hiện tàu sắt
màu xám ghi chữ Trung Quốc đèn đuốc sáng choang ập tới uy hiếp, xua đuổi. Gần
đó, còn 3 tàu sắt khác đứng thành hàng chờ sẵn. Thuyền trưởng vội rồ máy chạy
quanh tránh những cú đâm trực diện. Sau gần 6 tiếng đồng hồ, rạng sáng hôm
sau, chiếc tàu cá mới thoát vòng nguy hiểm.
Cập âu thuyền Cảng cá Thọ Quang, thuyền
trưởng Thanh cùng bạn tàu tháo vội đầu máy gần 500CV lên đà (xưởng) sửa chữa.
Máy tàu hoạt động hết công suất suýt cháy, cũng may vào đến bờ mới hỏng. Cả
tàu nhìn nhau ngao ngán, mất toi trên 100 triệu đồng để sửa chữa.
Anh Nguyễn Đình Tư (quê Đức Phổ, Quảng
Ngãi), ngư dân trên tàu nói, mấy tuần gần đây, Trung Quốc ra lệnh “cấm biển”,
ngang nhiên trấn áp xua đuổi ngư dân Việt ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền
Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ Đà Nẵng dăm chục hải lý.
Tàu cá ĐNa 90442 vừa
mất 10 tấm lưới trị giá 60 triệu đồng vì bị “tàu trắng” của Trung Quốc vây
ráp. Thuyền trưởng Nguyễn Cư (phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà - Đà Nẵng) kể lại
vừa thả lưới thì phát hiện chiếc tàu sắt trắng, số hiệu 949 in chữ “China”
cùng đội 16 chiếc tàu khác vây lại.
Ông Cư nổ máy chạy, nhưng tàu Trung
Quốc chiếu pha đèn chặn đường, uy hiếp. Cứ vậy, suốt từ 4 giờ sáng đến 4 giờ
chiều hôm sau. Thấy nhiên liệu cạn dần, anh Cư đành ra lệnh cắt bỏ 10 tấm
lưới còn lại mới thoát kịp vào bờ. Chưa đầy một năm, tàu cá này đã 3 lần mất lưới
do bị tàu phía Trung Quốc uy hiếp. Cuối năm 2012, tàu mất 30 tấm lưới khi
hành nghề lưới cản gần đảo Bạch Long Vĩ.
Sáng 28/5, đang đánh bắt cách Đà Nẵng
khoảng 120 hải lý, tàu cá QB 93768 TS của thuyền trưởng Lê Văn Kiến (29 tuổi,
trú thôn Tân Mỹ, xã Quảng Phúc, Quảng Trạch - Quảng Bình) bị tàu Trung Quốc
mang số hiệu 788 bắt, áp tải về phía Trung Quốc.
Sau 4 tiếng đồng hồ, tàu cá này mới
được tàu Trung Quốc thả, chạy vào bờ. Thống kê sơ bộ từ Chi cục Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay, đơn vị tiếp nhận hơn 100 trường
hợp tàu thuyền của ngư dân địa phương báo cáo về việc bị tàu Trung Quốc cản trở,
uy hiếp khi đang đánh bắt hải sản trên biển.
Ép giá trên bờ
Cập bờ Đà Nẵng đã 2 ngày, tàu cá QNg
94191 vẫn chưa dám “xả hàng” vì giá quá bèo. Theo thuyền trưởng Trương Trung
(38 tuổi, trú Đức Phổ, Quảng Ngãi), tàu đánh bắt được 15 tấn đủ loại cá, mực.
Bình thường, loại cá rác giá 6-8 ngàn đồng/kg, nhưng hai tháng gần đây, thương
lái ép giá xuống chỉ còn một nửa.
Mực giá chỉ ở mức 100-120 ngàn đồng/kg
(loại mực ống, tươi ngon), còn lại từ 20-60 ngàn đồng/kg. Liên hệ đủ các đầu
nậu quen mà giá hải sản bán buôn vẫn không nhích lên được. Theo các chủ tàu,
cánh đầu nậu liên kết với nhau để ép giá ngư dân.
Anh Trần Văn Hùng (trú Quy Nhơn, Bình
Định), thuyền viên tàu QNg 94191, cho biết, gần đây, thương lái Trung Quốc
kéo đến cảng cá nhiều hơn, nhưng không trực tiếp ra mặt mà núp đằng sau các
đầu nậu địa phương để ép giá. Thay vì bán cho các công ty, nhà máy chế biến, đầu
nậu được tư thương Trung Quốc ứng tiền, trả tiền “tươi”, nên nhiều chủ tàu
đành nhắm mắt chấp nhận giá thấp.
Đầu nậu Nguyễn Th. (Nại Hiên Đông - Đà
Nẵng) có tiếng ở Cảng cá Thọ Quang cho biết, mình làm “trung gian”, chỉ thu
gom, ướp đông rồi có đơn vị vận chuyển đến đầu mối khác.
Giá bị ép là do đầu mối thương lái Trung
Quốc. Cánh đầu nậu cho hay, thương lái Trung Quốc khá kín kẽ trong làm ăn và
ít khi lộ diện. “Mỗi thời điểm, họ yêu cầu thu gom hết từng loại hải sản khác
nhau, khi thì mực, khi thì cá ngừ, lúc cá thu. Nhưng thường cứ loại nào đang
vào mùa thì yêu cầu thu gom, để ép giá”, đầu nậu Th. nói.
Anh Hoàng Văn Bình (nhà đường Khúc Hạo,
Nại Hiên Đông - Đà Nẵng), hiện chuyên thu gom hải sản phân phối các quán
nhậu, nhà hàng tại Đà Nẵng kể: “Trước mình hay thu gom hải sản cho thương lái
Trung Quốc. Nhưng sau 2 vụ bị lật kèo mất gần 200 triệu đồng, mình tởn đến già.
Cánh thương lái Trung Quốc nhiều thủ đoạn, khi được lòng tin của các đầu nậu
thì thường ăn cú đậm để chạy làng.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét