10:25
Vạn Lý Trường Thành
hay nỗi sợ mang tên 'Phương Bắc'
Nếu hiểu được Vạn Lý Trường
Thành không phải là một biểu tượng cho chiến thắng, mà là chứng tích vĩ đại
nhất của một sự sợ hãi kéo dài hàng nghìn năm, chúng ta có đủ sức vượt qua
nỗi sợ nào đó tiềm ẩn trong chính chúng ta với khái niệm "Phương
Bắc"?
"Kẻ địch phương Bắc"! Ấy là một danh từ nhạy cảm
của lịch sử mà đời sau khi nhắc tới, nhiều người lại cảm thấy một nhiệt độ
khác lạ trong cơ thể mình, một cảm giác có lẽ đã di truyền từ nhiều thế hệ
Việt
Từ một lời "sấm ký", nên Vạn
Lý Trường Thành
Lý do để Tần Thủy Hoảng xây Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn
từ một câu "sấm" tưởng chừng vu vơ: "Vong Tần giả, Hồ dã"
(Tần mất là do Hồ). Vua Tần tưởng chữ "Hồ" là chỉ giống rợ Hồ
phương Bắc, bèn huy động quân lính và hàng chục vạn dân phu đi đắp dãy thành
lũy trải dài phía Bắc để phòng ngự. Dù người làm mất nhà Tần hóa ra là Thái
tử "Hồ" Hợi, di sản mà hoàng đế thống nhất Trung Quốc để lại cũng
đã đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành sau này.
Niềm úy kị của vị vua hùng mạnh nhà Tần không phải không
có cơ sở.
Ngược lên trước đó vài trăm năm, triều đại thống nhất
trước nhà Tần là Chu, cũng sụp đổ vì giặc phương Bắc. Vì một tiếng cười của
mỹ nhân Bao Tự, Chu U Vương gây nội loạn trong triều tạo cơ hội cho Rợ
Khuyễn-nhung tràn vào trung nguyên. Thời Đông Chu Liệt Quốc "phân
mảnh" đất nước Trung Hoa bắt đầu như thế.
Sau nhà Tần, kẻ địch Bắc phương còn xuất hiện đều đặn và
mạnh mẽ hơn, tạo nên mối đe dọa thường trực với Hán tộc. Quá nửa số vua chúa
của
Nhà Đường đổ, tới thời Ngũ Đại Thập Quốc (thế kỷ X) tựa
như Loạn 12 sứ quân của Việt Nam, lại một lần nữa nhiều quân vương trong số
đó xuất thân từ những tộc ít người như Sa-đà.
Triều đại thống nhất tiếp theo của Trung Hoa, đời Tống,
tuy không sớm mất nước, nhưng cũng để lại lịch sử những giọt nước mắt hoàng
gia hiếm có.
Khởi đầu là nước Liêu của người Khiết-đan. Sau thất bại
trong cuộc chiến với nước này, hoàng đế nhà Tống đã phải ký hòa ước cống nạp
vàng lụa, châu ngọc hàng năm và phải gọi vua Liêu là "anh". Khi
Liêu suy yếu, Tống nhân cơ hội hợp sức với nước Kim của tộc Nữ chân diệt
Liêu, để rồi...thay nơi nhận cống nạp từ Liêu sang Kim. Các vua Tống có một
ông "bác" mới, đó là vua Kim!
Đối phó không lại được sự chèn ép "bắt nạt" của Phương
Bắc, tể tướng Vương An Thạch đã cố gắng tìm kiếm một "chiến thắng nhỏ
tạo đà lập công lớn" mà cái đích chính là nước Đại Việt nhỏ bé của người
"Nam man".
Trái với tính toán của nhà cải cách đầy tham vọng họ
Vương, đạo quân Tống chinh phạt Đại Việt đã thất bại thảm hại, để lại một bài
thơ bất hủ "
Đường lối đối ngoại yếu ớt cam chịu của nhà Tống cũng
không cứu được họ trước loại "thuốc diệt cỏ bằng vó ngựa" của người
Mông Cổ (Thành Cát Tư Hãn: "Vó ngựa Mông Cổ lướt tới đâu, cỏ ở đó không
mọc được"). Tống sụp đổ để Trung Hoa nằm dưới "yên cương" của
người Mông Cổ, những chiến binh sau này đã lĩnh tới ba bài học rằng vó ngựa
lướt mượt trên cỏ chứ không thể bơi trên những hồ sen tỏa ngát hương của kinh
thành Thăng Long, Đại Việt.
Nhà Minh, triều đại người Hán giành lại độc lập, đã gia cố
và kiến tạo Trường Thành mang hình hài ngày nay, nhưng nỗ lực hoành tráng này
của họ tỏ ra vô dụng trước sự thiện chiến từ phương Bắc. Trung Hoa một lần
nữa nằm trong bàn tay sắt của một tộc người quen thuộc, vốn trước từng lập ra
nước Kim. Triều Mãn Thanh do tộc Nữ chân "cạo đầu, gióc bím" dựng
nên, trớ trêu thay lại là triều đại phong kiến cuối cùng trước thời cộng hòa
của Trung Hoa Dân Quốc.
Khác với Việt
Tỉnh táo khi nhìn ra thế giới, thấu đáo
lúc soi rọi tâm can
Bất kỳ quốc gia nào, để đạt vị thế ngày nay, có thể đã
từng phải trải qua những phút giây tủi nhục khi bị đô hộ và nỗi sợ hãi chiến
tranh từ mọi hướng. Nỗi sợ càng lớn, sự phòng bị càng cẩn thận. Vạn Lý Trường
Thành, nhờ nỗi sợ Phương Bắc của các "thiên tử" Trung Hoa, đã tồn
tại tới giờ như một di tích biểu tượng cho đất nước này. Vạn Lý Trường Thành,
ghi dấu ấn sự đe dọa hàng nghìn năm từ các dân tộc thiểu số với người Hán, lại
đã trở thành một di tích vĩnh cửu của nhân loại.
Trường Thành vạn dặm trập trùng hùng vĩ, qua nhiều thiên
niên kỷ cũng là nơi chôn vùi thân xác vạn người cả dân lẫn lính dưới chân
mình, đủ để khiến những quốc gia yêu chuộng hoà bình cảm thấy may mắn khi
không phải xây những công trình như vậy. Với chừng ấy máu, mồ hôi và nước
mắt, giống những Kim Tự Tháp Ai Cập, nó đã thuộc về nhân loại, thậm chí còn
là kiến trúc nhân tạo hiếm hoi có thể nhìn thấy từ bên ngoài Trái Đất.
Mang một tinh thần cởi mở và hội nhập, người Việt không kỳ
thị những giá trị văn hóa - lịch sử mà nhân loại đã công nhận. Quan trọng là,
sự công nhận đi kèm với hiểu biết thấu đáo căn nguyên.
"Bất đáo Trường Thành phi hảo hán", nhắc tới Vạn
Lý Trường Thành là nhắc tới Trung Quốc, giống như nhìn Khải Hoàn Môn là thấy
Gần đây dư luận dấy lên nỗi quan ngại về sự tiêm
nhiễm tới mức "phổ cập văn hóa" vật thể hay phi vật thể từ Trung
Quốc, ví dụ như chuyện công trình "Vạn Lý Trường Thành" tại Đà
Lạt. Chúng ta không tranh cãi hay tìm cách phê bình những gì thuộc về lịch
sử, đồng thời không quá đà trong sự bài xích.
Dù bức xúc về chuyện gì, sự tỉnh táo trong nhân sinh quan
vẫn rất cần thiết, khi gặp những di sản thế giới được giới thiệu tới cộng
đồng (khách tham quan cũng từng thấy những di tích như Chùa Một Cột của Việt
Hình ảnh của dàn lính bạt ngàn biểu trưng cho những linh
hồn bị chôn theo Tần Thủy Hoàng, đứng trước Trường Thành mi-ni lỡ được xây
cất ở điểm du lịch giải trí nào đó, không cần phải đập bỏ. Chỉ cần một tấm
biển ghi rõ nguồn gốc và quốc tịch của những pho tượng nô dịch đó. Khách tham
quan sẽ hiểu những số phận nô lệ bị vùi lấp trong nấm mồ bạo chúa ấy không
bao giờ là người Việt
Quan trọng hơn hết, nếu hiểu được Vạn Lý Trường Thành không
phải là một biểu tượng cho chiến thắng, mà là chứng tích vĩ đại nhất của một
sự sợ hãi kéo dài hàng nghìn năm, chúng ta có đủ sức vượt qua niềm sợ hãi nào
đó tiềm ẩn trong chính chúng ta với khái niệm "Phương Bắc"?
(Theo
TuanVietnamnet) Nguyên Anh
-------Chú thích: Đa số sử liệu trong bài viết tham khảo "Việt |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét