20:10
Trung Quốc, Campuchia ‘tung hứng’ tại hội nghị ASEAN
ASEAN cần "có thái độ
nghiêm khắc" với Campuchia khi nước này bất chấp nguy cơ hủy hoại đoàn
kết nội khối để đưa ra tuyên bố trái ngược với quan điểm chung của ASEAN về
tranh chấp tại Biển Đông, truyền thông
Truyền thông Philippines kêu gọi trừng phạt Campuchia
Mạng tin Manila Times.net của
Theo mạng tin trên, Campuchia "không được" và cũng
"không nên" tuyên bố như vậy vì không có cơ sở thực tế; đồng thời
ca ngợi phản ứng linh hoạt và kịp thời của Tổng thống Philippines Benigno
Aquino.
"Tổng thống Benigno Aquino đã đúng khi phản đối ngay lập tức
tuyên bố táo bạo của Campuchia. Im lặng là đồng ý. Không phản ứng ngay có
nghĩa là
Ngày 19-11, nhà lãnh đạo Philippines đã thẳng thắn bác bỏ tuyên
bố của quan chức ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói trước đó một ngày
rằng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã quyết định từ nay không quốc tế hóa vấn
đề biển Đông. Ông Aquino khẳng định ASEAN không hề đạt được thỏa thuận nào
như vậy, đồng thời quả quyết Manila đã phản đối đến phút chót quan điểm của
Phnom Penh trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Noda và các nhà lãnh đạo
ASEAN.
"Hôm qua, một số nước thành viên bày tỏ quan điểm về sự đoàn
kết của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông. Nhưng các quan điểm đó không thể biến
thành sự đồng thuận của ASEAN. Để giải quyết vấn đề này... ASEAN không phải
là con đường duy nhất cho chúng tôi. Là một nước có chủ quyền, chúng tôi có
quyền bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình", Tổng thống Philippines nhắc
lại lập trường của mình khi ông cắt ngang lời kết luận "thiếu chuẩn
xác" của Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen sau cuộc hội đàm ASEAN - Nhật
Bản.
Trong bài bình luận của mình, Manila Times.net cho rằng tranh
chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến an ninh an toàn ở
Biển Đông nên được đưa ra vũ đài quốc tế. Trung Quốc muốn giải quyết các vấn
đề này thông qua đàm phán song phương, nhưng điều này là không công bằng với
Hiện tại, Trung Quốc là một siêu cường cả về kinh tế và quân sự.
Trong khi đó,
Manila Times.net cũng cho biết các quan chức Campuchia đã cố gắng
lôi kéo các nước thành viên ASEAN trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao
ASEAN 21 và các Cấp cao liên quan ở thủ đô Phnom Penh từ ngày 18 - 20/11.
Ngoài ra, mạng tin này cũng lưu ý Campuchia cần phải đưa ra lựa chọn rõ ràng
giữa việc "trở thành con rối của Trung Quốc" hoặc là "một nhà
nước độc lập như các quốc gia thành viên khác trong ASEAN".
"Nếu không thể thoát khỏi các mối quan hệ quá gần gũi với
Trung Quốc, Campuchia có thể chọn cách rời xa ASEAN", Manila Times.net
viết.
Hiện tại Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông với
4 nước thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Ngoài
ra, nước này cũng đang có những vấn đề tương tự tại biển Hoa Đông với một
quốc gia ngoài ASEAN như Nhật Bản. Mâu thuẫn của Trung Quốc với các nước tại
hai vùng biển này ngày càng trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh liên tục phái các
đội tàu ngư chính và hải giám tới các vùng biển tranh chấp, đồng thời
"mượn tay" Campuchia để lái các cuộc tranh luận về Biển Đông tại
tuần lễ Cấp cao ASEAN 21.
"Trò chơi tung hứng"
Không chỉ có báo giới
Theo báo trên, biểu hiện rõ nhất của trò “tung hứng” này là việc
Trung Quốc đánh giá cao những nỗ lực của Campuchia trong việc hạn chế các
cuộc thảo luận của ASEAN về tranh chấp Biển Đông, cho rằng nỗ lực này của
nước chủ nhà là "sự hỗ trợ bảo vệ sự đoàn kết" tại Cấp cao Đông Á
lần thứ 7 giữa 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước Đối tác đối thoại (gồm Mỹ,
Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zeland).
Đây không phải là lần đầu tiên "xứ chùa Tháp" được nhận
những lời khen này từ Trung Quốc, nước đang dành cho Campuchia những khoản
viện trợ khổng lồ mà mới đây nhất là khoản vay trị giá 100 triệu USD cho việc
xây dựng nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất nước. Trước đó, hồi tháng 7,
Campuchia cũng đã đứng về phía Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông tại
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45, khiến lần đầu tiên Hiệp hội không ra
được tuyên bố chung sau hội nghị.
"
Trong một phát biểu cứng rắn tại Cấp cao Đông Á, nơi bị phủ bóng
bởi những tranh chấp ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã
cảnh báo vấn đề Biển Đông “đang trở nên cấp bách và khẩn cấp” hơn bao giờ
hết. Tuyên bố này không phải không có lý khi Bắc Kinh một mực muốn đẩy mạnh
cơ chế đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề gây sức ép.
Tuy nhiên, như Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak
Phuangketkeow đã nói, mặc dù tranh cãi lãnh thổ là vấn đề của các bên liên
quan, nhưng an ninh và tự do hàng hải là mối quan tâm chung của quốc tế,
không thể bỏ qua. Điều cốt yếu nhất hiện nay là các bên phải thể hiện rõ
quyết tâm thúc đẩy đồng thuận trong ASEAN, qua đó củng cố sức mạnh và đoàn
kết nội khối vì tương lai hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn ở Biển Đông
và mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Theo Việt Giang
Dân Trí |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét