13:29
Công tác
cán bộ ở tỉnh nghèo Quảng Bình:
'Ngẫu hứng'
và 'thông cảm'
TP - Có những vị trí hàng năm trời
không bố trí được lãnh đạo, nhưng cũng không ít cán bộ bị “đẩy ra đường” chỉ
vì không biết bố trí vào đâu... đó là thực trạng công tác tổ chức cán bộ của
Quảng Bình thời gian gần đây.
Thừa mà thiếu
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiều vị trí lãnh
đạo như Phó Chủ tịch UBND tỉnh, vị trí đầu ngành cấp tỉnh không có người nắm
giữ kéo dài cả năm trời. Hiện tượng này được cho là chưa có tiền lệ trong
công tác tổ chức cán bộ ở Quảng Bình.
Điển hình nhất, là vị trí Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình. Sau Đại
hội Đảng bộ tỉnh tháng 9-2010, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế
được bố trí giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Hơn 1 năm trời, bà Hương phải đảm trách cùng lúc hai chức vụ. Sau
đó đến ông Trương Đình Định, Phó Giám đốc được bố trí thay bà Hương phụ trách
Sở Y tế cho đến nay.
Với tình hình này, ông Định chưa biết đến lúc nào thôi “phụ
trách” Sở vì vẫn chưa thấy “ứng cử viên” nào sáng giá chính danh giám đốc sở.
Có phải vì thế chăng nên công tác điều hành ở Sở này nảy sinh
nhiều vấn đề. Như việc: Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình tổ chức tuyển dụng
nhân viên hộ sinh bằng hình thức thi bóng chuyền (cả lý thuyết và thực hành)
mà không hề có phần thi nào liên quan chuyên môn hộ sinh.
Rồi đến hàng loạt ca tai biến sản khoa khiến nhiều bà mẹ và trẻ
sơ sinh chết một cách oan uổng. Nghiêm trọng là thế, nhưng đến nay những vụ
việc này vẫn chưa được xử lý, hoặc xử lý một cách chiếu lệ.
Khó hiểu nhất vẫn là câu chuyện bố trí công tác cho hai Bí thư và
Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Bình sau đại hội vừa rồi. Vì quá tuổi theo quy
định, Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh Đoàn buộc phải rời vị trí lãnh đạo Đoàn để
chuyển sang công tác khác. Tuy nhiên, sau đại hội, cả hai anh này vẫn không
được bố trí công tác.
Không có nơi làm việc, chẳng lẽ hai anh lại đến Tỉnh Đoàn ngồi,
mà ngồi ở vị trí nào ở Tỉnh Đoàn bây giờ, buộc lòng hai anh phải lang thang,
hết quán cà phê này sang quán cà phê khác. Lang thang mãi cũng khó coi, hai
anh đành viết đơn xin nghỉ phép.
Sau gần hai tháng bất đắc dĩ phải “ngồi chơi, xơi nước”, mới đây
cựu Bí thư Tỉnh Đoàn (đang là Tỉnh ủy viên) được bố trí “ngồi tạm” ở vị trí
Phó Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch trong lúc huyện này đã có hai Phó Bí thư.
Còn anh cựu Phó Bí thư thì hết đợt phép này, gia hạn sang đợt
phép khác nhưng vẫn chưa thấy bố trí ở đâu.
Một trường hợp lạ lùng khác nữa là ông Hoàng Văn Đại, nguyên GĐ
Trung tâm Du lịch và Sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng. Đang yên, đang lành, ông
này nhận thông báo thôi chức GĐ mà không được bố trí công việc khác.
Hơn 8 tháng trời ông nằm ở nhà, mỗi tháng nhận lương với chức
danh GĐ gần chục triệu đồng.
Cán bộ nhân viên của Trung tâm phản ứng, vì họ chỉ đi làm muộn
vài phút là bị phạt trừ lương, trong lúc ông Đại không đi làm vẫn nhận đầy
đủ, buộc lòng ông GĐ mới của trung tâm phải gửi công văn lên trên yêu cầu bố
trí công việc cho ông Đại.
Sau
năm lần, bảy lượt gửi công văn, mới đây, ông Đại đã được bố trí công tác và
hết ăn lương GĐ ở Trung tâm Du lịch và Sinh Thái Phong Nha -
Kẻ Bàng.
Làm công tác cán bộ theo kiểu ngẫu hứng
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, vì quá tuổi quy định nên
nhiều vị lãnh đạo đầu ngành không tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mà
nhường cho lực lượng kế cận.
Thông thường sau đại hội, những vị lãnh đạo này vẫn lãnh đạo
ngành mình cho đến khi về hưu, và lúc đó người kế cận là tỉnh ủy viên sẽ lên
thay.
Nhưng
bất ngờ sau đại hội mấy tháng, hai ông Lê Quang Đều (GĐ Sở Nội vụ) và ông
Trần Đình Vân (GĐ Sở LĐ-TB&XH) nhận được thông báo về hưu
trước tuổi.
Ông Vân cho biết, khi bị “buộc” nghỉ hưu, ông còn 18 tháng, và
ông Đều còn 19 tháng nữa mới đến tuổi nghỉ hưu.
Bình luận về việc này, hai ông cho rằng: Đây là việc làm mang
tính ngẫu hứng, có biểu hiện trù dập.
Không có quy định nào buộc các GĐ sở không là tỉnh ủy viên thì
phải nghỉ hưu non, mà ngay cả trong nhiệm kỳ này vẫn còn một số vị trí lãnh
đạo đầu ngành dạng như hai ông nhưng vẫn được giữ lại và không thấy “về hưu
non”.
Dư luận cho rằng, công tác bố trí cán bộ ở Quảng Bình trong nhiệm
kỳ này có dấu hiệu cục bộ địa phương và không theo quy hoạch nên mới xảy ra
tình trạng nói trên.
Trao đổi những vấn đề nói trên với một vị lãnh đạo Ban Tổ chức
Tỉnh ủy, ông này than thở: “Làm công tác tổ chức cán bộ hiện nay khó lắm chú
ơi, có gì thông cảm cho anh”. Tuy nhiên, cái khó ở đâu, vì sao khó thì vị
lãnh đạo này không tiết lộ.
Ông cho biết thêm, trong kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4
vừa rồi, ông đã tự nhận khuyết điểm nhưng đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy
“thông cảm”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét