13:10
Tập đoàn, Tổng cty NN:
đầu
tàu lỗ và nợ
Vef.vn- Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước một thời được kỳ
vọng là quả đấm thép, là đầu tàu nền kinh tế. Nhưng sau các đánh giá tổng
kết, dư luận lại chỉ thấy nợ lớn, lỗ khủng. Thanh tra, kiểm toán vào cuộc là
đụng đâu cũng có vấn đề.
Báo cáo tới Quốc hội về tình hình các DNNN do Bộ Tài chính
thay mặt Chính phủ chắp bút kết luận: “Hầu hết các Tập đoàn kinh tế, tổng
công ty Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đóng góp
số thu cho ngân sách Nhà nước”. Dù nửa già số trang trước của báo cáo này đã
đưa ra những khoản lỗ, nợ “khủng”.
Đúng là, báo cáo
này nói rằng, “hầu hết” chứ không phải tất cả toàn bộ 91 Tập đoàn, Tổng công
ty kinh doanh có hiệu quả. Nếu trừ đi 5 Tập đoàn, Tổng công ty có lỗ hợp nhất
năm 2011 là 5.823 tỷ đồng thì vẫn còn tới 86 “vị” kinh doanh có lãi. Trừ tiếp
13 “vị” lỗ lũy kế tới 48.988 tỷ đồng thì vẫn còn 78 “anh” có lãi. Tỷ lệ các
đại gia kinh tế Nhà nước làm ăn có lãi vẫn chiếm từ 85-94%.
Trong khi đó, xét
về an toàn vốn, cả nước “mới có” 30 đơn vị, chiếm 32% tổng số Tập đoàn, Tổng
công ty Nhà nước có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu quá 3 lần. Trong
đó, có 8 tập đoàn, Tổng công ty nợ có tỷ lệ này trên 10 lần, 10 Tập đoàn,
Tổng công ty có hệ số từ 5-10 lần và 12 Tập đoàn, Tổng công ty có hệ số từ
3-5 lần.
Bộ Tài chính đánh
giá: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DNNN còn thấp, chưa tương xứng
với yêu cầu và nguồn lực được giao, đã xảy ra những vụ việc thua lỗ, mất vốn
hay vi phạm pháp luật rất đáng tiếc, gây bức xúc dư luận trong nhân dân”.
Tuy nhiên, không thể vì con số 5 hay 13 trên tổng số 91,
chiếm có 6-15% các Tập đoàn, Tổng công ty trên cả nước thua lỗ, hay tỷ lệ 32%
nợ nần mà lạc quan nghĩ rằng, yếu kém chỉ là số ít không đáng ngại.
Nhìn lại 5 năm trở
lại đây, hễ có kết luận thanh tra hay kết luận kiểm toán về một Tập đoàn,
Tổng công ty nào đó được tiết lộ là y như rằng, dư luận lại được một phen
“ngã ngửa”, choáng váng. Không chỉ lỗ, nợ, chi tiền vung tay quá trán mà các
sai phạm về tài chính được phơi bày những con số lên tới hàng trăm đến hàng
chục nghìn tỷ đồng.
Giữa năm 2012,
Thanh tra Chính phủ đã ước con số thất thoát sai phạm, phải kiến nghị xử lý
tài chính ở 5 Tập đoàn, Tổng công ty lên tới 30.000 tỷ đồng. Đóng góp trong
số này có Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Vietel, Tập đoàn Sông
Đà và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Ở từng đơn vị, số
lỗ, nợ đọng đều khổng lồ như 10.676 tỷ ở Tập đoàn Sông Đà, 18.000 tỷ đồng,
phải xử lý về tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, hàng trăm tỷ sai phạm
ở Vinalines.
Trước đó, đã có
không ít vụ việc được đưa ra ánh sáng như vụ EVNTelecom thua lỗ cả nghìn tỷ
đồng ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam- theo Kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước. Trước nữa, là vụ đỗ vỡ Vinashin với 86.000 tỷ đồng nợ phải trả. Hệ quả
sau đó, nhiều Tập đoàn bị vạ lây, hệ số tín nhiệm do các tổ chức quốc tế đánh
giá bị đánh tụt bậc, vay vốn nước ngoài khó khăn. Rồi đến Vinalines với con
số nợ lên đến hàng chục ngàn tỷ.
Và gần đây nhất là
Petrolimex với nghịch lý lỗ nợ mà lương cao thật khó giải thích với dư luận.
Cho đến bây giờ,
những “thiểu số” đó đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của DNNN, gây hoài nghi
về những trọng điểm kinh tế của Việt
Không phủ nhận
những đóng góp to lớn của các DNNN trong chặng đường 20 năm đổi mới kinh tế
vừa qua. Việt Nam đã dẫn đầu thế giới, liên tục ở ngôi vị số 1, số 2 thế giới
về gạo, cà phê thay có những bứt phá siêu hạng về xuất khẩu ở ngành dệt may,
năng lượng dầu khí...
Những điều đó cũng
không thể dùng để hỏa lấp những “lỗi lầm” ở nhiều Tập đoàn, Tổng công ty gây
ra. Kỳ vọng Việt Nam Nam sẽ có những Tập đoàn, Tổng công ty lớn mạnh, dẫn dắt
nền kinh tế, sánh vai với bạn bè năm châu là đúng đắn. Nước nào cũng cần
những đầu tàu như vậy.
Nhưng thực thi chủ
trương lớm mà giám sát quản lý lỏng lẻo nên đã gieo mầm cho những nguy cơ. Vì
thế, mới có những chuyện đau lòng xảy ra ở Vinashin, Vinalines. Nhưng cho đến
bây giờ, các chủ sở hữu Nhà nước đánh giá về câu chuyện này ở chừng mực nào
đó vẫn còn nương nhẹ.
Trong khi đó, Thanh
tra Chính phủ đã tổng kết 5 sai phạm chủ yếu ở các Tập đoàn, Tổng công ty là:
sai quy trình, thủ tục đầu tư, thu chi theo các quy định của nhà nước; sai về
thẩm quyền; sai về đối tượng cho phép; hạch toán không đúng nguồn dẫn đến
phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận không đúng với bản chất và
thứ 5 là trình độ quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém nên đã dẫn đến một
số vi phạm về kinh tế, vi phạm pháp luật.
Theo Tổng cục Thống
kê, tổng tài sản năm 2011 của DNNN là hơn 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm trên 40%
tổng tài sản của toàn bộ DN cả nước và lớn hơn cả tổng GDP hàng năm.
Trong điều kiện
kinh tế hiện nay, DNNN nắm giữ một nguồn lực vô cùng lớn. Vậy thì, việc sử
dụng khối tài sản và nguồn lực đó như thế nào chắc chắn sẽ ảnh hưởng chung
tới hiệu quả kinh tế quốc gia.
Như một vị thứ
trưởng Bộ Tài chính nói, Nhà nước đương nhiên phải sử dụng nguồn vốn của mình
để điều tiết vĩ mô. Vấn đề còn lại là những nguyên tắc thị trường cạnh tranh
bình đằng cùng với những phương thức, quy chế quản lý, giám sát đã được ban
hành ở hàng chục văn bản về DNNN có được thực hiện đến nơi đến chốn, đúng và
đầy đủ hay không?
(Theo
VietNamnet) Phạm Huyền
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét