09:45
Phí tăng
3,5 lần: Dân lãnh đủ
Đề xuất
của Bộ GTVT tăng phí trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 lên 3,5 lần dù được chấp
thuận về mặt chủ trương nhưng nhiều chuyên gia lo ngại không khéo sẽ “vỗ béo”
cho nhà đầu tư
Theo văn bản
của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về kế
hoạch và cơ chế đặc thù triển khai các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội -
Cần Thơ và dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 14
cũ), Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương điều chỉnh tăng mức phí đường bộ như
đề nghị của Bộ GTVT nhưng cần có lộ trình tăng từ nay đến năm 2016 đạt mức
khoảng 3,5 lần so với hiện nay.
Chủ yếu thu hút đầu tư
Trước đó, Chính
phủ đã thống nhất phương án mở rộng Quốc lộ 1 do Bộ GTVT đề xuất. Cụ thể,
trong giai đoạn 2013-2016 sẽ mở rộng 1.504 km đường từ 2 làn lên 4 làn xe,
nâng cấp 282 km Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư khoảng 89.300 tỉ đồng.
Để có nguồn vốn
thực hiện, Bộ GTVT phối hợp cùng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã
trình ra Quốc hội để Chính phủ phát hành 60.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ
đầu tư các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ (phần vốn Nhà nước)
và Quốc lộ 14. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đề xuất đó chưa được Quốc hội xem
xét. Chính vì thế, Bộ GTVT hy vọng việc huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp
thông qua các hình thức BOT, PPP (đối tác công-tư) sẽ được khoảng 34.500 tỉ
đồng; nguồn vốn Nhà nước, bao gồm cả việc hỗ trợ vốn các dự án hợp tác công -
tư, khoảng 51.000 tỉ đồng.
Người dân
đang rất lo lắng việc tăng mức thu phí trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14.
Trong ảnh:
Quốc lộ 1 đoạn qua Thủ Đức - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo
Bộ GTVT, việc tăng mức phí trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 gấp 3,5 lần so với
quy định của Thông tư 90 là rất cần thiết. Mức phí cơ bản đối với xe 12 chỗ
ngồi hiện là 10.000 đồng/lượt đã được xây dựng dựa trên đơn giá từ năm 2004.
Hơn 8 năm qua, giá nguyên vật liệu xây dựng, sửa chữa đường sá, chi phí đền
bù, lương trả cho công, nhân công,… đã tăng cả chục lần.
Việc
điều chỉnh mức phí so với hiện hành sẽ tạo điều kiện để thu hút nhiều hơn sự
quan tâm của các nhà đầu tư. Theo đó, mức phí xe 12 chỗ sẽ được nâng lên
khoảng 35.000 đồng/lượt, xe tải từ 18 tấn trở lên sẽ tăng từ 80.000 đồng lên
280.000 đồng/lượt. Đối với những phương tiện mua vé theo tháng, quý sẽ được
Bộ Tài chính tính toán mức phí phù hợp.
Trạm thu phí lại dày đặc
Ông Nguyễn Mạnh
Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (nguyên phó cục trưởng Cục
Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT), cho biết thông tin sẽ tăng phí Quốc lộ 1 và
Quốc lộ 14 lên gấp 3,5 lần đang khiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân
“đau đầu”. Ông Hùng cho rằng ngân sách đang khó khăn nên việc kêu gọi doanh
nghiệp đầu tư BOT đường sá là cần thiết. Theo dự báo của các chuyên gia kinh
tế, phải mất vài năm nữa, kinh tế Việt
Trên
Quốc lộ 1 hiện đã có rất nhiều trạm thu phí Nhà nước quản lý và theo đề án
thu phí cho quỹ bảo trì đường bộ (dự kiến thu từ đầu năm 2013), chúng sẽ phải
dẹp bỏ. Tuy nhiên, việc khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT sẽ khiến hệ
thống trạm thu phí trên quốc lộ dày đặc trở lại. Khi thực hiện BOT, nhà đầu
tư phải tính toán làm sao để bảo đảm được việc thu hồi vốn, trả lãi
ngân hàng, tiền bảo trì đường bộ và lãi ròng thu được.
Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 đã có sẵn nền đường
và nhà đầu tư sẽ chỉ thực hiện công việc giải phóng mặt bằng nhằm nâng số làn
đường. Hơn nữa, người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ (có bảo trì cho Quốc
lộ 1 và Quốc lộ 14), sắp tới phải đóng tiếp phí khi đi qua trạm BOT trên Quốc
lộ 1 và Quốc lộ 14 thì có nghĩa là “phí chồng phí”, người dân phải “gánh” 2
lần.
“Bộ Tài chính
và Bộ GTVT phải tính làm sao để giải bài toán hài hòa lợi ích giữa hai bên,
tránh việc vỗ béo nhà đầu tư BOT, đổ thua thiệt cho người lao động” - ông
Hùng bày tỏ. Ông cho rằng việc làm cần thiết nhất của Bộ GTVT lúc này là
chống thất thoát, rút ruột các dự án xây dựng giao thông. Cả xã hội đang nhìn
thấy các con đường nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, ổ voi, ổ gà như thế nào mà
nguyên nhân cơ bản nhất là việc xây dựng không bảo đảm chất lượng, rút ruột
nguyên vật liệu,…
Theo PGS-TS
Nguyễn Quang Toản (nguyên chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ Trường Đại học GTVT Hà
Nội), chi phí làm đường sá nói chung và đường cao tốc nói riêng của Việt
THẾ KHA
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét