07:12
Vàng miếng – từ chính
sách của ngân hàng đến “đối sách” cuộc sống
SGTT.VN
- Thói quen mua vàng nhẫn dường như trở lại khi gần đây hàng loạt doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh vàng miếng có tên tuổi tung ra các sản phẩm dạng
này. Nhân hội chợ nữ trang hồi cuối tháng 10 vừa rồi, SJC giới thiệu sản phẩm
vàng nhẫn loại một, hai và năm chỉ. Khoảng bốn tháng trước, PNJ cũng có sản
phẩm tương tự, loại một chỉ và hai chỉ.
Nhiều năm trước đây, khi niềm tin vào tiền đồng bị lạm phát xói
mòn, thì mua vàng nhẫn ở đơn vị tính bằng chỉ, thậm chí nhỏ hơn là vài phân,
được lý giải như một cách bảo toàn món tiền tích cóp. Cũng từ đó, để phục vụ
khách hàng trung thành, các hiệu vàng đưa ra chính sách đổi vàng không mất
tiền công. Người làm công ăn lương dư ra một chút mua vài ba phân, đợi tới
khi đủ tiền, mua chiếc nhẫn năm phân, hoặc một chỉ, tuỳ theo thời gian tích
cóp. Trong giai đoạn môi trường kinh tế quốc tế tương đối ổn định, kinh tế
trong nước ở giai đoạn tăng trưởng nhanh sau khi thực thi các chính sách đổi
mới, việc sắm vàng nhẫn nhường sân cho vàng miếng. Theo ông Huỳnh Trung
Khánh, cố vấn hội đồng Vàng thế giới ở Việt Nam, vàng nhẫn gần như không có
chỗ đứng trong nhóm vàng đầu tư, kể từ năm 2000. Gần đây, ngay trong thời kỳ
lạm phát ở mức hai chữ số, doanh nghiệp kinh doanh vàng không có động thái
nào nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ vàng nhẫn. Nay, lạm phát và kỳ vọng lạm
phát năm tới đều ở mức một con số, thì việc đưa sản phẩm vàng nhẫn vào lúc
này hẳn có nguyên do khác.
Ở góc độ sản phẩm, vàng nhẫn được hai doanh nghiệp chiếm thị phần
lớn của Việt
Ở góc độ thị trường, việc đưa ra sản phẩm mới mà xét về nhu cầu
nữ trang, gần như không có, thì vàng nhẫn bốn số chín có thể xem như một sản
phẩm phục vụ cho cộng đồng người dùng của một thương hiệu. Ở đó, nhu cầu mua
bán một miếng vàng không thuộc “nhãn hiệu độc quyền nhà nước” dễ dàng chuyển
đổi sang dạng vàng trang sức song không mất đi các thuộc tính của loại hàng
hoá đặc biệt – tiền tệ. Cách làm như vậy khiến cho vàng nhẫn trở thành sản
phẩm thích nghi với hoàn cảnh thị trường. Hoàn cảnh đó, hiểu theo lời của
thống đốc Nguyễn Văn Bình, là “tiến tới một thị trường vàng được chuẩn hoá về
chất lượng vàng miếng, chuẩn hoá trong giao dịch vàng miếng và chuẩn hoá hệ
thống bán lẻ vàng”, mà trong đó “không có sự liên thông với giá vàng thế
giới”.
Qua tuyên bố của người đứng đầu ngân hàng Nhà nước, có thể thấy,
cơ quan này đang muốn gánh trách nhiệm của tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng thông qua “chuẩn hoá chất lượng vàng miếng”. Điều này tạo nên sự tương
đồng trong hành xử với miếng vàng và xử phạt xe chính chủ. Bởi trách nhiệm
vốn của ngành thuế nay được đẩy sang cho cảnh sát giao thông.
Chưa rõ động thái sắp tới của cơ quan quản lý để thị trường hiểu
rõ hơn về các khái niệm trong chuẩn hoá giao dịch và hệ thống bán lẻ, song
việc cô lập thị trường trong nước và thế giới tạo nên mức chênh mỗi lượng
vàng từ 2 – 3 triệu đồng, chắc không triệt tiêu động lực nhập lậu vàng. Vẫn
biết rằng, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong phòng, chống nhập lậu vàng là
hải quan, biên phòng và cảnh sát kinh tế, nhưng phương pháp hiệu quả hơn, ít
tốn kém hơn vẫn là cách triệt tiêu động lực thông qua các giải pháp phù hợp
với quy luật thị trường. Thực tế thị trường có đầy đủ hồ sơ tương tự từ hàng
tiêu dùng, hàng điện tử thời bao cấp và mới mở cửa. Và cây đời thị trường từ
trước tới giờ vẫn mãi mãi xanh tươi trước sự xám xịt của quy luật, kể cả khi
có sự nhầm vai hay các biện pháp can thiệp kiểu hành chính.
(Theo Sài Gòn tiếp thị) TIỂU LÝ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét