09:40
Nhiều tham nhũng nhất ở cảnh sát giao
thông, quản lý đất đai
Tham nhũng ở đâu gay gắt nhất? Làm gì để giảm tham nhũng...
là một trong những câu hỏi được đặt ra trong báo cáo “Tham nhũng từ góc nhìn
của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”.
Báo cáo do Thanh tra
Chính phủ họp báo công bố vào ngày 20.11 tại Hà Nội.
Khoản hối lộ lớn khi người dân xin việc Báo cáo này từ cuộc khảo sát xã hội học về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ngân hàng Thế giới thực hiện. Cuộc khảo sát này được tiến hành ở 10 tỉnh, thành phố (tập trung ở các TP lớn và nơi được cho là có nguy cơ tham nhũng cao); CBCC của 5 bộ (GTVT, Xây dựng, Công Thương, Tài chính, TNMT). Theo đó, có tổng cộng 2.601 người dân, 1.058 DN và 1.801 CBCC được khảo sát. Theo báo cáo đưa ra, tham nhũng được nhiều người cho là một trong số những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Việt Khảo sát cho thấy, với người dân, xác suất hối lộ cao nhất dành cho cảnh sát giao thông, xin học và xin việc trong cơ quan nhà nước (lần lượt là 47, 32 và 29%). Nhưng, các khoản hối lộ lớn lại là khi người dân xin việc vào cơ quan nhà nước. Còn dịch vụ y tế tuy số tiền hối lộ không lớn, nhưng là lĩnh vực có nhiều hối lộ nhất và tác động đến nhiều người nhất. Điều đáng lưu ý là, nếu DN, người dân cho rằng tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng chiếm lần lượt là 39 và 34% thì con số đó với CBCC lên tới 44%. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý đất đai, cũng chính tỉ lệ CBCC thấy nhiều tham nhũng hơn so với hai đối tượng kia. Không tin vào người có thẩm quyền Để được nhận hối lộ, CBCC gây khó dễ cho dân và DN. Theo báo cáo, 37% số người dân cho rằng khi gặp khó khăn là đưa tiền ngay để giải quyết công việc; 59% số DN nói đôi khi họ xử lý khó khăn bằng cách... biếu quà. Có từ 83-88% tất cả các nhóm đối tượng được hỏi cho rằng đạo đức CBCC đang suy đồi. Về nguyên nhân, nếu có 79% CBCC cho rằng do lương thấp thì chỉ có 58% người dân cho rằng như vậy. Vấn đề quan trọng được báo cáo đề cập là, liệu các DN chỉ lo việc hối lộ có giúp họ kinh doanh hiệu quả hay không? Kết quả khảo sát cho thấy: Thứ nhất, DN tìm các phương án khác thay thế việc hối lộ thì kinh doanh tốt hơn. Thứ hai, những tỉnh có ít hiện tượng hối lộ thì có nhiều DN kinh doanh tốt hơn. Vậy tại sao việc chống tham nhũng ít có hiệu quả? Báo cáo cho thấy có đến 69% số CBCC cho rằng người đứng đầu cơ quan có xu hướng xử lý nhẹ tham nhũng để giữ uy tín cơ quan và bản thân. Còn 5 câu hỏi đặt ra về lý do không tố cáo tham nhũng thì lý do cao nhất là: Không tin tưởng vào người có thẩm quyền. Điều đáng chú ý là phần trăm số CBCC lại chiếm tỉ lệ cao nhất về sự không tin tưởng này so với 2 nhóm đối tượng kia. Vậy có thể làm gì để giảm tham nhũng? Phần lớn những người trả lời ở cả 3 nhóm đối tượng khảo sát (87%) cho rằng cần phải ban hành luật tiếp cận thông tin. Mặt khác, những người trả lời cho thấy báo chí là đồng minh quan trọng trong chống tham nhũng. Thậm chí, cả CBCC mặc dù có hoài nghi hơn so với người dân và DN, vẫn tin tưởng vào vai trò phát hiện của báo chí. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét