10:00
“Em bé napalm” đối mặt đau thương để tha thứ
ANTĐ
- Từ Canada, "em bé napalm" Phan Thị Kim Phúc trải lòng: Bao
năm trôi qua, chị vẫn không quên được nỗi đau mình từng gánh chịu nhưng tha
thứ là bài học ý nghĩa nhất chị học được từ chính cuộc đời mình.
Khóc vì khát vọng hòa bình
Em bé 9 tuổi đau đớn tột cùng với vết bỏng từ bom napalm năm xưa, nay đã thành một người phụ nữ thành đạt và có cuộc sống hạnh phúc. Cuộc sống của chị được nhen nhóm mỗi ngày bằng chính tình yêu thương và lòng vị tha vô bờ bến. Công việc của chị hiện giờ là giúp đỡ những em bé là nạn nhân của chiến tranh. Chị đi khắp thế giới, gặp gỡ với rất nhiều nhà lãnh đạo, nói chuyện với hàng triệu người dân yêu chuộng hòa bình. Chị đã truyền cho họ tinh thần vượt lên nỗi đau và hướng đến một thế giới yên bình… Cứ như vậy, chị được yêu mến gọi là “cánh chim không mỏi”, “người đàn bà bay”… Trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nick Út, một bé gái Việt Nam, 9 tuổi, trần truồng đang chạy hoảng loạn sau trận bom đổ xuống ngôi làng của em. Da em bị cháy sém bởi bom napalm và khuôn mặt em nhăn lại trong tiếng la hét kinh hoàng...
Khi hỏi chị ký ức về “em bé năm xưa” và những ngày đau đớn
do bị bỏng bom napalm, chị Kim Phúc trải lòng: "Đừng nghĩ rằng cô bé
khóc vì đau và sợ hãi mà hãy nghĩ rằng cô ấy đang khóc vì khát vọng hòa bình.
Lúc đó là khoảng 2 giờ chiều một ngày tháng 6.1972, làng Trảng Bàng bùng cháy
với những đợt bom napalm giội xuống. Tôi cùng những đứa trẻ khác cố chạy
thoát. Hai người anh sinh đôi của tôi đã chết tại chỗ… Rất đau lòng”.
Kim Phúc nhớ lại: “Tôi nghe thấy tiếng bom nổ, rồi đột
nhiên lửa bùng lên quanh tôi. Quần áo tôi bị lửa thiêu trụi. Tôi bỏ chạy trên
đường và lọt vào ống kính của chú Út. Tôi được chú Út đưa đến một bệnh viện
nhi đồng của Mỹ, nhưng hy vọng sống sót ở đây rất mong manh”.
Sau đó Kim Phúc được nhà báo Christopher Wain của Hãng tin
ITN chuyển đến một bệnh viện chuyên về phẫu thuật chỉnh hình để cứu mạng
sống. Kim Phúc đã ở lại bệnh viện đó 14 tháng và trải qua 17 cuộc phẫu thuật.
“Đã có lúc tôi tưởng mình phải chết đi vì đau đớn, và thậm
chí cho đến hôm nay, những cơn đau vẫn còn hành hạ nhưng tôi đã vượt qua được
tất cả…” - chị chia sẻ.
Cảm động trước nhiệt tình của các bác sĩ và y tá đã chữa
trị cho mình, chị đã quyết định sau chiến tranh sẽ theo đuổi nghiệp y khoa.
Năm 1986, chính phủ đã gửi chị sang
Tha thứ mạnh hơn vũ khí chiến tranh
Kim Phúc cũng cho biết thêm khó khăn nhất đối với chị
không phải là vượt qua những đau thương mà chính là tha thứ cho những người
đã bỏ bom ngôi làng chị và gây ra cho chị nhiều nỗi khổ đau. Chị nói:
"Mọi người cũng muốn biết tôi sẽ trách cứ những ai với những gì đã gây
ra cho tôi nhưng tôi không thể giữ mãi hận thù trong lòng. Cuộc sống đã dạy
tôi hiểu rằng tha thứ còn mạnh hơn bất kỳ vũ khí chiến tranh nào”.
Năm 2008, chị đã có bài phát biểu ấn tượng trên Đài phát
thanh quốc gia
Chị kể, để có được điều đó, chị đã phải vượt qua nhiều năm
với cảm giác trốn chạy các cuộc phỏng vấn, và từ chối trả lời vô vàn câu hỏi.
Nhưng rồi một ngày, chị nhận ra rằng, không thể trốn chạy ám ảnh của chiến
tranh, chị phải đối mặt là làm việc cùng với nó. Kim Phúc đã được chọn là Đại
sứ thiện chí của UNESCO vào năm 1994.
Năm 1996, chị đến Mỹ tham dự buổi lễ Ngày cựu chiến binh ở
Đài kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam tại Washington D.C. Chị đã trở thành chủ đề
chính cho cuộc gặp mặt và nói lời tha thứ cho một cựu chiến binh - người đã
ra lệnh bỏ bom Trảng Bàng. Kể từ buổi đó, mỗi ngày, chị nhận được thêm nhiều
lá thư với dòng chữ: “Tôi xin lỗi!” của rất nhiều cựu chiến binh Mỹ khác.
Kể từ đó, chị đã dành cuộc đời mình để thúc đẩy hòa bình,
và để đạt được mục tiêu này, chị đã thành lập Quỹ Quốc tế Kim để giúp trẻ em
là nạn nhân của chiến tranh bằng cách cung cấp hỗ trợ y tế và tâm lý để các
em vượt qua kinh nghiệm đau thương.
“Điều làm tôi ngạc nhiên là Kim và người dân Việt đã tha thứ. Họ thật cao thượng và tôi luôn biết ơn về điều đó” - Samuen Freeman (cựu binh Mỹ) |
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét