14:51
Mức lãi suất "độc quyền" là của ai, cho ai và
vì ai?
(Tamnhin.net)
- Có thể khẳng định rằng với mức lãi suất trên dưới 20% năm mà ngân hàng đã
cho các doanh nghiệp vay trong suốt thời gian dài và vẫn đang ấn định là đòn
chí mạng "tiêu diệt" hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam và gây bất
ổn cho nền kinh tế! Vậy tại sao nó vẫn cứ tái sinh và tồn tại và nó là của ai
cho ai và vì ai? liệu có phải là đặc trưng về mức lãi suất “chết” và
"kinh hoàng" thể hiện tính độc quyền và lợi ích nhóm hay không ?
Những cuộc tọa đàm và diễn đàn về nhà nước với doanh
nghiệp được diễn ra thường kỳ các chuyên gia đã cho biêt ý kiến về vấn đề
điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh hiện
nay. Giải pháp cứu các doanh nghiệp hiện nay là giảm ngay lãi suất (cả nợ cũ
và vay mới) cho các doanh nghiệp về dưới 10% năm .
Tại sao không làm được điều này và mức lãi suất cứ
tồn tại trên dưới 20% năm như hiện nay là của ai, cho ai vì ai? mà đã
hủy diệt hàng loạt các doanh nghiệp VN gây bất ổn nặng nề cho nền
kinh tế. Như vậy vai cho điều tiết tài chính của hệ thống ngân hàng có phải
là đang "chết" hay không ?
Trong thời gian qua trước các thông báo về tiến độ giảm
lãi suất của Việt Nam trên "lý thuyết" là về từ 14-15% năm có thể
được đánh giá là tốc độ giảm quá nhanh và đáng lo ngại, Nhưng trên thực tế
thì các chuyên gia nhận định tốc độ và tiến độ, lộ trình giảm thực tế
là rất "ì ạch" nếu giảm lãi suất như hiện nay vẫn chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế”, vì các doanh nghiệp vẫn chưa
có khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay này cho đến ngày 23 tháng 5 nhiều
doanh nghiệp tại TPHCM vẫn phải vay với mức lãi suất 19% năm và hơn nữa trong
bối cảnh hiện nay thì mức lãi suất này cũng không giúp được hệ thống các
doanh nghiệp phục hồi sản xuất và nếu vay để sản xuất thì sẽ vẫn lỗ và mắc nợ
thêm.
Vì nghịch lý và đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp việt
Nam là 90% thậm chí trên 100% vốn cho hoạt động sản xuất là đi vay mà tình
hình của nền tài chính Việt Nam như vậy với mức lãi suất rất “vất vưởng” trên
dưới 20%/năm, kéo dài rất lâu đó là mức lãi suất "chết", báo
hiệu sự “hủy diệt” hàng loạt doanh nghiệp là nguyên nhân chính gây lũng loạn
nền tài chính quốc gia và bất ổn sâu và suy giảm sâu thêm cho nền kinh tế.
Như vậy các chuyên gia cho rằng cần phải làm rõ với mức lãi suất cao kéo dài rất
nhiều năm như vậy là mức lãi suất này là của ai? cho ai? vì ai? mà đưa đến
kết quả là "hủy diệt " hàng loạt doanh nghiệp vây.
Đây có phải là nghịch cảnh của nền kinh tế "thị
trường" đã đang và tiếp tục diễn ra là Ngân hàng lãi khủng trong khi
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chết hàng loạt. Mà nguyên lý chung của
kinh tế thị trường thì ngân hàng cũng là doanh nghiệp vậy tại sao Ngân hàng
thì sống khỏe ("lãi khủng" ngay cả khi tín dụng âm còn doanh nghiệp
thì chết hàng loạt). Đây thể hiện thực sự của yếu tố "độc
quyền" do thể chế chính sách đem lại cho các TPKT trong cơ chế KTTT hay
không? hay vì mục tiêu lợi ích nhóm chi phối ? Có thể là rõ mười mươi rồi vậy
giải quyết ra sao đó là trách nhiệm của ai? hay quyền lợi của ai? cho ai và
vì ai?.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, với vai trò
là chủ nhà, hiểu rõ nhất nội tình, các nhà điều hành tài chính Việt Nam phải
chủ động và đưa ra những quyết định đáp ứng đúng nhu cầu nhu cầu nền kinh tế
và giữ được thái độ tiếp thu độc lập với những kiến nghị, đánh giá của các chuyên
gia quốc tế. Vì như đã nêu ở trên cho dù lãi suất 13-14% (trên lý thuyết
- NV) hiện nay của doanh nghiệp Việt
Cụ thể, chi phí vay mà các doanh nghiệp đối thủ chỉ phải
chịu từ 4-7%, do vậy, lãi suất hợp lý phải được kéo xuống dưới 10% thì doanh
nghiệp Việt
Các chuyên gia cho rằng hiện nay Chính phủ chưa thật sự
quản lý tốt hoạt động của hệ thống NHTM. Mà trách nhiệm của Chính phủ và NHNN
là phải tạo được một mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế phát triển ổn định bền
vững chứ không thể "chiều" theo hoạt động của các NHTM, đẩy
lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên cao rồi bây giờ lại phải kéo xuống từ
từ trong khi nền kinh tế thì đang “chết”. Hãy có quyết sách thật sáng, trúng,
đúng và rõ là phải đưa lãi suất về ngay dưới 10% năm không thể " từ
từ" được nữa may còn kịp cứu các doanh nghiệp đang ngấp ngoải. Nếu từ từ
thì các doanh nghiệp này sẽ chết "lâm sàng" và chết hẳn luôn.
Nếu câu hỏi lãi suất "cao" từ nhiều năm nay là
của ai thì chúng ta cững phải hiểu rằng chính sách của Nhà nước phải coi
trọng quyền lợi của cả nền kinh tế quyền được sống và làm việc của toàn dân,
quyền lợi của tất cả các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế chứ không phải
chỉ coi trọng quyền lợi của các ngân hàng. Ngân hàng phải phục vụ
cho quyền lợi của nền kinh tế chứ ngân hàng không phải phục vụ riêng cho
quyền lợi của mình. Rõ ràng là chúng ta chưa thực sự quan niệm rõ ràng vấn đề
trách nhiệm của hệ thống ngân hàng cũng như nhiệm vụ của NHNN” trong suốt
thời gian qua và hiện tại.
Một nền tài chính công khai và minh bạch rất cần thiết cho
nền kinh tế thị trường, mà NHNN phải biết được mức lãi suất mà doanh nghiệp
cần và chịu được. “Nếu cứ từ từ hạ để các ngân hàng có thêm cơ hội thu lợi
nhuận, thì doanh nghiệp chết hết. Doanh nghiệp chết hết thì ngân hàng sống
với ai? và lúc đó sẽ tồn tại được bao lâu khi nền kinh tế không có sản xuất và
tiêu thụ,thất nghiệp tràn lan, như vậy giết cả hai đầu của nền kinh tế và sẽ
hủy diệt nền kinh tế! Vì vậy nếu quản lý lãi suất không phù hợp có thể gây ra
hệ lụy khó lường cho nền kinh tế. Các bài phân tích
trước trên Tamnhin.net đã nêu, nếu "các chị Dậu không còn" thì các "ông Nghị"
sẽ cho ai vay hay ông của chìm của nổi rồi cùng chết với các "chị
Dậu" cuối cùng... Nguy kịch của một nền tài chính không "bình
thường".
Có một nhận định chung của các chuyên gia kinh tế là tại
Việt Nam không có chuyện giảm lãi suất về dưới 10% năm khoảng từ
6-7% cho doanh nghiệp vay sẽ dẫn tới lạm phát. Vì tại Việt nam 100% vay ngân
hàng là để kinh doanh, đầu tư cho sản xuất kinh doanh chứ chưa đạt được mức
sống "vay tiêu dùng" có những món cho vay tiêu dùng như mua ô tô,
chi tiêu ... đều là hình thức thôi còn người Việt Nam(người dân" chúng
ta luôn có một đặc tính rất đáng quý là ít nghĩ đến cứ vay nợ rồi để ăn ! Mà
mặt khác chúng ta đã dùng biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng thì làm gì
có vấn đề lạm phát nếu lãi suất thấp. Do vậy hàng trăm lý do về vấn đề giảm lãi
suất được ngay không vẫn chỉ gói gọn trong câu hỏi "lãi suất cao như
trước kia và hiện nay là của ai? cho ai? và vì ai? cần được mổ xẻ rõ ràng và
có biện pháp xử lý ngay !
Đê trả lời câu hỏi này chúng ta hãy làm ngay biện pháp thử
hỏi và thử trả lời :
Thứ nhất: Rõ ràng Lãi suất này là của
Ngân hàng vì từ các ông ngân hàng đã phát ra các món vay ....?
Thứ 2: Cho ai? Rõ ràng là các
chuyên gia đều cho rằng nền kinh tế nào cũng vậy thôi đều phải tồn tại các
TPKT tham gia sản xuất kinh doanh ra sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu để kiếm lợi nhuận đó là hệ thống các doanh nghiệp mà
hiện nay là khả năng hấp thụ nguồn vốn vay của có các doanh nghiệp là không
thể DN “kiệt sức”, không còn có đủ tài sản để thế chấp, trong khi các
khoản nợ vay quá hạn khiến ngân hàng không cho phép doanh nghiệp vay
tiếp.Đồng thời với mức lãi suất ở các khoản vạy cũ vẫn cao, nếu vay mới với
lãi suất như hiện tại cũng không thể hoạt động kinh doanh có lãi được do vậy
? Lãi suất như thế thì cho ai lợi : lại là ngân hàng ?
Thứ 3: Vì ai ? Chắc chắn chảng
vì ai khác mà là vị lợi nhuận của Ngân hàng có thêm chăng là lợi ích nhóm
ngành ngân hàng !.
Như vậy nếu NHNN không điều tiết nền kinh tế với quyền lợi
và sự ổn định của cả nền kinh tế trong đó có tất cả các TPKT và đời
sống toàn dân, ổn định chính trị xã hội mà chỉ vì quyền lợi của ngành ngân
hàng không thì chắc ẩn nhiều bất ổn và sẽ gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và
cũng là sự tối kỵ của vấn nạn "độc quyền" trong cơ chế KTTT đây sẽ
là hình thức tự phá vỡ và đi ngược quy luật kinh tế tự nhiên và đó là biểu
hiện ngược và khác thường.
Vì vậyHệ thông ngân hàng hãy chia sẻ
những quyền lợi và tác dụng của mức lãi suất ngân hàng không thể
chỉ là của Ngân hàng, cho ngân hàng, và vì ngân hàng như hiện nay mà phải là
lãi suất phù hợp để điều tiết toàn bộ nền kinh tế của đất nước phải vì cộng
đồng doanh nghiệp sự ổn định của đời sống xã hội của nhân dân. Một lần
nữa các chuyên gia khẳng định "cứu doanh nghiệp và cứu nền kinh tế thoát
khỏi suy giảm sâu hiện nay là hãy hạ lãi suất về dưới 10% năm. Đây vẫn là toa
thuốc hiệu quả nhất hiện nay.
Mai Huy
|
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét