09:27
Chưa chỉ rõ các tập
đoàn, tổng công ty lãng phí
Mặc dù đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại một số doanh nghiệp (DN) còn
thấp, thậm chí có DN kinh doanh thua lỗ, mất vốn, để xảy ra thất thoát, lãng
phí trong đầu tư, mua sắm tài sản…, song báo cáo của Chính phủ về sơ kết 5
năm thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa gửi tới các ĐBQH
lại không nêu rõ địa chỉ DN, tập đoàn (TĐ) nào xảy ra tình trạng trên, số tiền
thất thoát, lãng phí lên tới bao nhiêu.
Thất thoát, lãng phí trong đầu tư, mua
sắm
Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà
nước tại DN, Chính phủ cho biết trong 5 năm qua, các TĐ, tổng công ty (TCT)
nhà nước đã phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, nộp ngân sách, lợi
nhuận tiếp tục bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động. Hầu hết các DN đều
tiết kiệm, chống lãng phí...
Tính đến ngày 15.9.2011, 12 TĐ, TCT 91 báo cáo đã tiết
kiệm được trên 13.738 tỉ đồng trong 5 năm, trong đó chi phí sản xuất kinh
doanh là 9.600 tỉ đồng, đầu tư xây dựng là trên 4.000 tỉ đồng... Trong năm
2011, các TĐ, TCT nhà nước đã cắt giảm, giãn tiến độ 907 dự án với tổng số
vốn là 39.212,2 tỉ đồng.
Song trên thực tế, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước
tại một số DN còn thấp, thậm chí có DN kinh doanh thua lỗ, mất vốn, quản trị
DN còn nhiều yếu kém, để xảy ra thất thoát, lãng phí trong đầu tư, mua sắm
tài sản; đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính còn lớn...
Dẫn nhận định trên nhưng báo cáo không chỉ ra cụ thể những
TĐ, TCT nào đã để xảy ra việc kinh doanh thua lỗ, thất thoát lãng phí, cũng
như không nêu rõ số tiền thất thoát, lãng phí như thực trạng đã nêu.
Yêu cầu trách nhiệm giải trình
Việc giám sát hiệu quả sử dụng vốn của các TĐ, TCT nhà
nước và yêu cầu trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan đang là đòi
hỏi của nhiều ĐBQH, khi tại phiên thảo luận tổ về KT-XH và Đề án tái cấu trúc
kinh tế vừa qua, các ý kiến hầu hết đều đề cập đến nội dung này.
ĐB Trương Trọng Nghĩa, TP.HCM nhấn mạnh: “Muốn tái cơ cấu
được phải xử lý tham nhũng như thế nào, trước hết là những món nợ lớn, nợ
xấu, nằm trong các TĐ, TCT nhà nước”.
ĐB Đỗ Văn Đương, TP.HCM cũng than phiền về tình trạng đầu
tư công không được quản lý chặt chẽ dẫn tới lãng phí, từ vụ việc Vinashin đến
Vinalines, hậu quả là thất thoát rất nhiều tiền của của nhân dân. Theo ông
Đương, các DN nhà nước đáng ra phải nuôi nhà nước nhưng lại làm ăn thua lỗ
trong khi nguồn vốn, tài nguyên dành cho các TĐ, TCT này là rất lớn. “Thời
gian tới, trước khi phân bổ nguồn vốn, tài sản cho các DN này, Chính phủ phải
trình QH để QH phê chuẩn bởi nếu như hiện nay, nguy cơ tài sản nhà nước thất
thoát rất nhiều. Đồng thời, đã đến lúc phải khởi tố điều tra những dự án làm
thất thoát quá nhiều tiền của đất nước để quy trách nhiệm rõ ràng”, ông Đương
đòi hỏi.
ĐB Trần Du Lịch thì đề nghị cần làm rõ việc phân bổ ngân
sách cho các TĐ, TCT nhà nước và cho rằng, việc đầu tư ngoài ngành của các
TĐ, TCT thời gian qua không hiệu quả nhưng không được giải trình. “Các DN nhà
nước với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30 đến 40 tỉ USD, nhà nước không lấy thuế,
nhưng vẫn làm ăn kém hiệu quả. Đề nghị trong những lần phân bổ ngân sách tới,
Chính phủ phải giải trình nguồn tiền như thế nào”, ông Lịch nhấn mạnh.
(TNO) Nguyệt Minh
|
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét