09:01
"Viên
gạch kỳ lạ” và hai “con tàu” Vinashin & Vinalines
(Dân
trí) - Nếu số tài sản khổng lồ không bị thất thoát được đem đầu tư cho đồng
bào miền núi, chắc chắn nhiều vùng biên cương Tổ quốc đã “tiến kịp miền
xuôi”. Đồng bào các dân tộc sẽ bớt cơ cực, nhiều em thơ thoát cảnh đói nghèo
và được đến trường. Nhưng buồn thay!...
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Tác giả Quốc Nam trên báo Quảng Trị vừa
có một bài viết khá li kỳ về một “viên gạch kỳ lạ” tại nhà ông Hồ Văn Tỉu ở
bản Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa - Quảng Trị. Viên gạch được coi là “kỳ
lạ” bởi nó là điểm duy nhất ở vùng quê heo hút, núi non hiểm trở này có sóng
điện thoại di động. Mà cái điểm đó rất nhỏ. Nó nhỏ đến mức bằng đúng một viên
gạch nên nếu dịch chuyển ra khỏi bề mặt, thậm chí chỉ cần nhấc lên cao khỏi
viên gạch đó khoảng vài ba xăng ti mét là mất sóng.
Bài báo kể vào một buổi chiều cách đây
ba tháng, một thanh niên trong bản đến chơi nhà ông Tỉu, đang ngồi tựa vào
bức tường gạch thì bất ngờ điện thoại đổ chuông. Người này reo lên. Nghe tin,
gần như hàng trăm người dân trong cả bản đều kéo đến xem. Các thầy, cô giáo,
bộ đội biên phòng cắm bản ở đây thì mừng như bắt được vàng. Thế là từ đó đến
nay, cứ rảnh là các thầy, cô giáo, bộ đội biên phòng, dân bản lại xuống nhà
ông Tỉu. Gian chái nhà này được gọi tên mới là “gian chái hẹn hò”. Cuối bài,
tác giả còn trích lời giải thích của ông giám đốc Viễn thông Hướng Hóa, đại để
là có thể do của hiện tượng sóng vô tuyến vướng các ngọn núi, phản xạ lại
cùng một điểm…
Mình đọc đến đây mà không khỏi cay cay
sống mũi. Đồng bào mình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương của Tổ quốc còn
khổ cực quá. Không dám so với thành phố lớn, chỉ so với cái làng quê nghèo
của mình thôi, khoảng cách đã quá xa. Từ 3 – 4 năm trước, làng mình, một làng heo hút gần cuối của tỉnh Thái Bình nhưng
điện thoại di động đã là phương tiện phổ biến. Người làng mình đi làm đồng
hay đi chợ dùng điện thoại di động để liên lạc, giao dịch với nhau. Thế mà
đến tận hôm nay, giữa năm 2012 này mà ở Hướng Lập vẫn còn nhiều vùng trắng
sóng điện thoại di động.
Chợt đắng lòng khi liên tưởng đến con
số thất thoát quá lớn từ hai “con tàu” Vinashin trước đây và
Vinalines vừa qua. Có lẽ, chỉ cần một phần mười ngàn (1/10.000) của số
tài sản bị thất thoát đó thôi thì bà con Hướng Lập đã không còn cái cảnh chầu
chực bên “viên gạch kỳ lạ” để hồi hộp ghé tai vào làn sóng điện thoại di
động, thì điện thoại bàn và intenet không còn là “mặt hàng xa xỉ” như lời một
thầy giáo ở đây. Còn nếu với tất cả số tài sản khổng lồ của đất nước từng bị thất
thoát vì tham nhũng, lãng phí và giả sử được đem đầu tư cho đồng bào miền
núi, chắc chắn nhiều vùng núi cao biên cương Tổ quốc đã “tiến kịp miền xuôi”.
Bà con các dân tộc ít người sẽ bớt cơ cực rất nhiều. Các em thơ sẽ thoát cảnh
đói nghèo, được cắp sách đến trường. Thế nhưng, buồn thay!...
Phải chăng vì vậy mà hầu hết bạn đọc
gửi comment cho chuyên mục BLOG gần đây đều có một mong muốn Quốc hội hãy
mạnh mẽ hơn, khẩn trương hơn và quyết liệt hơn trong công cuộc phòng chống
tham nhũng? Mình chợt nhớ tiếng kêu của một độc giả gửi qua hệ thống comment
của báo mình: Hãy thương đồng bào dân tộc quê tôi, họ khổ quá!
Mình rất mong tất cả chúng ta, ai có
công góp công, ai có của góp của hoặc hãy cùng nhau lên tiếng trên diễn đàn
này để gửi nguyện vọng về Quốc hội.
|
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét