12 :00
Hư danh và giả dối
(Dân
trí) - Mùa thi đến, công nghệ sản xuất phao thi khai thác tối đa công suất.
Thị trường phao thi sôi động và các nhà sản xuất ngày càng làm ăn phát đạt
cho thấy một phần chân dung về chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Thí sinh đến trường thi không dựa vào
sở học của mình mà cậy vào sự trợ giúp của tài liệu đem theo. Điều này không
chỉ bộc lộ sự yếu kém về học lực, mà nguy hiểm hơn là sự khuyết tật về nhân
cách. Bước qua các ngưỡng cửa tri thức bằng sự gian dối thì về sau sẽ làm
điều dối gian.
Điều đáng thao thức hơn, không phải chỉ
với các cuộc thi ở trường phổ thông hay đại học, mà ngay cả với các cấp học
cao, việc sử dụng phao thi cũng vẫn xảy ra. Không ít những tấm bằng thạc sĩ,
tiến sĩ thực chất là do quan hệ, viết thuê hoặc cả nể cho qua. Những chiếc
phao dùng để vượt sông lấy học vị được tính bằng số tiền không nhỏ. Thời nay,
quan chức đưa danh thiếp có hai chữ tiến sĩ, thạc sĩ đứng trước họ tên rất
nhiều. Sẵn thói chuộng hư danh mà sẵn tiền nữa thì cứ thế mà mua.
Cao hơn một bậc, một số công trình khoa
học trong nước tham gia công bố quốc tế cũng sử dụng phao. Phao ở đây là
“đạo” công trình của người khác để làm công trình của mình. Liên tục trong
thời gian qua, nhiều tổ chức khoa học phát hiện được công trình công bố quốc
té của một số nhà khoa học Việt
Dẹp các chợ phao thi không khó, chỉ cần
công an mạnh tay là có thể truy quét sạch sẽ, các trường thi tổ chức nghiêm
ngặt thì dễ gì có chiếc phao nào qua lọt. Nhưng dẹp được nạn mua bằng cấp,
học vị mới là chuyện khó, bởi vì nó không lộ liễu như chợ phao thi, mà ẩn
giấu dưới nhiều hình thức tinh vi khó lường.
Bàn những chuyện trên để rốt cuộc quay
về với vấn đề dân trí. Một xã hội còn những tao loạn trong thi cử, học thuật
chứng tỏ dân trí còn thấp. Khi nào, mỗi công dân đều biết đề cao giá trị thật
của sự học thì khi đó chúng ta mới có được mặt bằng dân trí ngang bằng với
các nước tiên tiến. Trung thực trong vịệc học là trui rèn đạo đức các nhân và
đó cũng là nền tảng để phát triển xã hội, thịnh vượng quốc gia.
Sách Đại học, một trong Tứ thư của Nho
gia có ghi: “Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại thân (tân) dân, tại
chỉ ư chí thiện” (tạm dịch: Mục đích của sự học rộng cốt làm sáng cái Đức
sáng của mình, cốt khiến cho người ta tự đổi mới, cốt khiến cho người ta dừng
ở chỗ chí thiện).
Các bạn trẻ đang có nhiều điều kiện để học hành, các công cụ khoa học hỗ
trợ rất nhiều cho việc tìm hiểu, nghiên cứu. Hãy tận dụng nó để tạo nên giá
trị cho bản thân, hướng tới cái thiện. Các lọai bằng cấp, danh tiếng khoa học được làm ra từ các loại phao trên
đều là giá trị ảo và tất nhiên là không thiện. Phải không, thưa các bạn?
(Dân trí) Lê
Chân Nhân
Nếu
ai đã từng làm việc trong các cơ quan công quyền xin hãy thử kiểm nghiệm lại
xem: Cứ anh cán bộ lãnh đạo, quản lý nào thích thêm chữ Tiến sĩ, Thạc sĩ… vào
trước chức danh công vụ của mình thì y như rằng, cái trình độ bằng cấp đó lại
rất ít dùng cho công việc của họ. Cũng đa số trong họ, việc có được cái bằng
cấp “cao học” đó lại đều là con đường “vòng cung”, vừa học vừa làm. Càng khó hơn
để “bói” ra được những công trình khoa học từ các luận án, đề tài “cao học”
của họ. Những người này, bằng cấp tựa như cái “bậc thang” trong “vạn lý công
danh” mà thôi!
Thương
Giang
|
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét