21:33
Bùn 'bức tử' Cát Bà:
Tiền
không bù đắp nổi
(Đất Việt)
Hãy thử tưởng tượng 40 triệu m3 bùn đổ ra biển chỉ cách chỗ nạo vét 16 km và
ở phía nam quần đảo Cát Bà sau một thời gian sẽ quay lại lấn vào "đảo
Ngọc". Hàng ngàn ha rừng nằm trong khu dự trữ sinh quyển và hàng trăm
loài thực vật trong sách đỏ sẽ bị bùn vùi lấp.
TS Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nước &Môi trường (Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam) vẽ ra một "kịch bản chết" trên "quần đảo vàng" nếu phương án đổ bùn ra biển được thực hiện. Đổ bùn ra biển để… tiết kiệm JICA cho rằng đổ bùn ra biển sẽ tiết kiệm tối đa tiền, thời gian. Cự ly từ điểm hút đến vị trí xả bùn chỉ 16 km (phía Nam Cát Bà) chi phí chỉ hết 35 tỷ Yên (khoảng 6.000 tỷ đồng), mà không phải xây dựng đê bao, đào hố trung chuyển. Mặt khác, cũng không phải nạo vét luồng công vụ nên thời gian chỉ mất 41 tháng, bảo đảm tiến độ dự án. Ngoài ra vốn cho vay không có hạng mục xây dựng đê bao, đào hố trung chuyển, nạo vét tuyến đường công vụ. Với phương án đổ bùn vào Nam Cát Hải, JICA tính toán, sẽ tốn hơn so với phương án đổ bùn ra biển, bởi vị trí này cần xây dựng từ 7,5 - 8 km đê bao, đào hố trung chuyển, nạo vét luồng công vụ. Như vậy tổng chi phí tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng, chưa kể thời gian chuẩn bị cho phương án này phải kéo dài đến 58 tháng.
Còn phương án
đổ bùn vào KCN Nam Đình Vũ cũng giống như đổ bùn vào Nam Cát Hải. Có nghĩa
cũng phải xây dựng đê bao, xây dựng hố trung chuyển, nạo vét luồng công vụ...
với tổng kinh phí tăng thêm khoảng 8.800 tỷ đồng. Thời gian nạo vét sẽ kéo
dài 65 tháng, không bảo đảm tiến độ thi công.
Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, việc JICA tính toán phương án đổ bùn vào Nam Cát Hải, cũng chỉ đúng về hạng mục công việc (xây dựng đê bao, xây dựng hố trung chuyển, nạo vét luồng công vụ), còn con số tài chính chưa hẳn đã chính xác. Cự ly từ cảng Lạch Huyện ra bãi xả 16 km cũng tương đương với khoảng cách từ cảng này vào đất liền. Với 40 triệu m3, bùn sẽ san lấp được diện tích 500 - 1.000 ha để phát triển các dịch vụ hậu cần của cảng. Bùn đất nạo vét từ cảng Lạch Huyện nếu san lấp mặt bằng và phơi nén khoảng 5 - 7 năm, chi phí chỉ bằng 40 - 50% so với san lấp bằng cát đen sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng. Không nên mạo hiểm Cát Bà sở hữu 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái hiếm có. Với diện tích 15.200 ha, nơi đây được đánh giá là “quần đảo vàng”, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sinh vật biển đảo Cát Bà phong phú và đa dạng vào bậc nhất ở các vùng đảo phía Bắc với 2.320 loài động, thực vật. Đáng chú ý, trong số đó, gần 60 loài được coi là đặc hữu, quý hiếm nằm trong Sách đỏ VN và thế giới như chò đãi, kim giao, lá khôi, lát hoa, dẻ hương, thổ phục linh, trúc đũa, sến mật... Hiện tại, Hải Phòng đang làm hồ sơ trình lên UNESCO để được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về đa dạng sinh học. Theo TS Vũ Văn Bằng, việc nạo vét và đổ bùn thải nhất là với số lượng khổng lồ như cải cảng Lạch Huyện thì cần tính toán thật kỹ đến các tác động môi trường. "Kết cấu chủ yếu của bùn thải là những vi sinh vật đã phân hủy lâu ngày, xác động thực vật chết lẫn với cát sẽ mang theo rất nhiều nguy hại đối với các quần thể động thực vật trên quần đảo Cát Bà và vùng biển xung quanh. Chưa cần nói du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà yếu tố bảo tồn những loại gen quý hiếm cũng không tiền nào bù đắp nổi", ông Bằng nói. PGS – TS Đỗ Công Thung, chuyên gia về nghiên cứu sinh thái biển, cho biết: "Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu phương án đổ bùn xuống biển được lựa chọn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn của biển Cát Bà. Việc này sẽ gây ô nhiễm, tăng độ đục mặt nước biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới động - thực vật dưới đáy biển. Lúc đó, hồ sơ trình UNESCO công nhận Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất không nên xả bùn ra biển".
Đình Tú
|
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét