Vụ ‘tử tù Hồ Duy Hải’:
Người hỗ trợ pháp lý cho 'tử tù' Hồ Duy Hải đã gửi đơn cung cấp chứng cứ mới đến các cơ quan chức năng. Trước khi diễn ra phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tội “giết người”, “cướp tài sản” dự kiến vào ngày 6.5 tới, luật sư (LS) Trần Hồng Phong (Đoàn LS TP.HCM; người hỗ trợ pháp lý cho tử tù Hồ Duy Hải) đã gửi đơn cung cấp chứng cứ mới gửi đến Chánh án TAND tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND (VKS) tối cao. Trong đơn, LS Trần Hồng Phong cho hay, cáo trạng và các bản án sơ thẩm, phúc thẩm quy kết Hồ Duy Hải là hung thủ sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (Long An) tối 13.1.2008 dựa vào 3 tình tiết chủ yếu: Hồ Duy Hải đã khai nhận tội; Hồ Duy Hải đã dùng 1 con dao ở bưu điện để cắt cổ 2 nạn nhân; và nhân chứng Đinh Vũ Thường là người duy nhất đã vào bưu điện và “phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong ghế tại bưu điện lúc 19 giờ 39 phút”.
Bút tích của
nhân chứng Đinh Vũ Thường được LS thu thập
Ảnh: Do LS Trần Hồng Phong cung cấp Tuy nhiên, theo LS Trần Hồng Phong, chính quyết định kháng nghị giám đốc thẩm ngày 22.11.2019 của Viện trưởng VKS tối cao đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng về tố tụng, nội dung của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An mà chính LS và gia đình đã nêu trong các đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải gửi nhiều cơ quan chức năng trong 12 năm qua. “Điểm danh” những bất thường trong kỳ án Hồ Duy Hải LS Trần Hồng Phong nêu, cơ quan tiến hành tố tụng Long An có hành vi rút ra khỏi hồ sơ vụ án nhiều tài liệu quan trọng, là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Bịa đặt kết quả giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải. Cụ thể, CQĐT đã giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải, so sánh với dấu vân tay của hung thủ thu giữ được tại hiện trường vụ án. Kết luận giám định ngày 11.4.2008 kết luận: “Các dấu vân tay thu giữ tại hiện trường vụ án không trùng khớp với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải”. Đây chính là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải nhưng kết quả giám định dấu vân tay này đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKS tỉnh Long An đã nói dối rằng “dấu vân tay không giám định được” (trang 6 bản án sơ thẩm). Ngụy tạo vật chứng, hung khí con dao gây án, khi CQĐT kết luận Hồ Duy Hải dùng dao cắt cổ 2 nạn nhân nhưng thực tế không thu giữ được tang vật. Sau khi bắt giam Hồ Duy Hải, CQĐT cử người ra chợ mua một con dao và dùng làm chứng cứ buộc tội. Đây là vi phạm tố tụng đượcViện trưởng VKS tối cao nêu trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm ngày 22.11.2019. Rút ra khỏi hồ sơ vụ án nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng, như: lời khai đầu tiên ngày 20.3.2008 của Hải là không nhận tội nhưng tài liệu này không được đưa vào hồ sơ vụ án; Nguyễn Văn Nghị là người yêu của một trong hai nạn nhân. Trong đêm xảy ra vụ án, Nghị có ghé Bưu điện Cầu Voi và đã bỏ trốn sau khi vụ án xảy ra. Sau đó, CQĐT đã từng tạm giữ, lấy lời khai của Nghị. Như vậy, Nghị là nhân chứng và thậm chí có thể là một nghi can. Nhưng sau đó, toàn bộ thông tin của Nghị đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án một cách bất thường; CQĐT đã loại bỏ/không sử dụng 6/9 kết luận giám định mà chính CQĐT trưng cầu giám định và xác minh, liên quan đến vụ án. Những tài liệu bị loại bỏ này chính là những chứng cứ có thể chứng minh Hồ Duy Hải không liên quan đến vụ án. Ngụy tạo lời khai nhân chứng Đinh Vũ Thường? Cáo trạng vụ án ghi: “Nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong bưu điện” tại thời điểm gây án. Với tình tiết này, LS Phong cho rằng, Đinh Vũ Thường là nhân chứng quan trọng, nhưng khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, tòa án không triệu tập nhân chứng này tham gia phiên tòa. Trong khi đó biên bản ghi lời khai, nhân chứng Thường chỉ khai “nhìn thấy một thanh niên, và không thể nhận diện được”. Đồng thời, khi xem xét, tìm hiểu và quá trình đi kêu oan cho “tử tù” Hồ Duy Hải, LS Trần Hồng Phong đã trực tiếp đi tìm và gặp Đinh Vũ Thường vào ngày 7.12.2011. Theo đó, Đinh Vũ Thường cho biết mình không được tòa án triệu tập tham dự phiên tòa. Đặc biệt, Thường khẳng định không nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện Cầu Voi.
Trụ sở dân phòng ấp 5, xã Nhị Thành liền kề Bưu
điện Cầu Voi. Từ khi xảy ra vụ án đến nay bưu điện này đã đóng cửa (ảnh chụp
ngày 3.12.2019). ẢNH: KHÔI
NGUYÊN
Trong cuộc gặp giữa LS Trần Hồng Phong và Đinh Vũ Thường, LS Phong cho biết anh Thường nêu ra 2 câu hỏi: “Tôi không hề quen biết Hồ Duy Hải, cũng không thể nhận dạng thì làm sao có thể nhận ra đó là Hồ Duy Hải”. Đồng thời, LS Trần Hồng Phong cho hay, khi ông đưa anh Thường xem cáo trạng và bản án, trong đó có nội dung khẳng định Đinh Vũ Thường phát hiện Hồ Duy Hải ngồi tại Bưu điện Cầu Voi tại thời điểm xảy ra vụ án, thì anh Thường nêu nội dung đó là bịa đặt, không đúng sự thật. Từ những thông tin trên, anh Đinh Vũ Thường đồng ý viết một giấy xác nhận, có nội dung: “Tôi xác định, chiếc xe tôi nhìn thấy tại Bưu điện Cầu Voi tối ngày 13.1.2008 là loại xe Dream cao. Tòa án không mời tôi tham dự phiên tòa. Tôi không khẳng định nhận dạng được người thanh niên mà thôi thấy tối hôm 13.1.2008 tại Bưu điện Cầu Voi".
(Theo Thanh Niên) Phan Thương
|
Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét